Thế giới ghi nhận trên 2.943.000 ca mắc, 203.904 ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 26/4, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 203.904 người trên toàn thế giới kể từ khi bùng phát tại Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái.
Đã có 2.943.319 ca mắc COVID-19 ( 23.915 ca) được ghi nhận tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân mắc COVID-19 tới bệnh viện ở New York, Mỹ, ngày 19/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ vẫn là nước có số ca tử vong và ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 nhiều nhất trên thế giới với 54.344 ca tử vong và 963.221 ca nhiễm. Tiếp đến Italy với 26.384 ca tử vong trong tổng số 195.351 ca nhiễm. Tây Ban Nha ghi nhận 22.902 ca tử vong và 223.759 ca nhiễm.
Trung Quốc đại lục, nơi khởi phát dịch bệnh – trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 11 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và không có thêm ca tử vong, nâng tổng số mắc COVID-19 lên 82.827 ca và 4.632 ca tử vong. Điều đáng mừng là thành phố Vũ Hán (Wuhan), nơi khởi phát COVID-19, hiện không còn ca bệnh nào tại các bệnh viện. Trước đó, Vũ Hán ghi nhận có tổng cộng 46.452 ca mắc COVID-19, chiếm 56% tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục, trong đó có 3.869 ca tử vong, chiếm tổng số 84% số ca tử vong trên toàn Trung Quốc.
Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc cũng không ghi nhận thêm ca mắc virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong ngày 26/4. Đây là lần thứ 3 trong 1 tuần Hong Kong không có ca nhiễm COVID-19 mới, cũng là gần hai tuần liên tiếp đặc khu này không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện số ca mắc COVID-19 tại Hong Kong là 1.037, trong đó có 19 người xuất viện, nâng tổng số ca hồi phục và xuất viện lên 771 người.
Hàn Quốc ghi nhận thêm 10 ca nhiễm và 2 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc bệnh ở nước này lên tới 10.728 trong đó có 242 ca tử vong.
Dịch bệnh vẫn tiếp tục xu hướng lây lan tại một số nước khác châu Á như Singapore ( 931 ca nhiễm), Philippines ( 285 ca nhiễm và 7 ca tử vong), Indonesia ( 275 ca nhiễm và 23 ca tử vong). Malaysia ( 38 ca nhiễm). Tuy nhiên, Thái Lan lại ghi nhận số ca mới mắc COVID-19 theo ngày giảm trở lại với 15 ca nhiễm mới và và không có thêm ca tử vong; Ấn Độ ( 1.554 ca nhiễm và 45 ca tử vong), Pakistan ( 783 ca nhiễm và 15 ca tử vong), Afghanistan ( 68 ca nhiễm).
Tương tự, số ca mắc COVID-19 ở một số nước Trung Đông và châu Phi tiếp tục tăng mạnh trong 24 giờ qua như Saudi Arabia ( 1.223 ca nhiễm và 3 ca tử vong), Iran ( 1.153 ca nhiễm và 60 ca tử vong), Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ( 536 ca nhiễm và 5 ca tử vong), Israel ( 100 ca nhiễm)…
Trong khi đó, một số nước châu Âu như Nga, Belarus, Ukraine ghi nhận số bệnh nhân COVID-19 tiếp tục tăng đáng kể. Số bệnh nhân tại Nga hiện đã là hơn 80.900 người ( 6.361 ca), trong đó số người tử vong là 747 người. Belarus cũng vượt hơn 10.000 ca và Ukraine là hơn 8.600 người.
