Thế giới gia tăng quan ngại về an ninh sau loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris
Cuộc thảm sát đẫm máu tại Paris (Pháp) ngày 13-11 đã làm gia tăng quan ngại về an ninh trên toàn thế giới.
Cảnh sát rà soát sân vận động ở TP Hanover (Đức). (Ảnh: DPA)
* Ngày 17-11, trận giao hữu giữa Đức và Hà Lan tại sân vận động ở TP Hanover (Đức) đã bị hủy trước giờ bóng lăn khoảng hai tiếng do cảnh sát Đức nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng của cuộc tấn công bằng chất nổ đã được lên kế hoạch nhằm vào sân vận động này. Theo dự kiến, Thủ tướng Đức Angel Merkel sẽ tới theo dõi trận bóng.
Nước Đức nhanh chóng được đặt trong tình trạng báo động cao. Giới chức nước này yêu cầu sơ tán cổ động viên tại sân vận động và đóng cửa một số khu vực của nhà ga chính ở TP Hanover. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng không tìm thấy chất nổ.
* Cùng ngày, tại Syria, Nga tiếp tục tấn công các mục tiêu tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), trong đó có Raqqa – thành trì của IS. Trong khi đó, máy bay chiến đấu của Pháp cũng tiến hành các cuộc không kích TP Raqqa. Động thái của Nga và Pháp nhằm trừng phạt IS do tổ chức này đã khủng bố đẫm máu tại Paris và đánh bom máy bay của Nga tại Ai Cập.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ truy bắt những kẻ thực hiện vụ đánh bom máy bay Nga và tăng cường không kích IS tại Syria. Điện Kremlin cho biết, ông Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande, đồng thời yêu cầu hải quân Nga thiết lập kênh tiếp xúc với hải quân Pháp để tiến vào phía đông Địa Trung Hải.
Ngày 24-11, ông Hollande sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington để thúc đẩy nỗ lực chung nhằm tiêu diệt IS. Hai ngày sau đó, ông Hollande sẽ tới Moscow để gặp ông Putin.
* Trước thông tin cho thấy có ít nhất một trong những kẻ thực hiện vụ tấn công tại Paris đã vào châu Âu cùng dòng người di cư, một số nước phương Tây bắt đầu đặt câu hỏi về kế hoạch tiếp nhận người tị nạn của mình. Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đều quan ngại rằng, tiếp nhận người tị nạn từ khu vực xung đột ở Trung Đông có thể khiến cuộc tấn công tương tự thảm kịch ngày 11-9-2001 tại Mỹ lặp lại. Do vậy, kế hoạch tiếp nhận 10 nghìn người tị nạn Syria của Tổng thống Obama có thể bị cản trở.
H.H(Theo Reuters, DW)
Theo_Báo Nhân Dân
Mỹ sắp mở phiên điều trần về tình hình Biển Đông
Hạ viện Mỹ trong tháng này sẽ có phiên điều trần về tình hình Biển Đông, trong bối cảnh các nước gia tăng quan ngại việc Trung Quốc cải tạo các đá thành đảo nhân tạo.
Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Matt Salmon, trái, trong cuộc họp báo sáng nay. Ảnh: Việt Anh
"Tôi là người bảo trợ cho một nghị quyết về Biển Đông của Quốc hội, tôi dự định sẽ tổ chức một phiên điều trần sau chuyến đi này về nghị quyết đó. Thông điệp của Mỹ với Trung Quốc là chúng tôi không muốn thấy họ lặp lại các hành động trong tương lai, đó là việc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, là các sự vụ liên quan đến đánh bắt cá. Sự hung hăng đó là không thể chấp nhận được, chúng tôi sẽ phản đối", ông Matt Salmon, Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ trả lời câu hỏi của VnExpress sáng nay về diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Ông Salmon, hạ nghị sĩ đảng Cộng hoà, cùng hai thành viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện là Tom Emmer và Alan Lowenthal có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 4/5.
Ông Salmon tiết lộ Washington đang tham vấn các nước có liên quan vềbiện pháp phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. "Đây là vấn đề lớn trong Quốc hội Mỹ và chúng tôi sẽ hối thúc chính phủ đưa ra câu trả lời mạnh mẽ và rõ ràng", ông Salmon nói.
Trung Quốc gần đây công khai việc cải tạo, bồi đắp ở 7 đá thuộc Trường Sa của Việt Nam thành các cơ sở phục vụ cho mục đích dân, quân sự. Hình ảnh vệ tinh của nhiều nước và tổ chức nghiên cứu cho thấy Bắc Kinh có thể xây dựng các đường băng ở khu vực này.
Đề cập tới Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Salmon cho rằng mối quan hệ Việt - Mỹ hiện nay được xây dựng như một đối tác về kinh tế nhưng thực ra ý nghĩa của nó còn lớn hơn. "TPP không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà sẽ còn có ý nghĩa về mặt địa chính trị. Như chúng ta biết hiện nay đang có những mối quan ngại về Biển Đông, quan hệ TPP cũng quan trọng không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ", ông Salmon nhấn mạnh.
Hạ nghị sĩ Salmon cho rằng việc Việt Nam tham gia cùng Mỹ và 10 nước khác sẽ giúp tiếng nói của Việt Nam về vấn đề Biển Đông được khuếch đại hơn nhiều lần khi có sự ủng hộ của các nước này. Nhắc lại quan điểm của Mỹ là kêu gọi các nước phải giải quyết các vấn đề về hàng hải một cách hòa bình, thông qua các biện pháp ngoại giao, ông Salmon cho rằng các nước liên quan và có lợi ích ở Biển Đông cần nhất quán trong việc thể hiện quan điểm về vấn đề này một cách thống nhất, rõ ràng và mạnh mẽ. Trước cách hành xử hung hăng của Trung Quốc cả ở Biển Đông và Hoa Đông gần đây, các nước trên thế giới cần có sự phối hợp để có tiếng nói chung.
Ông Salmon cho biết việc thảo luận về khả năng bán vũ khí hoặc việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam hiện được thảo luận trong Ủy ban Quân lực của Quốc hội.
"Tiến trình phải dần dần, đầu tiên là chúng ta bàn về bán vũ khí phi sát thương, sau đó đến khả năng bán vũ khí sát thương. Khi quan hệ hai bên được cải thiện dần, lòng tin tăng lên sẽ thúc đẩy mối quan hệ và sẽ cải thiện nhiều lĩnh vực khác", ông Salmon nói.
Ông Salmon hôm qua có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Nhóm các hạ nghị sĩ cũng làm việc với đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương và Ban Đối ngoại Trung Ương.
Việt Anh
Theo VNE
Mỹ điều tàu sân bay tới Yemen Hải quân Mỹ triển khai một tàu sân bay và một tàu tuần tiễu tên lửa dẫn đường tới vùng biển gần Yemen, trong bối cảnh quan ngại gia tăng về cuộc xung đột leo thang ở nước này. Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt. Ảnh: Defense Hải quân Mỹ triển khai tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu tuần tiễu...