Thế giới hoàn hảo mà Apple vẽ ra nằm ngoài tầm với của hầu hết người dùng
“Tốt hơn nhiều” – một lãnh đạo của Apple nói như vậy khi cơ thể cô biến mất, đầu cô phồng to lên và rồi thu nhỏ lại vào một hội trường đầy những memoji tương tự đang chào đón vị CEO của mình.
Đó là đoạn kết của bài thuyết trình mà Apple đã thực hiện tại WWDC 2021 rạng sáng nay. Nhưng đó cũng là thông điệp xuyên suốt hai tiếng đồng hồ. Bất kể sản phẩm nào được nhắc đến – Apple Maps, AirPods, HomePod… – chúng đơn giản là tốt hơn: tốt hơn trước, tốt hơn những đối thủ không được nêu tên, tốt hơn nếu bạn dùng chúng kết hợp với tất cả những sản phẩm tốt hơn khác từ Apple.
Nhưng bạn có thực sự tin tất cả những điều đó? Hay Apple đang tự làm ảnh hưởng đến thương hiệu của mình khi khăng khăng một cách mù quáng về sự tốt hơn lên của mọi thứ mà ngó lơ cách mọi người đang sử dụng công nghệ trong thực tế? Nhiều tính năng mà đội ngũ lãnh đạo của Tim Cook tung lên mây trong buổi giới thiệu, và nhiều quảng cáo sản phẩm trong thời đại COVID giống như của Apple, dường như đều có xu hướng khá “ngầu lòi” khi còn nằm trong cửa hàng, nhưng lại bị xếp xó ở ngoài đời thực. (Thú nhận đi, lần cuối bạn thực sự gửi đi một memoji là khi nào?)
Ví dụ, trong thế giới hoàn hảo của Apple, mọi người sẽ sử dụng FaceTime để xem các chương trình truyền hình với bạn bè trên Apple TV của họ. Nhưng để làm điều đó, họ sẽ phải giữ điện thoại cách mặt một sải tay trong suốt thời gian trình chiếu để có thể thấy được mọi phản ứng của bạn. Có lẽ bạn nên tập nâng tạ ngay lúc này đi, vì tính năng này phải đến mùa thu mới ra mắt; FaceTime TV rõ ràng không dành cho kẻ yếu ớt.
Trong thế giới hoàn hảo của Apple, Safari là một trình duyệt không lỗi lầm, và trở nên còn tốt hơn nữa khi được trang bị tính năng gom nhóm tab hoàn toàn mới, cùng một giao diện có thể đổi màu tương tự trang web bạn đang xem. Tuy nhiên, trong thế giới thực, nhiều người lại phải dùng các trình duyệt khác bởi hàng triệu website cần thiết cho công việc thường ngày đơn giản là không hoạt động tốt với Safari. Ví dụ, một số hệ thống quản lý nội dung (CMS) hay ngân hàng trực tuyến không tương thích với trình duyệt của Apple. Dẫu vậy, hãng vẫn tiếp tục “loè” mọi người với các bản cập nhật Safari, từ bài thuyết trình này sang bài thuyết trình khác, mà không hề đề cập đến việc khắc phục những vấn đề cơ bản kia.
Video đang HOT
Trong thế giới hoàn hảo của Apple, bạn sẽ mua cho bà mình một chiếc Apple Watch. Bà sẽ chia sẻ dữ liệu của mình với bạn, và bạn có thể gửi cho bà một tin nhắn cảnh báo khi phát hiện nhịp tim nghỉ ngơi của bà tăng cao trong giờ vừa qua, hoặc dáng đi của bà dường như hơi nghiêng ngả (bởi Apple muốn giúp bạn có dáng đi thật hoàn hảo!). Chắc chắn bà bạn sẽ không cảm thấy phiền hà về chuyện đó đâu, và bà cũng sẽ đồng ý để bạn theo dõi sát sao như vậy.
Có lẽ bà cũng là người mà bạn thấy trong phần giới thiệu về Apple Home, một người thích những thứ khoa học viễn tưởng và biết cách chuyển đèn sang chế độ ấm áp khi ăn tối. Cá nhân tôi cũng muốn gặp bà của bạn đấy, trong trường hợp bà chưa bị biến thành một memoji như các lãnh đạo của hãng.