Video đang HOT
Trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, một số nơi trên thế giới đã bắt đầu triển khai kế hoạch nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Tây Ban Nha thông báo từ ngày 2/5 tới, người dân nước này sẽ có thể ra khỏi nhà để tập thể dục thể thao và đi dạo cùng người thân nếu tình hình dịch bệnh diễn biến tích cực như thời điểm hiện nay. Cũng theo quy định mới, lần đầu tiên sau 6 tuần, từ ngày 26/4, trẻ em dưới 14 tuổi cũng có thể ra khỏi nhà 1h/ngày trong khoảng thời gian từ 9h đến 21h, và không được đi xa nhà quá 1 km. Người lớn có thể đưa tối đa 3 trẻ em ra ngoài, song vẫn phải bảo đảm quy định giãn cách xã hội là mọi người cách nhau 2 m.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy ngày 20/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Italy, một số lượng lớn các công ty hoạt động trong một số lĩnh vực như chế tạo, xây dựng… sẽ được phép hoạt động trở lại từ ngày 4/5 như một phần trong kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa, trong khi các trường học sẽ mở cửa trở lại vào tháng Chín tới. Tuy nhiên, các công ty này sẽ phải thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn tối đa trước khi được phép chính thức hoạt động trở lại. Một số hoạt động kinh doanh được cho là mang tính chiến lược, trong đó có hoạt động phục vụ xuất khẩu, có thể mở cửa lại vào tuần tới, với điều kiện được chính quyền địa phương phê chuẩn.
Tại Algeria, Thủ tướng Abdelaziz Djerad đã ban hành một hướng dẫn đối với các bộ ngành có liên quan cũng cũng như các tỉnh trưởng về việc mở rộng các lĩnh vực các hoạt động và mở cửa các cửa hàng thương mại để giảm tác động kinh tế và xã hội do dịch COVID-19 gây ra.
Theo đó, các lĩnh vực và doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại gồm: taxi nội đô, tiệm làm tóc, tiệm bánh ngọt.. tiệm bánh kẹo và bánh truyền thống và các cửa hàng như quần áo và giày dép, buôn bán thiết bị, buôn bán vật phẩm và dụng cụ nhà bếp, buôn bán vải, đồ trang sức và hàng dệt kim, trang sức và đồng hồ, kinh doanh mỹ phẩm và nước hoa, nội thất văn phòng, nhà sách và bán các mặt hàng học đường, bán sỉ và lẻ vật liệu xây dựng (gốm sứ, thiết bị điện và các sản phẩm vệ sinh, cốt liệu và chất kết dính, vật phẩm sơn, đồ gỗ, đường ống và đường ống…).
Minh Châu
COVID-19 dọa đánh sập hệ thống y tế Mỹ
Hệ thống y tế Mỹ choáng váng trước số ca bệnh và ca tử vong vì virus corona chủng mới. Các chuyên gia y tế lo ngại Mỹ có thể trở thành một phiên bản của Ý khi nhiều bác sĩ đang buộc phải chọn bệnh nhân để chữa.
Các nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân vào bệnh viện ở New York ngày 25-3 - Ảnh: REUTERS
Ngày 24-3, giờ Mỹ, là ngày buồn của dịch COVID-19 tại Mỹ với 233 người thiệt mạng, nâng tổng số ca tử vong ở nước này chạm mức 1.000 trên tổng hơn 68.000 ca nhiễm. So với hồi đầu tháng, Mỹ chỉ có khoảng 100 ca bệnh và vài ca tử vong.
Dù có dấu hiệu tích cực ở New York...
Thành phố New York hiện ghi nhận khoảng 31.000 ca bệnh và khoảng 300 ca tử vong. Trong thông báo ngày 25-3, thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo, cho biết các biện pháp giãn cách xã hội mà bang này áp dụng đang có hiệu quả trong việc kiềm chế virus lây lan.
Theo đó, tỉ lệ nhập viện bắt đầu giảm từ đầu tuần này. Số người nhập viện do COVID-19 tại New York gia tăng theo tỉ lệ gấp đôi sau mỗi 4,7 ngày, chậm hơn so với tốc độ gấp đôi sau mỗi hai ngày vào cuối tuần trước.
Theo ông Cuomo, mấu chốt là việc giảm mật độ dân số. "Nếu giảm mật độ, chúng ta có thể giảm lây lan rất nhanh chóng - ông nói - Mũi tên đang đi đúng hướng và điều đó luôn tốt hơn là đi sai hướng".
New York là một trong số các bang áp dụng biện pháp hạn chế người dân ra đường, cấm tụ tập đông người, đóng cửa các trường học, doanh nghiệp không quan trọng...
Chính quyền bang cũng đang gấp rút xây 4 bệnh viện dã chiến có sức chứa mỗi nơi 250 giường tại Trung tâm hội nghị Jacob K.Javits ở Manhattan trong vòng 1 tuần. Các khách sạn và sân vận động cũng có thể biến thành bệnh viện dã chiến khi cần.
