Thế giới hoan nghênh thỏa thuận lịch sử Mỹ – Cuba
Quyết định lịch sử của Mỹ và Cuba trong việc bình thường hóa quan hệ sau hơn nửa thế kỷ sóng gió đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế, từ các chính phủ tới các tổ chức đa phương quốc tế.
Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Castro.
Trong phản ứng tức thời sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba công bố việc bình thường hóa quan hệ, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã gọi đây là một bước đi quan trọng và là một tin tức tốt lành.
“Đây là một thông tin vô cùng tốt lành. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro về bước đi quan trọng này trong việc hướng tới bình thường hóa quan hệ song phương”, TTK Ban Ki-moon phát biểu tại phiên họp báo tổng kết một năm hoạt động của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.
Ông Ban khẳng định Liên hợp quốc sẵn sàng giúp đỡ hai nước láng giềng Mỹ và Cuba có những bước tiến tích cực hơn nữa trong quan hệ song phương và vun trồng quan hệ tốt đẹp trong thời gian tới.
Liên minh châu Âu (EU) cũng ca ngợi thỏa thuận đột phá giữa Mỹ và Cuba, coi đây là một “bước ngoặt lịch sử”.
“Thỏa thuận trên là một thắng lợi của đối thoại trước đối đầu. Hôm nay, một bức tường nữa đã bắt đầu bị kéo đổ”, đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Federica Mogherini nhận định.
Nhà ngoại giao này bày tỏ hy vọng EU sẽ có thể “mở rộng quan hệ với tất cả các thành phần trong xã hội Cuba nhằm thúc đẩy các tiến bộ kinh tế – xã hội và đảm bảo các quyền cơ bản của con người”. Cuba là nước duy nhất ở Mỹ Latinh không có đối thoại chính trị với EU nhưng từ đầu năm nay, hai bên đã nối lại các cuộc đàm phán sau hơn 11 năm bị gián đoạn.
Với tư cách Chủ tịch luân phiên EU, Thủ tướng Italy Matteo Renzi nhận định việc Washington và La Habana bình thường hóa quan hệ là quyết định mang tính then chốt và là bước tiến phi thường hướng tới việc đối thoại thay vì đối đầu.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel cũng lên tiếng hoan nghênh quyết định khôi phục quan hệ giữa Mỹ và Cuba.
“Đây là tin rất tốt vào thời điểm có quá nhiều xung đột như hiện nay”, người đứng đầu ngành ngoại giao Đức nói.
Là bên trung gian chính cho các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Cuba trong hơn 9 tháng qua, Tòa thánh Vatican cũng đã ra tuyên bố chúc mừng chính phủ hai nước trong việc vượt qua mọi khó khăn để đưa ra quyết định lịch sử.
Thủ tướng Canada Stephen Harper bày tỏ vui mừng trước những thành quả đạt được nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của Ottawa. Canada là nước đứng ra tổ chức các cuộc đàm phán bí mật cho Mỹ và Cuba, từ đó kéo hai nước láng giềng xích lại gần nhau. Tuy nhiên theo ông Harper, sự nồng ấm này vẫn tới quá chậm nếu như nhìn lại chặng đường hơn 50 năm quan hệ băng giá thời gian qua.
Từ Mátxcơva, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Điện Kremlin ủng hộ mạnh mẽ việc Tổng thống Obama bình thường hóa quan hệ với Cuba. Nhà ngoại giao Nga khẳng định đây là bước đi ngoại giao đúng hướng vì hành động áp đặt trừng phạt đối với một quốc gia không phù hợp với nền tảng pháp lý quốc tế.
Chính phủ các nước khác ở Mỹ Latinh cũng đã hoan ngênh việc Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ. Ngoại trưởng Chile Heraldo Munoz cho rằng thỏa thuận bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba là “sự khởi đầu cho việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh ở Mỹ Latinh”.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đánh giá cao quyết định lịch sử của ông Obama, khẳng định nhà lãnh đạo Mỹ đã thực hiện bước đi quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và người đồng cấp Argentina Cristina Fernandez coi đây là quyết định bất ngờ và bày tỏ hy vọng về tương lai quan hệ Mỹ-Cuba.
Có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 47 Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) ở Argentina, các nhà lãnh đạo Paraguay, Uruguay và Bolivia cũng hoan nghênh việc Cuba và Mỹ thông báo khôi phục quan hệ ngoại giao, coi đây là một sự kiện lịch sử.
Tổng thư ký Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) Jose Miguel Insulza tuyên bố quyết định của Tổng thống Mỹ Obama đã xóa bỏ điều gây chia rẽ lớn nhất trong quan hệ giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Ông Insulza kêu gọi Quốc hội Mỹ nhanh chóng bãi bỏ lệnh bao vây phong tỏa thương mại mà Washington đã áp đặt lên Cuba hơn nửa thế kỷ qua.
Ngày 17/12/2014 đã trở thành dấu mốc lịch sử trong quan hệ đầy sóng gió giữa Cuba và Mỹ trong hơn nửa thế kỷ qua khi Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng tuyên bố quyết định tái thiết lập quan hệ ngoại giao, mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ song phương trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đây chỉ là bước đi đầu tiên trong chặng đường dài phía trước bởi giữa hai bên còn rất nhiều điểm khác biệt trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền, dân chủ, nhân quyền và chính sách đối ngoại.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc sẽ mua thêm tàu sân bay đối phó Mỹ
Bên cạnh việc đóng mới các tàu sân bay, có khả năng Trung Quốc sẽ mua thêm tàu sân bay để đối phó với sức mạnh Hải quân Mỹ.
Tờ Want China Times đưa tin, Trung Quốc đang xem xét việc đưa vào trang bị nhiều hơn 3 tàu sân bay theo kế hoạch nhằm tăng cường lực lượng hải quân của nước này, đối phó với chiến lược "Xoay trục" sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ những năm gần đây. Được biết thông tin trên có nguồn gốc từ một báo cáo thường niên của chính phủ Trung Quốc được tờ Hoàn Cầu công bố cách đây không lâu.
Dựa trên bản báo cáo này thì các tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng, nước này cần ít nhất là 3 tàu sân bay để có thể thành lập một lực lượng tác chiến cơ bản trên biển.
Tuy nhiên theo nguồn tin của một kênh truyền thông Nga đưa tin, cũng trích dẫn bản báo cho này lại cho biết rằng, Trung Quốc sẽ vẫn trang bị thêm 3 tàu sân bay mới nhưng nước này sẽ mua số tàu sân bay trên từ một quốc gia khác, tương tự như với trường hợp của tàu sân bay Liêu Ninh mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine.
Tướng lĩnh Trung Quốc muốn sở hữu càng nhiều tàu sân bay càng tốt.
Bắc Kinh xem chiến lược "Xoay trục" Châu Á của Tổng thống Mỹ Obama là một trong những nổ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc của Washington, khi Mỹ bắt đầu mở rộng mối quan hệ với các nước đồng minh trong khu vực bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines. Hai trong số đó là Philippines và Nhật Bản đều đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Cũng theo tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc cho hay, nước này đang lên kế hoạch đóng mới mẫu tàu sân bay nội địa Type 001A dựa trên thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh. Mặt khác tạp chí quốc phòng Khán Hòa của Canada lại cho rằng, có nhiều khả năng Trung Quốc đã bắt đầu quá trình đóng mới Type 001A tại khu công nghiệp hành hải ở Đại Liên và chuẩn bị đóng thêm một chiếc khác tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải, lượng giãn nước của cả hai tàu trên có thể từ 30.000 tấn đến 40.000 tấn.
Trung Quốc đang ngày càng gia tăng sức mạnh hải quân của mình, để đối phó với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển với các quốc gia láng giềng.
Bản báo cáo trên cũng không đề cấp tới việc các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc có chạy bằng năng lượng hạt nhân hay không, mà chỉ cho biết rằng sẽ trang bị mẫu động cơ tuabin khí R0110 do nước này chế tạo trên các tàu sân bay nội địa và việc sử dụng các động cơ chạy bằng năng lượng nguyên tử chỉ là lựa chọn thứ hai.
Việc chế tạo một tàu sân bay chạy năng lượng hạt nhân sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc về mặt công nghệ, mặc dù hải quân nước này đang sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Nhà Trắng: Việc thả Alan Gross sẽ giúp cải thiện quan hệ Cuba-Mỹ Theo Tân Hoa Xã, Nhà Trắng đã một lần nữa hối thúc La Habana trả tự do cho Alan Gross, công dân Mỹ bị giam giữ tại Cuba trong hơn 5 năm qua, cho rằng một động thái như vậy sẽ mở đường cho việc cải thiện quan hệ với Mỹ. Alan Gross bị Cuba kết án 15 năm tù về tội hoạt...