Chưa hết, Apple tiếp tục cải thiện khả năng tìm AirPods bị thất lạc thông qua ứng dụng FindMy. Một số sẽ nói rằng Apple nên làm sao để AirPods bớt rơi khỏi tai thì tốt hơn, có lẽ là thêm một cặp móc theo phong cách Bose chẳng hạn. Nhưng trong thế giới hoàn hảo của Apple, lỗ tai của tất cả mọi người đều được “đúc” để vừa vặn một cách hoàn hảo với AirPods.
Thậm chí những “fan cứng” của Apple như tôi (đang gõ bài này trên iPad Pro, tay đeo Apple Watch, và iPhone XR đặt trên bàn) cũng có những lúc tắt bài thuyết trình đi. Tôi thích dùng Google Maps, do đó phần thuyết trình dài ngoằng về Apple Maps luôn khiến tôi cảm thấy buồn ngủ. Tại sao phải chuyển đổi chứ? Qua những gì rút ra được từ bài thuyết trình, chỉ có một lý do đủ thuyết phục: bản đồ lái xe 3D quá đẹp mắt, và có mô hình cây cối thú vị. Tôi là người thích trồng cây mà, nhưng tại sao chúng ta lại cần cây trên một tấm bản đồ khi lái xe?
Điều tương tự cũng đúng với Apple Music hay HomePod. Thật tuyệt khi Apple cải thiện những sản phẩm này, nhưng chúng có ưu thế gì so với các đối thủ? Các lãnh đạo Apple dường như không thể đề cập đến tên các công ty khác, trừ khi đó là công ty đối tác. Tại sao họ không nói rằng ” HomePod có thể chơi Apple Music và Spotify “, mà phải nói rằng ” và các dịch vụ âm nhạc phổ biến khác “?
Nhưng không. Các lãnh đạo Apple sống trong một thế giới hoàn hảo, nơi những sản phẩm không phải của Apple dường như không có chút nghĩa lý nào. Đó còn là nơi bạn có thể lưu trữ bằng lái xe trong Apple Wallet mặc cho những quan ngại về quyền riêng tư. Nơi chúng ta tạo ra những slideshow trong ứng dụng Photos, và kèm theo đó là nhạc nền thư thái, lả lơi, cực kỳ phù hợp cho chuyến leo núi đậm chất phiêu lưu của cả gia đình dịp cuối tuần. Nơi chúng ta có đủ kiên nhẫn để sửa từng lỗi sai trong cách đoán từ của Siri trên Apple Watch bằng cách viết ra từng từ một. Nơi màn hình Apple Watch là ảnh chân dung một chú cún con tên Fondue gì đó.
Thế giới của Apple liệu có tốt hơn? Đúng vậy. Nhưng trừ khi chúng ta đều biến thành các memoji, thế giới tốt hơn kia bắt đầu trông ngày càng xa vời khỏi thực tại sau mỗi bài thuyết trình của hãng.
WWDC 2021: Apple đã xem thường Android như thế nào?
Apple luôn xem Android là một sản phẩm tầm trung dành cho người dùng không đủ tiền mua iPhone.
Sau nhiều năm ngó lơ một sự thật rằng FaceTime lẽ ra phải là một dịch vụ xuyên nền tảng, Apple cuối cùng cũng thông báo quyết định mở rộng "đứa con cưng" của mình sang các thiết bị Android và Windows thông qua một ứng dụng web, cho phép người dùng các nền tảng khác tham gia các cuộc gọi với người dùng iOS 15. Tuy nhiên, đi kèm với thông báo, Apple chọn hình ảnh một chiếc điện thoại Android trông rẻ mạt và có thiết kế tương đối xấu xí để minh hoạ cho chức năng này.
Đây là chiến thuật chắc chắn gây phẫn nộ cho nhiều fan Android!
Apple hiếm khi nói về Android, nhưng khi họ làm vậy, đó thường là những lời châm chọc về sự chậm chạp trong khâu phân phối các bản cập nhật phần mềm trên các thiết bị Android - một tình hình mà cho đến thời điểm này đang dần bớt nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi Samsung gần đây đã có nhiều động thái cải thiện vấn đề.
Tại WWDC 2021 diễn ra vào rạng sáng hôm qua, Apple một lần nữa gọi tên Android khi đề cập rằng iOS 15 sẽ cho phép các cuộc gọi FaceTime xuyên nền tảng thông qua một ứng dụng web. Quả là tuyệt vời, nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy thiết bị Android được Apple mượn hình ảnh để minh hoạ có vẻ như là LG Stylo 6, hay ít nhất là một thiết bị có ngoại hình tương tự (phần viền màn hình của hình minh hoạ dường như hơi quá dày khi so với Stylo 6). Lạ lẫm với thị trường Việt Nam, nhưng dòng Stylo của LG lại là một trong những điện thoại Android phổ biến nhất được bán tại các nhà mạng trả trước của Mỹ.
Rõ ràng Apple đã cố tình chọn thiết bị này. Xét về ngoại hình, nó không có cửa khi so với chiếc iPhone 11 Pro đặt ngay bên cạnh dù xét ở bất kỳ góc độ tích cực nào đi chăng nữa. Đây cũng không phải lần đầu tiên Apple làm điều này. Cho đến ngày nay, phần miêu tả của ứng dụng Beats cho Android vẫn dùng hình ảnh chiếc Nexus 6P ra mắt năm 2015 làm minh hoạ, còn ứng dụng "Move to iOS" thì dùng hình ảnh chiếc HTC One M8 viền dày cộm đặt cạnh một chiếc iPhone X. Cả hai ứng dụng này đều vừa được cập nhật cách đây vài tháng!
Nhưng đâu ai bất ngờ về điều đó? Suy cho cùng, tại sao Apple phải "tô son trét phấn" cho Android cơ chứ? Apple không cố khuyến khích mọi người dùng FaceTime trên Android; họ chỉ mở ra một con đường mòn cho những người đã và đang dùng điện thoại Android sử dụng một dịch vụ mà người dùng iPhone trước nay luôn ca tụng. Nước đi này hiển nhiên đang "hạ nhục" nền tảng Android, cho thấy nó không khác gì một lựa chọn cấp thấp cho những ai không đủ tiền mua iPhone.
Nhưng Apple chẳng hề nói quá khi tại Mỹ, tình hình thị phần Android tương đối chính xác như hàm ý của Apple.
iPhone đang thống trị toàn thị trường Mỹ, và số liệu liên quan đến nó chỉ đi theo một hướng: lên trên. Theo ước tính của StatCounter tính đến tháng 5/2021, iOS nắm giữ khoảng 58% thị phần hệ điều hành di động tại Mỹ, so với 41% của Android. Phân tích kỹ hơn, CounterPoint cho biết Apple chiếm 55% tổng số smartphone xuất xưởng tại Mỹ, Samsung đứng thứ hai với 27%, và LG thứ ba với 7%.
Nhờ những số liệu đó, chúng ta có thể thấy bức tranh mà Apple vẽ về Android chính xác ra sao. Một báo cáo từ Statista cho thấy Apple luôn thống trị danh sách những mẫu smartphone phổ biến nhất tại Mỹ. Thiết bị duy nhất lọt vào top 5 thường là sản phẩm của Samsung, và chúng luôn là những thiết bị bình dân. Theo số liệu các quý từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2020, những thiết bị duy nhất lọt vào top 5 mà không phải smartphone của Apple là Galaxy A10e, Galaxy S20, và Galaxy Note 20 Ultra 5G - hai trong số đó là những thiết bị có giá rẻ hơn đáng kể so với bất kỳ thứ gì Apple bán ra, và một trong số đó có một tính năng mà không smartphone nào của Apple từng có. Tình hình có vẻ quen thuộc nhỉ?
Tất cả những điều trên không phải nhằm nói rằng những điện thoại Android flagship không làm nên trò trống gì; chúng cực tốt, và thường là yếu tố tích cực đẩy ngành công nghiệp di động tiến về phía trước, bao gồm cả Apple. Một nửa những tính năng "mới" mà Apple công bố tại WWDC năm nay cho thấy họ đang tìm cách bắt kịp đẳng cấp phần mềm của Google. Nhưng sự thật là họ vẫn phải cố tìm cách "dìm hàng" Android bằng được mới thôi.
Apple 'trói chân' người dùng iPhone bằng iOS 15 Với các tính năng mới nhất trên iOS 15, Apple âm mưu khóa chặt người dùng trong hệ sinh thái bằng cách biến iPhone thành món đồ không thể thiếu trong cuộc sống. Sức hấp dẫn của iPhone không chỉ nằm ở... iPhone. Nó còn là hệ sinh thái xoay quanh, bao gồm Apple Watch, AirPods, Apple Card, Apple Fitness cũng như nhiều...