Ngoài ra, một tàu bệnh viện với 1.000 giường dự kiến đến New York giữa tháng 4-2020. Hàng ngàn bác sĩ về hưu hoặc không còn khám bệnh đã đăng ký tham gia hỗ trợ.
... Nhưng thách thức vẫn ở phía trước
Vấn đề phía trước còn lớn hơn rất nhiều, đặc biệt là việc thiếu các thiết bị y tế. Tại New York, trong hơn 30.000 ca dương tính thì có đến 12% nhập viện và 3% cần chăm sóc đặc biệt.
Đó là chưa kể, với dịch COVID-19 dự báo sẽ lên đỉnh điểm trong 3 tuần tới, các chuyên gia y tế ước tính sẽ có khoảng 120.000 bệnh nhân COVID-19 đổ xô đến các bệnh viện ở New York, hiện chỉ có 50.000 giường.
Ông Cuomo cho biết bang này hiện cần 30.000 máy thở nhưng mới chỉ có 4.000 máy. Sắp tới, các bác sĩ có thể phải sử dụng một máy thở cho hai bệnh nhân.
"Vấn đề của chúng ta gấp 10 lần bang lân cận" - ông Cuomo than phiền, kêu gọi chính quyền liên bang nhanh chóng triển khai nhân lực và phân phối trang thiết bị y tế hỗ trợ New York chống dịch.
"Tình hình chúng ta đang chứng kiến trong các phòng cấp cứu thật khủng khiếp. Tuần trước khi tôi đi làm, chỉ có một hoặc hai bệnh nhân COVID-19 trong số vài chục bệnh nhân. Trong ca trực của tôi hôm qua, gần như mọi bệnh nhân tôi gặp đều nhiễm virus corona và nhiều người rất nguy kịch" - Craig Spencer, một bác sĩ tại New York, kể trên Đài CNN ngày 25-3.
Không chỉ New York, nhiều bệnh viện trên khắp nước Mỹ choáng váng trước dịch bệnh. "Một cặp vợ chồng lớn tuổi ngồi cạnh một người bị cúm và ho. Thật quá khinh suất" - một y tá ở Virginia mô tả lại bệnh viện nơi cô làm việc cũng đối mặt với tình trạng thiếu khẩu trang và trang phục bảo hộ.
Do không đủ máy thở, bác sĩ tại nhiều bệnh viện buộc phải đưa ra lựa chọn khó khăn là bệnh nhân nào sẽ được thở máy.
"Sự bùng phát một đại dịch như vậy có thể làm quá tải bất cứ hệ thống y tế nào trên thế giới" - chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci cảnh báo.
Nhất trí gói cứu trợ lớn nhất lịch sử
Với kết quả đồng thuận tuyệt đối, Thượng viện Mỹ ngày 26-3 (giờ VN) thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD nhằm đối phó với COVID-19.
Gói cứu trợ này, tiếp theo hai gói 8,3 tỉ USD và 104 tỉ USD trước đó, sẽ hỗ trợ tiền trực tiếp đến 3.400 USD cho mỗi gia đình người dân Mỹ, hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp mở rộng, các khoản vay và ưu đãi cho doanh nghiệp, và các nguồn lực y tế cho bệnh viện, các bang và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, các nhà cung cấp bảo hiểm cũng phải chi trả những dịch vụ ngăn ngừa COVID-19. Dự luật dự kiến sẽ được bỏ phiếu tại hạ viện vào 27-3. Ông Trump đã tuyên bố sẽ phê chuẩn ngay lập tức khi dự luật tới tay ông.
TRẦN PHƯƠNG
Lựa chọn nghiệt ngã trong đại dịch Sau Italy, đến lượt các bác sĩ Mỹ phải đưa ra lựa chọn: bệnh nhân nào sẽ vào danh sách được cứu, và bệnh nhân nào không. Tại Bệnh viện Bellevue ở thành phố New York, y bác sĩ đang phải gồng mình đối phó với lượng bệnh nhân khổng lồ. Cơn bão Sandy quét qua năm 2012 đã khiến các máy phát...