Thế giới ghi nhận trên 193 triệu ca mắc COVID-19

Theo dõi VGT trên

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h00 ngày 22/7, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 193.007.589 ca nhiễm virus SARS-CoV-2.

Thế giới ghi nhận trên 193 triệu ca mắc COVID-19 - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tangerang, Indonesia, ngày 22/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tổng số ca tử vong hiện là 4.146.092 ca. Nước có nhiều ca nhiễm và tử vong nhất thế giới là Mỹ, với các con số lần lượt là 35.147.918 ca và 625.852 ca. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm (31.264.684 ca) nhưng Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (545.690 ca).

Châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất, hiện đã lên tới 59.781.999 ca, tiếp đến là châu Âu (50.286.037 ca), Bắc Mỹ (41.661.142 ca) và Nam Mỹ với 34.796.041 ca. Tuy nhiên, châu Âu là khu vực có nhiều ca tử vong nhất (1.123.642 ca), tiếp đến là Nam Mỹ (1.069.414 ca), Bắc Mỹ (931.615 ca) và châu Á (858.794 ca). Châu Phi và châu Đại Dương ít bị ảnh hưởng hơn.

Trong bối cảnh số ca mắc mới đang tiếp tục tăng lên trên toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thừa nhận một làn sóng lây nhiễm và tử vong mới đã bắt đầu. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh lẽ ra đại dịch COVID-19 có thể đã được kiểm soát nếu vaccine được phân bổ công bằng hơn. Tiến sĩ Ghebreyesus cho rằng vaccine là công cụ mạnh mẽ và thiết yếu trong cuộc chiến chống lại đại dịch nhưng thế giới đang “phung phí” nguồn lực này khi các nước giàu và các công ty chưa phân phối vaccine một cách công bằng và hợp lý. Theo ông Ghebreyesus, hiện mới có 1% dân số ở những quốc gia có thu nhập thấp được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong khi một số quốc gia giàu có nhất hiện đang cân nhắc việc tiêm mũi thứ 3 (liều nhắc lại) cho người dân nước mình, trong khi các nhân viên y tế, người cao tuổi và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác ở phần còn lại của thế giới vẫn chưa được tiếp cận vaccine, đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện đang ở “giai đoạn đầu” của làn sóng dịch bệnh mới. Đây không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là sự thất bại về mặt dịch tễ học và kinh tế. Sự bất bình đẳng này càng kéo dài thì đại dịch cũng sẽ chưa thể kết thúc.

Tại châu Á, Lào đã ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới cao nhất từ trước tới nay, với 256 ca mới. Trước tình hình số ca bệnh là người nhập cảnh tiếp tục tăng cao, tỉnh Savannakhet đã đặt giờ giới nghiêm, phạt nặng trường hợp vi phạm quy định phòng dịch. Trong khi đó, nước láng giềng Campuchia vẫn đang nỗ lực ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19 khi số ca mắc mới không ngừng tăng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này vượt 70.000 ca trong ngày 22/7. Tại Malaysia, tỷ lệ lây nhiễm trên tổng số xét nghiệm đạt mức cao kỷ lục, lần đầu vượt mốc 12%. Mốc cao nhất trước đó được ghi nhận vào ngày 19/7 với 10,74%, tiếp sau là 9,93% trong ngày 20/7 và 9,57% của ngày 11/7. Malaysia ghi nhận 199 ca tử vong vì COVID-19, cũng là mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Tới nay, Malaysia đã có tổng cộng 7.440 ca tử vong, chiếm 0,78% trong tổng số 951.884 ca bệnh.

Ngày 22/7, WHO hối thúc Indonesia mở rộng phạm vi áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, vài ngày sau khi tổng thống nước này thông báo ý định nới lỏng các biện pháp phòng dịch. WHO đưa ra khuyến cáo trên căn cứ vào đánh giá tình hình dịch bệnh thực tế tại Indonesia, nơi đã trở thành một trong những điểm nóng dịch trên thế giới trong vài tuần qua, với số ca nhiễm mới tăng gấp 5 lần trong 5 tuần. Trong tuần này, số ca tử vong ghi nhận hằng ngày đã vượt 1.300 ca, đưa nước này vào danh sách những nước có số ca tử vong hằng ngày cao nhất thế giới. WHO khẳng định ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp y tế phòng dịch cộng đồng và hạn chế xã hội, Indonesia cần có hành động khẩn cấp để ứng phó với tình trạng lây nhiễm gia tăng mạnh hiện nay.

Trong diễn biến mới nhất, chính quyền thủ đô Jakarta đang tiến hành sửa đổi Quy định khu vực (Perda) số 2/2020 về ứng phó với đại dịch theo hướng truy tố hình sự đối với những người vi phạm các quy định y tế phòng chống dịch. Các mức hình phạt đối với những người vi phạm sẽ được thực hiện theo Bộ luật Hình sự. Tại Thái Lan, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thành lập một ủy ban nghiên cứu về việc sử dụng chiết xuất từ cây xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng nhẹ. Ủy ban này, do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul đứng đầu, sẽ điều phối các nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của việc chiết xuất từ cây xuyên tâm liên trên bệnh nhân COVID-19, cũng như soạn thảo một kế hoạch chiến lược để quảng bá y học cổ truyền Thái Lan nói chung.

Tại Nhật Bản, lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 đang đến gần nhưng tâm lý lo ngại về sự lây lan dịch bệnh COVID-19 đang bao trùm khi thủ đô Tokyo ghi nhận tới 1.832 ca mắc mới, lần đầu tiên số ca mắc mới trong ngày vượt quá 1.800 ca kể từ ngày 16/1. Đáng chú ý là sự lây lan nhanh của biến thể Delta với 681 ca, gấp đôi so với mức 317 ca được ghi nhận từ ngày 1/7 – 20/7. Giới chuyên gia y tế Nhật Bản cảnh báo con số mắc mới còn tăng hơn nữa vào tuần tới khi Nhật Bản bước vào kỳ nghỉ dài 4 ngày và mật độ người dân tại Tokyo gia tăng cùng với các hoạt động liên quan đến Olympic. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang ở giai đoạn nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trung bình từ 34-36 độ, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng số ca đột quỵ vì nắng nóng, nhất là người cao tuổi.

Video đang HOT

Tại châu Âu, Nga hiện là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất châu lục khi số ca nhiễm đã vượt quá 6 triệu ca, trong đó có 151.501 ca tử vong. Pháp đứng thứ hai cũng đã ghi nhận hơn 5,9 triệu ca nhiễm và Anh đứng thứ ba với hơn 5,5 triệu ca. Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng cao có thể dẫn tới hỗn loạn sau khi chính phủ đưa ra quyết định gây tranh cãi là nới lỏng các quy định phòng dịch từ đầu tuần này. Các siêu thị và nhà cung ứng tại Anh ngày 22/7 cảnh báo nguy cơ thiếu hàng hóa do nhân viên các công ty cung ứng và vận tải phải tự cách ly. Báo chí Anh ngày 22/7 đăng tải các hình ảnh siêu thị sạch bóng hàng hóa trên kệ, do nhân viên các kho hàng và tại các chuỗi dây chuyền cung ứng không thể đi làm, ảnh hưởng đến các nhà bán lẻ. Một số cửa hàng thậm chí đã phải đóng cửa. Người quản lý chính sách tại Hiệp hội Vận tải đường dài (RHA), ông Rod McKenzie cho biết Anh đã phải đối mặt với tình trạng thiếu tài xế xe tải do Brexit và giờ thêm các vấn đề cách ly “có thể gây ra hỗn loạn”.

Tại Mỹ, Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng cho biết hơn 4 triệu trẻ em ở Mỹ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này. Mỹ lại bắt đầu chứng kiến số ca nhiễm gia tăng trở lại trong tháng 7. Chỉ trong một tuần (tính đến hết ngày 15/7), đã có hơn 23.500 ca nhiễm là trẻ em. Tính tổng thể, trẻ em chiếm 14,2% tổng số ca mắc COVID-19 trong cả nước. Trẻ em cũng chiếm từ 1,3 – 3,6% tổng số ca nhập viện và 0 – 0,26% tổng số ca tử vong do COVID-19. Trong khi đó, theo một báo cáo của hãng tin CNN, số ca mắc COVID-19 ở trẻ em tại Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ cuối tháng 6 vừa qua. Các chuyên gia cho rằng trẻ em sẽ phải “gánh chịu” dịch bệnh nếu những người Mỹ trưởng thành không tiêm vaccine ngừa COVID-19. Cùng ngày, Tổng thống Joe Biden cho biết đang có kế hoạch mở rộng đối tượng tiêm chủng, theo đó nước này cân nhắc đưa trẻ dưới 12 tuổi vào diện tiêm vaccine vào trước cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới. Theo quy định mới, những trẻ dưới 12 tuổi chưa tiêm vaccine sẽ phải đeo khẩu trang khi tới trường. Quy định này sẽ không áp dụng với những trẻ đã tiêm vaccine.

Tại phiên khai mạc cuộc họp hai ngày ở Athens (Hy Lạp) của WHO với các bộ trưởng y tế từ hàng chục quốc gia, WHO cho biết tác động đến sức khỏe tâm thần của đại dịch COVID-19 sẽ “lâu dài và sâu rộng”. Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh nhiều chuyên gia và nhà lãnh đạo đang kêu gọi hành động nhằm giải quyết tình trạng nhiều người trở nên lo lắng, bị kích động và trầm cảm có liên quan đến dịch COVID-19. Tuyên bố của WHO nêu rõ: “Mọi người bị ảnh hưởng theo cách này hay cách khác. Cảm xúc lo lắng bị nhiễm bệnh, tác động tâm lý của các biện pháp phong tỏa và cách ly đang gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần, bên cạnh sự trầm cảm liên quan đến thất nghiệp, vấn đề tài chính và liên kết xã hội”. WHO kêu gọi củng cố các dịch vụ sức khỏe tâm thần nói chung và cải thiện khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe tâm thần thông qua công nghệ. WHO cũng kêu gọi có các dịch vụ hỗ trợ tâm lý tốt hơn ở các trường phổ thông và đại học, các công sở và những người đang ở tuyết đầu chống dịch.

Cuộc chiến quyết liệt chống biến thể Delta ở Đông Nam Á

Các nước Đông Nam Á đang trong cuộc chiến quyết liệt đối phó với làn sóng lây nhiễm mới của dịch COVID-19 do biến thể Delta.

Đây có thể coi là "đợt tấn công" mạnh nhất của virus SARS-CoV-2 vào Đông Nam Á trong hơn một năm rưỡi COVID-19 hoành hành.

Cuộc chiến quyết liệt chống biến thể Delta ở Đông Nam Á - Hình 1
Người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tangerang, Indonesia, ngày 17/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tốc độ tăng số ca nhiễm và tử vong ở nhiều nước Đông Nam Á đặc biệt gây lo ngại khi tình trạng phân bổ vaccine không đồng đều trên toàn cầu ảnh hưởng tới tiến độ tiêm chủng trong khu vực.

Theo thống kê của trang worldmeters.info, tính đến ngày 19/7, Indonesia, Phillippines và Malaysia nằm trong nhóm 35 nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, 10 nước có nhiều ca nhiễm nhất châu Á. Trong tuần kết thúc ngày 18/7, tính chung cả 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), số ca nhiễm mới tăng trung bình 29% so với 7 ngày trước đó, cao gần gấp đôi so với mức 15% của cả thế giới. Tính đến ngày 19/7, tổng số ca mắc COVID-19 tại 10 nước ASEAN vượt 6.127.000 ca, với trên 116.800 ca tử vong.

Indonesia đang là "điểm nóng" dịch, số ca mắc mới theo ngày thường xuyên cao nhất thế giới, có ngày hơn 50.000 ca, trong khi số ca tử vong mới đứng thứ hai thế giới, ngày 19/7 ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 1.338 ca. Thái Lan, Malaysia liên tục ghi nhận trên 11.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Số ca nhiễm hàng ngày ở Phillippines, Myanmar, Việt Nam ở mức 4 chữ số. Số ca mắc mới ở Campuchia, Lào, Singapore liên tục tăng.

Con số thống kê tăng đột biến trong những tuần qua phần nào là do các nước tăng cường lấy mẫu xét nghiệm, khi biến thể Delta với sức tấn công nhanh và mạnh lan đến Đông Nam Á từ tháng 2. Bên cạnh đó, tâm lý chủ quan, lơ là phòng dịch trong khi chưa nhận thức hết mối nguy hiểm từ biến thể mới, cũng như tỷ lệ tiêm chủng trong khu vực còn thấp khiến Delta trở thành biến thể chủ đạo gây ra làn sóng dịch mới tại khu vực.

"Bão" Delta ập vào khi các nước trong khu vực dần nới lỏng các hạn chế phòng dịch và tìm cách khôi phục kinh tế sau 1 năm đối phó với COVID-19, thậm chí các nước như Indonesia và Thái Lan đã chuẩn bị sẵn sàng đón khách quốc tế quay trở lại các điểm du lịch nổi tiếng.

Cách đây 2 tháng, nhiều người dân Indonisia nghĩ rằng giai đoạn tồi tệ nhất của dịch bệnh đã qua với số ca nhiễm giảm một nửa so với thời kỳ đỉnh dịch vào tháng 2/2021. Hàng nghìn người Hồi giáo đã tập trung ăn mừng, di chuyển về quê trong kỳ lễ xả chay Eid-al-Fitz vào trung tuần tháng 5, phớt lờ các hạn chế đi lại và cảnh báo phòng dịch của chính phủ. Thống kê của Google cho thấy lượt đi lại của người dân Indonesia trong thời gian này tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Phải đến đầu tháng 7, khi số ca nhiễm theo ngày vượt ngưỡng 50.000 người, Chính phủ Indonesia mới siết chặt các quy định hạn chế. Một quan chức Chính phủ Indonesia thừa nhận, giới chức nước này cũng chưa tính đến khả năng dịch xuất hiện trở lại và lây lan mạnh như vậy, dẫn đến việc không thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đủ mạnh.

Theo Giáo sư Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ học thuộc Đại học Griffith (Australia), hệ thống xét nghiệm, truy vết và cách ly của Indonesia cũng chưa đủ nhanh để kịp thời kiểm soát tình hình. Giáo sư cho rằng tỷ lệ dương tính trong tổng số xét nghiệm tại Indonesia hiện là 26% chắc chắn chưa phản ánh hết tình hình.

Sự xuất hiện của các cụm lây nhiễm là những trung tâm giải trí của giới trẻ, khu công nghiệp hay nhà tù cũng làm phức tạp tình hình dịch tại nhiều nước. Là nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất khu vực với khoảng 73% trong tổng số 5,7 triệu dân đã được tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, số ca mắc mới ở Singapore trong tuần kết thúc ngày 18/7 đã tăng tới 483% so với tuần trước đó, với các ổ dịch là tụ điểm giải trí, quán karaoke, câu lạc bộ đêm. Số ca mắc mới trong cộng đồng ngày 19/7 tăng gần 2 lần so với trước đó một ngày và Bộ trưởng Y tế Singapore cảnh báo con số này sẽ lên tới hơn 180 ca ngày 20/7.

Cuộc chiến quyết liệt chống biến thể Delta ở Đông Nam Á - Hình 2
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 9/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Dịch bệnh ở Thái Lan cũng phức tạp với hơn 70 cụm lây nhiễm là các khu ký túc xá của người lao động và nhà tù. Chuỗi lây nhiễm kéo dài khi những lao động từ Thái Lan trở về nước làm bùng phát các ca nhiễm biến thể Delta tại Lào, Campuchia và Myanmar, những nước đã duy trì được số ca nhiễm ở mức thấp trong thời gian dài.

Trong khi đó, tỷ lệ dân số Đông Nam Á đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn ở mức thấp so với các khu vực khác trên thế giới. Đến nay, tỷ lệ tiêm chủng chung của Đông Nam Á là 9%, chỉ cao hơn châu Phi và Trung Á, và ở khoảng cách rất xa so với các khu vực phát triển như Tây Âu và Bắc Mỹ, nơi hơn 50% dân số đã được tiêm vaccine.

Theo số liệu thống kê của Bloomberg, tại Đông Nam Á chỉ có Singapore, nước triển khai tiêm chủng sớm nhất (từ 8/1), đã tiêm đủ liều vaccine cho 42% dân số và ước tính chỉ còn 4 tuần nữa sẽ đạt mục tiêu hoàn thành tiêm chủng cho 75% dân số. Indonesia dù bắt đầu sau Singapore chỉ vài ngày (từ 13/1) nhưng đến nay mới hoàn thành tiêm chủng cho 15,6% dân số. Trong cuộc chạy đua với biến thể Delta, tiến độ tiêm chủng của Indonesia đang có phần "hụt hơi" khi ước tính phải mất 13 tháng nữa mới đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 75% dân số. Đến nay, một nửa số nước thành viên ASEAN có tỷ lệ dân số được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 chưa đến 5%.

Chiến dịch tiêm chủng được khởi động chậm chạp ở mỗi nước do những yếu tố khác nhau, song phần lớn liên quan đến nguồn cung vaccine. Đó là tình trạng khan hiếm trầm trọng trong giai đoạn đầu tiên và sự bất bình đẳng tiếp cận vaccine trên toàn cầu, khi lượng vaccine sản xuất ra chủ yếu cung cấp cho các nước giàu đã đặt hàng, còn tại Đông Nam Á, nguồn lực y tế để tiêm phòng còn nhiều hạn chế, thiếu nguồn lực tài chính để mua đủ vaccine tiêm chủng đại trà.

Ngoài ra, những nước đã kiểm soát hiệu quả các đợt dịch trước đó như Việt Nam không nằm trong nhóm được ưu tiên cung cấp vaccine sớm theo cơ chế COVAX. Phải đến hai tháng gần đây, số lượng vaccine cung cấp cho các nước mới dồi dào hơn, một phần nhờ các hãng dược phẩm bắt đầu tăng lượng cung cấp theo hợp đồng, phần khác nhờ chính phủ các nước nỗ lực tìm kiếm nguồn cung vaccine.

Trước sức ép của biến thể Delta, chiến lược chống dịch của các nước Đông Nam Á cũng có nhiều thay đổi. Chương trình tiêm chủng đại trà đang được đẩy nhanh tại tất cả các nước. Campuchia với chiến dịch tiêm chủng "nở hoa" đã "phủ sóng" vaccine toàn khu vực trung tâm là vùng thủ đô Phnom Penh từ ngày 8/7 và đang mở rộng dần ra các vùng lân cận. Đến nay nước này đã tiêm chủng được cho 24% trong tổng dân số hơn 15 triệu người, cao thứ hai trong khu vực. Lào đã tiêm đủ liều vaccine cho 10% dân số và đang hướng tới mục tiêu hoàn thành tiêm vaccine cho 50% dân số trước cuối năm nay.

Cuộc chiến quyết liệt chống biến thể Delta ở Đông Nam Á - Hình 3
Việt Nam đã phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử từ ngày 10/7. Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN

Việt Nam đã chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử từ ngày 10/7 với mục tiêu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tất cả người dân trong độ tuổi trên 18 từ tháng 7/2021 tới tháng 4/2022. Đây là kết quả của việc sớm triển khai chiến lược vaccine, với mũi nhọn là "ngoại giao vaccine" để tiếp cận nhanh nhất, nhiều nhất nguồn vaccine từ bên ngoài. Việc triển khai "ngoại giao vaccine" hết sức bài bản và quyết liệt trên nhiều cấp khác nhau, đặc biệt ở cấp cao, theo cả kênh song phương lẫn đa phương, đã mang lại những kết quả khả quan.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam đã bảo đảm được 105 triệu liều vaccine trong năm 2021 và tiến tới đạt 150 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Riêng trong tháng 7/2021, hơn 9 triệu liều vaccine được chuyển cho Việt Nam đúng vào thời điểm dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam.

Bên cạnh đó, tùy vào mức độ lây lan COVID-19, mỗi nước cũng đang áp dụng các biện pháp hạn chế, phong tỏa, giãn cách chống dịch riêng, trong khi vẫn cố gắng giảm thiểu tác động về kinh tế và đời sống của người dân. Malaysia đã phong tỏa toàn diện từ ngày 1/6; Thái Lan liên tục công bố các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt mới; Lào ngày 19/7 lần thứ sáu gia hạn lệnh phong tỏa; Singapore thông báo từ ngày 22/7 sẽ siết chặt các hạn chế xã hội, trong đó có việc ngừng ăn uống tại nhà hàng, tập thể dục ngoài trời và cấm tập trung nhiều hơn 2 người. Tại Việt Nam, 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 19/7.

Có thể nói trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch do biến thể Delta, các nước Đông Nam Á đã và đang áp dụng các biện pháp quyết liệt với hy vọng sớm ngăn chặn đà lây lan của virus. Tuy nhiên, quyết tâm của chính phủ các nước cũng đang vấp phải một số rào cản. Ngay ở thời điểm hiện tại, bất chấp nhà chức trách Indonesia đã cấm tập trung đông người, khuyến cáo người dân không tụ tập cầu nguyện hoặc thực hành tín ngưỡng, ngày 20/7, người dân vẫn cầu nguyện bên ngoài các thánh đường cũng như tổ chức các sự kiện truyền thống để kỷ niệm lễ hiến sinh Eid al-Adha, diễn ra vào thời điểm kết thúc mùa hành hương hằng năm đến Thánh địa Mecca.

Tâm lý hoài nghi hiệu quả của vaccine và các biện pháp chống dịch, hay những thông tin sai lệch trên mạng xã hội cũng ảnh hưởng tới nỗ lực chống dịch ở Đông Nam Á. Tin đồn vô căn cứ tràn lan trên mạng rằng Ivermectin, thuốc uống thường dùng trong điều trị chấy và các loại bệnh do nhiễm ký sinh trùng khác, có thể điều trị COVID-19 khiến người dân Indonesia đổ xô đi mua, đẩy giá loại thuốc này hiện nay tăng gần gấp đôi. Cũng từ mạng xã hội, không ít người Hồi giáo tại Indonesia không chịu tiêm chủng do cho rằng "vaccine không được sản xuất theo tiêu chuẩn Halal của đạo Hồi". Thái Lan hiện là nước có tỷ lệ người chưa muốn tiêm vaccine cao nhất, với hơn 60%. Trong khi đó, bất ổn chính trị tại Myanmar hay an ninh chưa bảo đảm tại một số khu vực ở Phillippines cũng gây gián đoạn các chiến dịch tiêm chủng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo diễn biến dịch do biến thể Delta vẫn phức tạp trong thời gian, trong khi những biến thể mới nguy hiểm hơn nhiều khả năng sẽ xuất hiện khi tốc độ tiêm chủng vaccine trên toàn cầu chưa theo kịp tốc độ biến đổi của virus. Tổng Giám đốc WHO cũng dự báo, từ nay đến tháng 9/2021, tình hình khan hiếm vaccine sẽ diễn ra hết sức nghiêm trọng do nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu, đứt gãy chuỗi sản xuất và sự tích trữ quá mức của các nước phát triển. Trong bối cảnh đó, cuộc chiến chống COVID-19 ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn nhiều gian nan, đòi hỏi các chính quyền tiếp tục có những biện pháp quyết liệt và mạnh mẽ, trong khi người dân thể hiện trách nhiệm cộng đồng, tất cả cùng đồng lòng, đoàn kết để có thể đẩy lùi dịch bệnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 nămChủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 năm
06:38:57 04/02/2025
Tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính MỹTỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ
07:01:37 05/02/2025
Hối hận muộn màng của nước AnhHối hận muộn màng của nước Anh
21:31:25 04/02/2025
Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung QuốcÔng Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc
22:17:38 04/02/2025
Động thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đàoĐộng thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đào
09:10:36 04/02/2025
Bí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chếtBí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chết
19:26:06 04/02/2025
Trung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của MỹTrung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của Mỹ
07:17:04 05/02/2025
Tỷ phú Elon Musk: Đóng cửa USAID là một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí chính phủTỷ phú Elon Musk: Đóng cửa USAID là một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí chính phủ
15:16:31 04/02/2025

Tin đang nóng

Vụ cô gái rơi khỏi ô tô đang chạy trên đường: Quá say nên tự lột đồ?Vụ cô gái rơi khỏi ô tô đang chạy trên đường: Quá say nên tự lột đồ?
08:43:15 05/02/2025
Xôn xao clip cô gái không mặc quần áo bất ngờ rơi khỏi xe ôtôXôn xao clip cô gái không mặc quần áo bất ngờ rơi khỏi xe ôtô
07:59:06 05/02/2025
Xôn xao hình ảnh nghi Từ Hy Viên đau đớn đến mức không thể kìm nén khi đổ bệnh ở Nhật BảnXôn xao hình ảnh nghi Từ Hy Viên đau đớn đến mức không thể kìm nén khi đổ bệnh ở Nhật Bản
06:25:53 05/02/2025
Đỗ Mỹ Linh xử lý "cao tay" giữa lúc chồng đại gia liên tục vướng tranh cãi thái độĐỗ Mỹ Linh xử lý "cao tay" giữa lúc chồng đại gia liên tục vướng tranh cãi thái độ
06:30:41 05/02/2025
Người đàn ông chui qua cửa taxi, cầu cứu trên cao tốc TPHCM - Trung LươngNgười đàn ông chui qua cửa taxi, cầu cứu trên cao tốc TPHCM - Trung Lương
09:36:24 05/02/2025
Cô gái nhai gãy đôi chiếc nhẫn cầu hôn mà bạn trai giấu trong bánh kemCô gái nhai gãy đôi chiếc nhẫn cầu hôn mà bạn trai giấu trong bánh kem
08:13:29 05/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên bình luận gây sốc: "Người chết lẽ ra nên là anh"Chồng cũ Từ Hy Viên bình luận gây sốc: "Người chết lẽ ra nên là anh"
06:33:34 05/02/2025
Lộ danh tính 2 ngôi sao lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên khiến cô qua đời?Lộ danh tính 2 ngôi sao lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên khiến cô qua đời?
09:20:21 05/02/2025

Tin mới nhất

Tình báo Hàn Quốc tiết lộ lý do binh sĩ bên thứ bất ngờ 'mất tích' ở Kursk của Liên bang Nga

Tình báo Hàn Quốc tiết lộ lý do binh sĩ bên thứ bất ngờ 'mất tích' ở Kursk của Liên bang Nga

07:38:08 05/02/2025
Ông Podolyak khi đó đã dẫn báo cáo từ Lực lượng Đặc nhiệm Ukraine cho biết một số đơn vị của quân đội bên thứ ba đã bị rút khỏi tiền tuyến ở tỉnh Kursk của Liên bang Nga.
Hai nhân viên bị bắt vì tuồn video thảm kịch hàng không cho CNN

Hai nhân viên bị bắt vì tuồn video thảm kịch hàng không cho CNN

06:57:49 05/02/2025
Hai nhân viên của sân bay quốc gia Ronald Reagan Washington ở vùng phụ cận thủ đô Washington (Mỹ) đã bị bắt vì tuồn đoạn video ghi lại toàn cảnh thảm kịch hàng không chết chóc đêm 29.1 cho Đài CNN.
Đằng sau những mong muốn của Tổng thống Trump từ Canada và Mexico?

Đằng sau những mong muốn của Tổng thống Trump từ Canada và Mexico?

06:55:02 05/02/2025
Chúng tôi có thâm hụt lớn với Canada giống như với tất cả các quốc gia khác , ông Trump phát biểu từ Phòng Bầu dục. Điều tôi muốn thấy - Canada trở thành tiểu bang thứ 51 của chúng ta .
Mỹ ra mắt UAV mang hình dáng quả bóng bầu dục

Mỹ ra mắt UAV mang hình dáng quả bóng bầu dục

06:53:45 05/02/2025
Công ty XDOWN tại Mỹ vừa công bố chi tiết mẫu máy bay không người lái chiến thuật được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến nhanh và bí mật.
Cảnh sát biển Italy giải cứu 130 người di cư trên biển

Cảnh sát biển Italy giải cứu 130 người di cư trên biển

06:53:27 05/02/2025
Những người di cư được giải cứu chủ yếu là người Afghanistan và người Iran, cùng với 9 người Iraq và 6 người Pakistan, trong đó có 27 phụ nữ và 30 trẻ vị thành niên, bao gồm cả 6 trẻ em không có người đi kèm.
Mỹ sắp thông qua gói vũ khí trị giá 1 tỉ USD cho Israel

Mỹ sắp thông qua gói vũ khí trị giá 1 tỉ USD cho Israel

06:51:32 05/02/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội phê duyệt việc chuyển giao gói vũ khí mới trị giá khoảng 1 tỉ USD cho Israel.
Hy Lạp: Hàng nghìn người phải sơ tán sau các trận động đất tại Santorini

Hy Lạp: Hàng nghìn người phải sơ tán sau các trận động đất tại Santorini

06:50:18 05/02/2025
Santorini nằm trên đỉnh một ngọn núi lửa phun trào lần cuối vào năm 1950. Tuy nhiên, ngày 3/2, các chuyên gia khẳng định các trận động đất liên tiếp không liên quan đến hoạt động núi lửa .
Bắt đầu đàm phán ngừng bắn Gaza giai đoạn 2

Bắt đầu đàm phán ngừng bắn Gaza giai đoạn 2

06:47:58 05/02/2025
Hôm qua 2.2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khởi hành sang Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump và bàn về các vấn đề quan trọng cho hòa bình Trung Đông.
Iran ra mắt tên lửa mới có khả năng 'tạo ra địa ngục cho tàu địch'

Iran ra mắt tên lửa mới có khả năng 'tạo ra địa ngục cho tàu địch'

06:44:32 05/02/2025
Lực lượng hải quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ngày 1.2 hé lộ một cơ sở tên lửa ngầm mới ở bờ biển phía nam nước này.
Điểm lại 5 động thái mà Trung Quốc đồng loạt thực hiện sau khi bị Mỹ áp thuế 10%

Điểm lại 5 động thái mà Trung Quốc đồng loạt thực hiện sau khi bị Mỹ áp thuế 10%

06:28:41 05/02/2025
Trung Quốc cũng công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với kim loại và hóa chất hiếm, bao gồm tungsten, tellurium, bismuth và molybdenum. Đây là những vật liệu được sử dụng trong nhiều thiết bị công nghiệp.
Vịnh Guantanamo chuẩn bị cho làn sóng di cư thời Tổng thống Trump

Vịnh Guantanamo chuẩn bị cho làn sóng di cư thời Tổng thống Trump

06:26:54 05/02/2025
Hoạt động mới sẽ đòi hỏi phải tăng cường nhân viên và hàng hóa đến căn cứ biệt lập này, nơi hoàn toàn phụ thuộc vào các sứ mạng tiếp tế đường không và đường biển từ Mỹ.
Tổng thống Trump ủng hộ Israel, cứng rắn với Liên hợp quốc

Tổng thống Trump ủng hộ Israel, cứng rắn với Liên hợp quốc

06:24:44 05/02/2025
Cùng thời điểm đó, Israel cũng tăng cường gây sức ép lên UNRWA. Quốc hội Israel (Knesset) đã thông qua 2 dự luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ Israel, bao gồm cả khu vực Đông Jerusalem.

Có thể bạn quan tâm

Tiết lộ về nữ doanh nhân ở Hải Dương nhảy xuống hồ cứu 3 cháu bé

Tiết lộ về nữ doanh nhân ở Hải Dương nhảy xuống hồ cứu 3 cháu bé

Tin nổi bật

09:41:09 05/02/2025
Cứu sống 3 cháu bé, chị Nguyễn Thị Trang (Hải Dương) gần như kiệt sức, thều thào kêu chồng giúp đỡ. May mắn người phụ nữ này lên bờ an toàn sau khi có hành động nghĩa hiệp.
Hà Nội: Cán bộ trung tâm phát triển quỹ đất bị tạm giữ vì hành hung người khác

Hà Nội: Cán bộ trung tâm phát triển quỹ đất bị tạm giữ vì hành hung người khác

Pháp luật

09:27:32 05/02/2025
Một cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng, liên quan đến vụ hành hung người xảy ra trên địa bàn xã Thạch Hòa.
Sao Hoa ngữ 5/2: Tài xế đăng ảnh ốm yếu của Từ Hy Viên trước khi mất ít ngày

Sao Hoa ngữ 5/2: Tài xế đăng ảnh ốm yếu của Từ Hy Viên trước khi mất ít ngày

Sao châu á

09:17:36 05/02/2025
Một tài xế công bố hình ảnh ốm yếu của Từ Hy Viên vài ngày trước khi mất, hình ảnh này ngay lập tức được lan truyền khắp mạng xã hội Trung Quốc.
Các cựu hot girl tuổi Tỵ hiện tại: Visual "đóng băng thời gian", style sang chuẩn phú bà

Các cựu hot girl tuổi Tỵ hiện tại: Visual "đóng băng thời gian", style sang chuẩn phú bà

Phong cách sao

09:15:22 05/02/2025
Huyền Baby, Tâm Tít và Midu là những cái tên đại diện cho những mỹ nhân tuổi Tỵ sở hữu sự nghiệp thành công rực rỡ.
Đừng chỉ mặc đồ trơn màu, chị em nên diện váy họa tiết theo 10 cách tuyệt xinh chứ không "sến" để du Xuân

Đừng chỉ mặc đồ trơn màu, chị em nên diện váy họa tiết theo 10 cách tuyệt xinh chứ không "sến" để du Xuân

Thời trang

09:11:15 05/02/2025
Vào dịp đầu năm mới Ất Tỵ, các nàng nên áp dụng phong cách thời trang nổi bật, tươi mới để phù hợp với không khí Tết.
Nhan sắc đời thường trẻ trung của ca sĩ Mỹ Tâm

Nhan sắc đời thường trẻ trung của ca sĩ Mỹ Tâm

Người đẹp

09:03:21 05/02/2025
Trên trang cá nhân, ca sĩ Mỹ Tâm thường xuyên cập nhập ảnh mới với phong cách trang điểm nhẹ nhàng, toát lên vẻ xinh đẹp, dịu dàng.
Xây nhà trên đất của bố mẹ chồng cho, tôi không có quyền được làm theo ý mình

Xây nhà trên đất của bố mẹ chồng cho, tôi không có quyền được làm theo ý mình

Góc tâm tình

08:57:17 05/02/2025
Bố mẹ chồng quyết định sẽ hỗ trợ tài chính để xây nhà cho vợ chồng tôi trên mảnh đất của ông bà. Nhưng chuyện xây sửa, thiết kế ra sao con dâu không có quyền được lên tiếng
Cãi vã căng thẳng, chồng đốt xe của vợ giữa đường, 4 người trên xe hoảng loạn tháo chạy

Cãi vã căng thẳng, chồng đốt xe của vợ giữa đường, 4 người trên xe hoảng loạn tháo chạy

Netizen

08:29:38 05/02/2025
Trong cuộc sống hôn nhân, việc vợ chồng có mâu thuẫn là hết sức bình thường, quan trọng là người trong cuộc phải luôn bình tĩnh và giải quyết vấn đề dựa trên nguyên tắc tôn trọng đối phương.
Sơn La - điểm đến lý tưởng du xuân đầu năm

Sơn La - điểm đến lý tưởng du xuân đầu năm

Du lịch

08:16:08 05/02/2025
Sự kết hợp của điểm đến Mộc Châu, sắc màu văn hóa và những lễ hội ấn tượng đã giúp Sơn La thu hút lượng khách cao kỷ lục, thu về gần 300 tỷ đồng từ dịch vụ du lịch dịp Tết Nguyên đán năm 2025.
Nữ nhân viên bị sa thải vì không đủ năng lực làm việc: Tòa án tuyên bố công ty phải bồi thường hơn 127 triệu đồng

Nữ nhân viên bị sa thải vì không đủ năng lực làm việc: Tòa án tuyên bố công ty phải bồi thường hơn 127 triệu đồng

Lạ vui

08:14:20 05/02/2025
Công ty đã kháng cáo và kiện lên tòa án cấp cao hơn nhưng vẫn phải bồi thường nữ nhân viên này. Nữ nhân viên được ký hợp đồng vô thời hạn bất ngờ bị sa thải