Thế giới ghi nhận trên 107,9 triệu ca mắc, 2,36 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 11/2 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 107.950.666 ca mắc COVID-19 và 2.367.355 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 79.991.811 ca.
Chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 từ cứu thương vào một bệnh viện ở London, Anh ngày 2/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch vẫn là Mỹ, nước hiện đã ghi nhận 27.897.214 ca mắc và 483.200 ca tử vong. Ngày 10/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết những người được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, phù hợp với tiêu chí sẽ không cần cách ly sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Các tiêu chí bao gồm những người tiếp xúc với COVID-19 đã được tiêm chủng đầy đủ, phơi nhiễm trong vòng 3 tháng sau khi nhận liều cuối cùng và họ vẫn không có triệu chứng kể từ lần phơi nhiễm hiện tại. Số ca mắc COVID-19 ở Mỹ đã giảm dần kể từ giai đoạn đỉnh dịch vào ngày 8/1 vừa qua, song biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh đang lan nhanh tại Mỹ có nguy cơ dẫn đến làn sóng dịch bệnh mới tại nước này.
Xếp sau Mỹ về số ca mắc COVID-19 là Ấn Độ với 10.871.060 ca mắc và 155.399 ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với 9.662.305 ca mắc và 234.945 ca tử vong, Nga với 4.027.748 ca mắc và 78.687 ca tử vong, Anh với 3.985.161 ca mắc và 114.851 ca tử vong.
Tại châu Âu, Ireland có kế hoạch gia hạn lệnh phong tỏa đến tháng 4 tới. Theo Thủ tướng Ireland Micheal Martin, chính phủ nước này đang xem xét tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn cho đến kỳ nghỉ lễ Phục sinh. Ông cho biết kế hoạch kéo dài phong tỏa đang được thảo luận, song khẳng định việc mở lại trường học và các dự án xây dựng sẽ là ưu tiên hàng đầu. Tính đến thời điểm này, Ireland có gần 206.000 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 3.700 ca tử vong. Hơn 40% số ca không qua khỏi ở nước này ghi nhận trong 6 tuần đầu tiên của năm 2021.
Ở Anh, Giám đốc Hiệp hội nghiên cứu cấu trúc gene COVID-19, bà Sharon Peacock cảnh báo biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại vùng Kent của nước này có khả năng sẽ lây lan ra toàn thế giới và cuộc chiến chống dịch COVID-19 sẽ tiếp diễn trong ít nhất một thập kỷ.
Trong bối cảnh đó, vấn đề vaccine đang thu hút sự quan tâm lớn.
Video đang HOT
Ngày 10/2, Cơ quan Quản lý dược phẩm (EMA) của Liên minh châu Âu (EU) đã đề nghị các nhà sản xuất vaccine tiến hành kiểm tra xem liệu vaccine của họ có bảo vệ con người trước các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được không. Việc một số biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện gần đây là dấy lên lo ngại về nguy cơ tăng số ca nhiễm, trong khi virus gây bệnh có thể “nhờn” vaccine. EMA cho biết đang soạn thảo một bản hướng dẫn mới dành cho các nhà sản xuất đang lên kế hoạch điều chỉnh vaccine hiện tại để ứng phó với các biến thể mới của virus. Đến nay, cơ quan trên đã phê chuẩn 3 vaccine để sử dụng trong EU, gồm vaccine của các hãng dược Pfizer/BioNTech (Mỹ-Đức), Moderna (Mỹ) và AstraZeneca/Oxford (Thụy Điển-Anh).
Tại Đông Nam Á, Thái Lan ngày 11/2 công bố kế hoạch tiêm vaccine cho 1 triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất vào tháng 5 tới và triển khai tiêm chủng đại trà sau đó một tháng. Phát biểu họp báo, ông Sopon Iamsirithaworn tại Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Thái Lan cho biết chiến dịch tiêm vaccine ở nước này chia thành hai giai đoạn, gồm từ tháng 2-5 và tháng 6-12. Trong giai đoạn đầu tiên, 2 triệu nhân viên y tế tuyến đầu ở những khu vực nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19 sẽ được tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc. Giai đoạn 6 tháng tiếp theo sử dụng 61 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca (Anh).
Dự kiến, vaccine AstraZeneca sẽ được sản xuất nội địa ở Thái Lan kể từ tháng 6 tới. Khoảng 1.000 bệnh viện ở Thái Lan đã sẵn sàng triển khai chương trình tiêm chủng. Mỗi bệnh viện có thể thực hiện tiêm 500 liều vaccine mỗi ngày, trong vòng 20 ngày có thể hoàn thành mục tiêu 10 triệu mũi tiêm/tháng. Thái Lan có kế hoạch tiêm chủng ngừa COVID-19 cho khoảng 60% số người trưởng thành ở nước này vào cuối năm nay để tiến gần hơn tới miễn dịch cộng đồng.
