Thế giới hiện đại vẫn còn 45 triệu nô lệ
Cả thế giới hiện có trên 45 triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em là nô lệ, cao gấp nhiều lần so với những con số thống kê trước đây, với 2/3 số nô lệ tập trung ở châu Á-Thái Bình Dương.
Một nô lệ trẻ em ở Haiti. YOUTUBE
Con số 45 triệu nô lệ trên thế giới được đưa ra trong nghiên cứu Chỉ số Nô lệ Toàn cầu năm 2016 mới công bố ngày 31.5 của tổ chức Walk Free Foundation (WFF) do tỉ phú người Úc Andrew Forrest sáng lập, theo AFP.
WFF tổng hợp thông tin từ 167 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tiến hành 42.000 cuộc phỏng vấn bằng 53 thứ tiếng để đưa ra con số trên; họ cũng tìm hiểu xem chính phủ các quốc gia đã có những động thái gì nhằm ngăn chặn vấn nạn nô lệ thời hiện đại.
Con số 45 triệu nô lệ này cao hơn 28% so với con số ước tính cách đây hai năm.
Nô lệ hiện đại là tình trạng bóc lột một cá nhân, khiến người này không thể thoát thân vì bị đe dọa, hành hạ, áp bức, theo WFF.
Video đang HOT
Một nô lệ được giải cứu ở ngoại ô thủ đô New Delhi, Ấn Độ. REUTERS
Ngoài ra, một người cũng được xem là nô lệ nếu họ bị bắt làm việc trên các tàu cá để trừ nợ và không được phép về nhà, hoặc bị bắt bán làm người giúp việc, bị ép làm gái mại dâm trong các nhà thổ.
Theo WFF, Ấn Độ có số người trở thành nô lệ cao nhất thế giới với 18,35 triệu người và đứng hàng đầu trong năm quốc gia châu Á có nhiều nô lệ trên thế giới. Sau Ấn Độ là Trung Quốc với 3,39 triệu nô lệ, Pakistan (2,13 triệu nô lệ), Bangladesh (1,53 triệu nô lệ) và Uzbekistan (1,23 triệu nô lệ).
Khoảng 124 quốc gia trên thế giới đã xem hành động buôn người là tội phạm hình sự, tuân thủ nghị định thư Liên Hiệp Quốc về chống buôn người, và 96 nước có kế hoạch hành động chống buôn người và nô lệ hiện đại.
WFF kêu gọi chính phủ các nước có những biện pháp cứng rắn hơn để chấm dứt nạn nô lệ hiện đại. Ông Forrest cho biết: “Tôi tin rằng các lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức dân sự trên thế giới đóng vai trò quan trong cuộc chiến chống nạn nô lệ thời hiện đại”.
WFF cho hay Croatia, Brazil và Philippines là ba quốc gia có nhiều động thái tích cực chống nô lệ hiện đại kể từ khi tổ chức này công bố nghiên cứu Chỉ số Nô lệ Toàn cầu 2014. WFF đồng thời lưu ý Ấn Độ cũng đang có nhiều bước tiến đáng kể trong cuộc chiến này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Thị trấn nơi những cậu bé biến thành ma cô
Rosa mới 17 tuổi khi được một người đàn ông tự xưng làm nghề bán quần áo tán tỉnh, và cô nhanh chóng rơi vào lưới tình với anh ta tại quê nhà - một thị trấn nhỏ ở Mexico.
Gái điếm đứng chờ khách ở thành phố Merced, Mexico. Những tay buôn người ở Tenancingo ép phụ nữ Mexico đi bán dâm khắp những chợ người như ở La Merced hay sang tận New York. Ảnh: AP
Theo CNN, Rosa đi cùng anh ta tới một thị trấn khác có tên Tenancingo, nơi anh này giới thiệu cô với gia đình. Đưa Rosa đi ngắm những ngôi nhà tuyệt đẹp quanh thị trấn, anh ta hứa một ngày nào đó cô sẽ có ngôi nhà của riêng mình nếu chịu đi cùng anh ta sang Mỹ làm việc. Cô đồng ý, và khi tròn 18 tuổi, hai người cùng đi tới thành phố New York.
