Thế giới ghi nhận trên 60,2 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 25/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 60.276.947 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.418.343 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 41.695.775 người.
Bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại Warsaw, Ba Lan, ngày 18/11/2020. Ảnh: PAP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 266.076 ca tử vong trong tổng số 12.964.204 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 134.804 ca tử vong trong số 9.227.557 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 170.179 ca tử vong trong số 6.121.449 bệnh nhân.
Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 16,1 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 367.000 ca tử vong. Tiếp đến châu Á với hơn 16 triệu ca mắc, trong đó có hơn 282.000 ca tử vong. Trong khi đó, Bắc Mỹ có hơn 396.800 ca tử vong trong hơn 15,1 triệu ca nhiễm.
Tại Anh, chính quyền tất cả 4 vùng thuộc Vương quốc Anh, gồm England, Scotland, Wales và Bắc Ireland đã ra tuyên bố chung cho biết các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội và đi lại nhằm chống dịch COVID-19 sẽ được nới lỏng trên toàn vương quốc từ ngày 23-27/12, theo đó cho phép tối đa 3 hộ gia đình có thể tụ họp cùng đón Giáng sinh. Anh hiện là nước chịu tác động mạnh nhất của dịch COVID-19 tại châu Âu, với hơn 1,5 triệu ca mắc, trong đó có hơn 55.800 ca tử vong.
Trong khi đó, Đức ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ khi nước này xuất hiện ca đầu tiên. Với 18.633 ca mắc mới, tổng số ca mắc COVID-19 tại Đức hiện là 961.320. Số ca tử vong là 14.771 ca, trong đó có 410 ca mới. Trong khi đó, Ba Lan thông báo đã ghi nhận ngày có số ca tử vong cao nhất với 674 ca tử vong mới do dịch bệnh COVID-19 trong 24h qua, trong khi số ca nhiễm mới cũng vượt 15.000 người. Tính đến nay, Ba Lan ghi nhận 924.422 ca mắc COVID-19, trong đó có 14.988 trường hợp tử vong. Bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ Ba Lan cho biết sẽ mở cửa các đường trượt tuyết, dù chỉ dành cho người dân, cũng như cho phép các trung tâm thương mại mở cửa trở lại vào dịp Giáng sinh.
Trái ngược với Ba Lan, ngày 25/11, Chính phủ Bulgaria thông báo áp đặt các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hơn, trong đó có đóng cửa các nhà hàng và trường học. Theo đó, các quán cà phê, nhà hàng, sòng bạc, phòng tập thể thao và trung tâm mua sắm đều phải đóng cửa. Các trường đại học và trường học sẽ chuyển sang hình thức giảng dạy hoàn toàn trực tuyến, trong khi các trường mẫu giáo cũng sẽ đóng cửa. Tính tới ngày 25/11, Bulgaria có tổng cộng 129.348 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.226 ca tử vong.
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cùng ngày tuyên bố nước này phải duy trì các biện pháp hạn chế chống dịch hiện hành và sẽ cần ít nhất 3 tuần để tính tới việc dỡ bỏ các biện pháp này. Trong khi đó, Chính phủ sắp mãn nhiệm Lítva đã gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc cho tới ngày 17/12, khi chính phủ mới dự kiến tiếp quản, trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tiếp tục tăng.
Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cảnh báo các nước châu Âu không nên nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh quá nhanh.
Tại châu Á , ba nước Indonesia, Malaysia và Philippines tiếp tục là “điểm nóng” dịch COVID-19 ở khu vực Đông Nam Á khi tiếp tục ghi nhận hàng nghìn ca mắc mới. Bộ Y tế Indonesia thông báo số ca mắc COVID-19 tăng thêm 5.534 ca lên tổng cộng 511.836, ca; số ca tử vong tăng thêm 114 ca lên 16.255 ca. Bộ Y tế Philippines công bố thêm 1.202 ca mắc trong ngày, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 422.915 ca. Số ca tử vong tại quốc gia khoảng 110 triệu dân này tăng thêm 31 ca lên 8.215 ca. Malaysia cùng ngày thông báo ghi nhận 970 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 59.817 ca; số ca tử vong tăng thêm 4 ca lên 345 ca.
Video đang HOT
Hàn Quốc cùng ngày công bố thêm 382 ca mắc mới COVID-19, trong đó 363 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc lên 31.745 ca. Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tăng nhanh trong khi kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc đang đến gần, Thủ tướng Chung Sye-kyun đã kêu gọi Liên hiệp công đoàn Hàn Quốc ngay lập tức hủy kế hoạch đình công trên toàn quốc dự kiến diễn ra ngày 25/11. Còn tại Nhật Bản, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại thủ đô Tokyo đã khiến chính quyền thành phố một lần nữa yêu cầu các nhà hàng rút ngắn thời gian hoạt động trong khoảng 3 tuần, kể từ cuối tuần này.
Tại Trung Đông , số ca mắc mới COVID-19 tại Iran tiếp tục đạt mức cao nhất được ghi nhận trong một ngày khi Bộ Y tế nước này thông báo thêm 13.843 ca mắc, nâng tổng số ca mắc lên 894.385 ca. Số ca tử vong tại Iran cũng tăng thêm 469 ca trong 24 giờ qua lên mức 46.207 ca.
Liên quan đến vấn đề vaccine , với những tiến triển đạt được gần đây trong công tác điều chế vaccine phòng COVID-19, chính phủ các nước Thái Lan, Canada và Mexico dự kiến sẽ thực hiện tiêm chủng đại trà vaccine này từ cuối năm nay hoặc đầu năm tới. Tại Thái Lan, người dân nước này sẽ được tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên sớm nhất là vào giữa năm 2021. Đây là vaccine do công ty dược phẩm AstraZeneca có trụ sở tại Anh và Đại học Oxford phát triển. Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo người dân nước này có thể được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên sớm nhất là vào năm 2021. Đến nay, quốc gia với 38 triệu dân này đã ký hợp đồng với một số công ty dược phẩm, trong đó có AstraZeneca, Pfizer và BioNTech, Sanofi và GSK, để mua hơn 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.
Còn tại Mexico , chính phủ nước này cho biết đã đặt mục tiêu bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân vào tháng 12 tới. Chính phủ Mexico đã ký các thỏa thuận mua vaccine của một số công ty dược phẩm lớn trên thế giới, trong đó có Pfizer. Hãng dược phẩm của Mỹ này vừa phối hợp với hãng BioNTech (Đức) nộp đơn lên cơ quan chức năng Mỹ xin cấp phép cho vaccine của 2 hãng.
Số ca mắc COVID-19 tại Ba Lan có thể tăng gấp đôi sau 3 ngày
Thủ tướng Ba Lan cho biết số ca nhiễm trong ngày 8/10 tại nước này đã cao hơn 30% so với một ngày trước đó và nếu tình hình này tiếp diễn thì cứ sau 3 ngày, số ca nhiễm mới lại tăng gấp đôi.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 Warsaw, Ba Lan. (Ảnh: THX/TTXVN)
Từ ngày 9/10 người dân Ba Lan sẽ phải đeo khẩu trang ở mọi không gian công cộng sau khi nước này ghi nhận có thêm 4.280 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong hai 24 giờ qua.
Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này.
Phát biểu với báo giới ngày 8/10, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nêu rõ: "Làn sóng dịch COVID-19 thứ hai đã đến và chúng ta phải đương đầu với nó theo cách mang tính quyết định."
Ông Morawiecki cho biết số ca nhiễm trong ngày 8/10 đã cao hơn 30% so với một ngày trước đó, và nếu tình hình này tiếp diễn thì có nghĩa là cứ sau 3 ngày, số ca nhiễm mới lại tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ba Lan khẳng định hiện chưa cần áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc.
Từ ngày 9/10, 38 thành phố ở Ba Lan sẽ được coi là vùng đỏ, tức là sẽ triển khai các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn đối với các sự kiện công cộng và các sự kiện gặp mặt trong gia đình.
Theo Bộ Y tế Ba Lan, đến nay nước này ghi nhận tổng cộng 111.599 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.867 ca tử vong.
Cùng ngày, Áo thông báo số ca nhiễm mới trong ngày tăng cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại mặc dù nước này áp dụng các biện pháp phòng chống trong những tuần gần đây nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Theo Bộ Y tế Áo, nước này có thêm 1.209 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Tháng 3 và 4 vừa qua, Áo đã áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, số ca nhiễm vẫn tăng mạnh trong những tuần gần đây.
Các biện pháp phòng chống dịch như bắt buộc đeo khẩu trang, siết chặt các hạn chế tổ chức các sự kiện đông người tại nơi công cộng, vốn đã được nới lỏng trong mùa Hè vừa qua.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bucharest, Romania. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tương tự, Romania cũng ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục trong 24 giờ qua, với 3.130 ca nhiễm mới trong khi nước Hungary láng giềng lại có số ca tử vong tăng cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này, với 24 ca tử vong.
Tuần trước, Cộng hòa Séc và Slovakia, hai nước láng giềng khác của Áo, đều đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp do số ca nhiễm tăng mạnh.
Còn tại Tây Ban Nha, chính quyền khu vực Madrid đã kêu gọi người dân không rời khỏi khu vực này bất chấp một tòa án ở Madrid đã ra phán quyết bác sắc lệnh của chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa một phần tại đây.
Người đứng đầu chính quyền khu vực Madrid, Isabel Ayuso, nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi người dân không rời Madrid và tuân thủ mọi hướng dẫn y tế, nhất là trong vài ngày tới vì có kỳ nghỉ cuối tuần dài."
Trước đó, tối 2/10, Chính phủ Tây Ban Nha đã áp đặt các biện pháp hạn chế, trong đó có lệnh cấm người dân rời khỏi thủ đô Madrid và 9 thị trấn bao quanh trong vòng 14 ngày vì đây là những nơi có số ca lây nhiễm rất cao.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 8/10, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) David Sassoli tuyên bố, ông sẽ tự cách ly sau khi tiếp xúc với một trong những nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2./.
Dân số hơn 20 nước giảm một nửa vào 2100 Trái Đất sẽ là ngôi nhà của 8,8 tỷ người vào năm 2100, ít hơn hai tỷ so với dự đoán của LHQ và dân số của hơn 20 nước sẽ bị giảm ít nhất một nửa. Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia quốc tế công bố trên tạp chí y khoa The Lancet hôm nay, dân số toàn cầu giảm...