Trong khi đó, tại Malaysia, nước này có kế hoạch đề nghị tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho hàng triệu người nước ngoài, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang tìm cách kiểm soát các cụm lây nhiễm xuất hiện trong các nhà máy, đồn điền và công trường. Nội các Malaysia cũng đã đồng ý cung cấp vaccine miễn phí cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, Ủy ban Cung ứng vaccine phòng COVID-19 của Chính phủ sẽ thảo luận thêm về cách thực hiện, đồng thời sẽ liên hệ với chính quyền các bang, đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ.
Người dân Đông Nam Á đón Tết âm lịch thích nghi với tình hình dịch COVID-19
Tết Nguyên Đán luôn là dịp lễ đoàn viên đặc biệt đối với người dân nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nhưng dịch COVID-19 đã phần nào tác động đến ngày lễ này.
Trang trí Tết âm lịch tại một địa điểm ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Reuters
Người dân tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã chia sẻ diễn biến mới trong kế hoạch đón năm Tân Sửu của họ với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc).
Singapore
Các biện pháp giãn cách xã hội được tăng cường tại Singapore từ 26/1 với hạn chế mỗi gia đình chỉ đón 8 khách tới thăm mỗi ngày. Chính phủ khuyến khích người dân Singapore chỉ đến tối đa 2 nhà khác/ngày trong dịp Tết Nguyên Đán này.
Nhiều người dân Singapore đã có biện pháp thích ứng với yêu cầu mới qua việc chia các thành viên trong gia đình thành nhóm 8 người để đến thăm trong những ngày khác nhau.
Việt Nam
Nguyen Anh Van đã 4 năm không ăn Tết cùng gia đình tại Quảng Ninh. Năm nay cô dự kiến tiếp tục ăn Tết xa nhà. Cô gái 26 tuổi hiện là biên tập viên một tạp chí tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, bất kể khi nào có thời gian rảnh rỗi, Van sẽ cập nhật tình hình người thân trong gia đình bởi dịch COVID-19 vẫn có diễn biến phức tạp.
Vân chia sẻ cô háo hức được xem "Táo quân" và hồi tưởng lại kỷ niệm trước đây vào mỗi dịp cuối năm đều cùng bà theo dõi chương trình này.
Thái Lan
Cứ đến Tết Nguyên Đán, đảo Phuket của Thái Lan lại nêm chặt khách du lịch, chủ yếu là người Trung Quốc. Hòn đảo này là điểm đến đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán với người Thái Lan và du khách nước ngoài bởi cộng đồng gốc Hoa Peranakan ở đây thường tổ chức mừng dịp lễ đầu năm âm lịch này.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 khiến ngành du lịch Thái Lan gặp nhiều khó khăn. Năm 2019, Phuket đón 14,5 triệu du khách, đến năm 2020 chỉ có 4 triệu du khách đến hòn đảo này.
Để quảng bá du lịch dịp Tết âm lịch, chính quyền Phuket trong tháng 1đã bãi bỏ quy định cách ly bắt buộc 2 tuần đối với du khách từ các tỉnh thành khác của Thái Lan. Tuy nhiên, yêu cầu không tổ chức các lễ kỷ niệm trong khoảng thời gian từ 19-21/2 khiến việc mừng Tết âm lịch sẽ bị giảm quy mô.
Malaysia
Gần đây Malaysia đã nới lỏng một số hạn chế trong dịp Tết Nguyên Đán, tạo điều kiện để người dân dự tiệc mừng năm mới với tối đa 15 người. Tuy nhiên, khách mời phải ở trong phạm vi 10 km quanh nhà người tổ chức.
Indonesia
Với số ca mắc COVID-19 đã vượt quá 1 triệu trường hợp, chính phủ Indonesia quyết định kéo dài hạn chế di chuyển tránh lây lan dịch cho đến 22/2. Theo quy định mới nhất, những cơ sở kinh doanh bán lẻ có thể mở cửa đến 9 giờ tối.
Bà Marina Basuki (62 tuổi) hiện sống tại Jakarta chia sẻ rằng vào ngày đầu năm mới bà dự định dậy sớm và đến chùa để cầu nguyện bởi có quy định hạn chế số lượng người đến những địa điểm này. Bà nói: "Tôi sẽ cầu nguyện và quay trở về nhà. Năm nay, ngày đầu năm mới sẽ như mọi ngày khác".
Trung Quốc nói nên ngăn 'can thiệp bên ngoài' ở Biển Đông Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng Bắc Kinh và ASEAN nên hợp tác để loại bỏ "sự can thiệp từ bên ngoài" trong vấn đề Biển Đông. Tuyên bố trên được ông Vương đưa ra trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tại Kuala Lumpur hôm nay, nhưng người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc không...