Khi đến Mỹ, cô mới nhận ra rằng, công việc hứa hẹn kia chưa bao giờ tồn tại mà thay vào đó, tên "bạn trai" ép Rosa đi bán dâm. Mới 18 tuổi, Rosa bị ép buộc phải bán dâm khắp các nhà thổ từ New York đến New Jersey, thậm chí có lúc không được phép rời khỏi phòng trong nhiều tuần lễ.
Những câu chuyện tương tự như của Rosa thường xuyên xảy ra trên đất Mỹ, theo Bradley Mileys, CEO của Polaris - một tổ chức chống buôn người có trụ sở tại thủ đô Washington. Tổ chức này đã mở đường dây nóng chống nạn buôn người ở Mỹ từ năm 2007, và từ đó đến nay, họ biết được khoảng 21.000 vụ nạn nhân bị cưỡng ép bán dâm. Những người sống sót sau khi bị đưa từ Tenancingo sang Mỹ nằm trong số những vụ đau lòng và gây sốc nhất.
Tenancingo là một thị trấn có nền tảng bóc lột. Mạng lưới buôn người vững chắc mở rộng ra ngoài khu vực, nơi mà những cậu bé bước vào nghề ma cô từ khi ít tuổi. Đàn bà và thiếu nữ bị ép bán dâm trên phố, trong các nhà thổ, trực tuyến, và trong những quán rượu nhỏ ở Mỹ và Mexico. Họ và gia đình run rẩy vì đe dọa, bạo lực và dối trá. Họ vùng vẫy trong chế độ nô lệ thời hiện đại, bị mạng lưới tội phạm buôn bán và bóc lột trở nên tinh vi qua nhiều thập kỷ ép làm nô lệ.
Chế độ nô lệ hiện đại sâu, rộng và phức tạp lan truyền khắp xã hội toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế, ước tính có khoảng 4,5 triệu người là nạn nhân của buôn bán tình dục khắp thế giới, ngành công nghiệp này tạo ra hàng chục tỷ đô la lợi nhuận cho bọn tội phạm mỗi năm.
Thị trấn Tenancingo, Mexico. Ảnh: Flickr
Hai tổ chức chống buôn người Polaris và Consejo Ciudadano đã hợp tác, thiết lập đường dây nóng cả ở Mỹ và Mexico. Ngoài ra, họ còn tăng cường tuyên truyền cho người dân hai nước hiểu và ngăn chặn hành vi của bọn buôn người Tenancingo. Chính quyền và các lực lượng thực thi pháp luật, xã hội dân sự được yêu cầu hành động quyết liệt hơn trong công tác chống buôn người, chẳng hạn như tạo công ăn việc làm cho những nạn nhân buôn người, và chấm dứt cội nguồn việc buôn người là thuyết phục đàn ông từ bỏ việc mua dâm từ những nạn nhân của bọn buôn người.
Rosa đã truyền cảm hứng cho nạn nhân và những người cứu giúp cô, khi vượt qua được mặc cảm và được viện tư vấn và chăm sóc nạn nhân buôn người Sanar hỗ trợ, bước đầu xây dựng lại cuộc sống. Cô học Yoga ở viện Sanar, kiếm được việc làm bán thời gian, rồi việc làm toàn thời gian và đang đứng trên chính đôi chân của mình. Cô được chính phủ Mỹ cấp visa T - loại cho phép nạn nhân của bọn buôn người cư trú và làm việc tại Mỹ. Rosa đã tìm thấy tương lai cho cuộc đời mình.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Đặc nhiệm Mỹ - Việt Nam bàn chuyện phối hợp huấn luyện Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu bàn chuyện hợp tác theo yêu cầu của chính phủ mỗi nước, theo Reuters ngày 27.5. Đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ. REUTERS Chuẩn Đô đốc Colin Kilrain, người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết...