Thế giới ghi nhận 219,4 triệu ca mắc, 4,5 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 2/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 219.467.229 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.548.893 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 196.291.045 người. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 659.930 ca tử vong trong tổng số hơn 40,3 triệu ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 439.559 ca tử vong trong số hơn 32,8 triệu ca. Brazil đứng thứ 3 với 581.228 ca tử vong trong số hơn 20,8 triệu ca.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Coral Gables, gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Đông Nam Á, Bộ Y tế Campuchia ngày 2/9 xác nhận có thêm 12 người tử vong và 416 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 112 ca nhập cảnh. Tới nay, Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 93.926 ca mắc COVID-19, trong đó 89.500 người đã khỏi bệnh và 1.928 người tử vong. Báo Khmer Times đưa tin thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi tại Campuchia đang được hối thúc khẩn trương đi tiêm vaccine phòng COVID-19, trong bối cảnh tốc độ tiêm phòng cho trẻ trong độ tuổi này diễn ra còn chậm và giới chức liên quan cần phải có giải pháp phù hợp để hoàn thành chiến dịch tiêm phòng đúng thời hạn.
Tại Lào, Ủy ban Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về phòng chống và kiểm soát COVID-19 thông báo nước này có thêm 129 ca nhập cảnh và 41 ca lây nhiễm trong nước. Tới nay, Lào đã ghi nhận 15.459 ca mắc và 14 ca tử vong vì COVID-19. Đã có 10.128 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện. Tính đến ngày 31/8, hơn 4 triệu người hiện đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, đưa quốc gia Đông Nam Á này tiến gần hơn đến mục tiêu tiêm vaccine cho 50% dân số trưởng thành vào cuối năm nay.
Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 của Thái Lan cùng ngày thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng thêm 14.956 ca, nâng tổng số ca mắc lên 1.234.487 ca. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca mắc mới tại Thái Lan ở mức dưới 15.000 ca. Thái Lan cũng ghi nhận thêm 262 ca tử vong, nâng số bệnh nhân không qua khỏi lên 12.103 người. Trong số các ca nhiễm mới, hơn 6.000 ca được phát hiện ở Bangkok và 5 tỉnh lân cận, trong khi hơn 50% số ca tử vong mới cũng đến từ những khu vực này. Trong thời gian gần đây, Thái Lan đang nỗ lực đẩy mạnh chương trình tiêm chủng quốc gia. Cho đến nay, khoảng 12% dân số Thái Lan đã được tiêm chủng đủ liều.
Bộ Y tế Philippines (DOH) cùng ngày thông báo có thêm 16.621 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 2.020.484 ca. Số người tử vong cũng tăng lên 33.680 người sau khi có thêm 148 bệnh nhân không qua khỏi. Philippines đã tiêm hơn 33,7 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Tính đến nay, hơn 13,9 triệu người đã được tiêm chủng đủ liều.
Malaysia cũng báo cáo thêm 20.988 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 1.786.004 ca. Đáng chú ý, trong số các ca mắc mới chỉ có 1 ca nhập cảnh, còn lại là các ca lây nhiễm trong nước. Nước này cũng ghi nhận thêm 249 ca tử vong, nâng số người không qua khỏi vì dịch COVID-19 lên 17.191 người. Hiện khoảng 61% dân số Malaysia đã được tiêm ít nhất mũi vaccine và 46,7% dân số đã được tiêm đủ liều.
Tại Nam Á, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 32.857.937 ca với 47.092 ca mắc mới được ghi nhận. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 509 ca lên 439.529 người. Tổng cộng 32.028.825 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện, tăng thêm 35.181 người.
Video đang HOT
Tại Đông Bắc Á, Hàn Quốc cùng ngày thông báo có thêm 1.961 ca mắc, nâng tổng số ca nhiễm lên 255.401 ca. Trong số các ca mắc mới có 555 cư dân Seoul. Nước này cũng ghi nhận thêm 11 ca tử vong, nâng số người không qua khỏi lên 2.303 người.
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time 7:55
X
Tại châu Đại Dương, Australia đang phải chật vật đối phó với làn sóng dịch thứ ba khi trong ngày 2/9, nước này ghi nhận 1.477 ca mắc mới, mức cao nhất tính từ đầu dịch đến nay. Bất chấp số ca mắc mới tăng cao kỷ lục, Giám đốc y tế liên bang Paul Kelly cho rằng đã đến lúc người dân Australia phải “học cách sống chung” với virus SARS-CoV-2.
Nước láng giềng New Zealand cũng thông báo có thêm 49 lây nhiễm trong cộng đồng. So với 75 ca ghi nhận trong ngày 1/9, 49 ca ngày 31/8 và 53 ca ngày 30/8 thì có thể thấy dường như số ca mắc COVID-19 tại New Zealand đang giảm xuống. Trước thực tế này, Thủ tướng Jacinda Ardern khẳng định đến thời điểm hiện tại, New Zealand vẫn giữ nguyên mục tiêu đưa số ca COVID-19 tại nước này về bằng 0. Đợt dịch COVID-19 lần này bùng phát tại New Zealand vào hôm 17/8 khi nước này phát hiện trường hợp mắc đầu tiên sau 170 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến nay đã có 736 ca bệnh, trong đó 720 ca ở thành phố Auckland.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Nga. Ảnh: Moskva News Agency/ TTXVN
Tại châu Âu, Nga ghi nhận 18.985 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 6.956.318 ca. Trong khi đó, số ca tử vong trên toàn quốc cũng tăng thêm 798 người lên 184.812 người; số bệnh nhân đã bình phục tăng 18.669 người lên 6.218.048 người. Ông Denis Protsenko, bác sĩ trưởng của bệnh viện điều trị COVID-19 chính của Nga ở Moskva, đã cảnh báo khả năng bùng phát làn sóng dịch mới vào tháng 9 tới, khi năm học mới bắt đầu. Tuy nhiên, dịch bệnh sẽ lắng dịu khi ngày càng có nhiều người tiêm vaccine.
Bộ Y tế Bulgaria ngày 2/9 thông báo từ ngày 7/9, các nhà hàng và quán bar ở Bulgaria sẽ phải đóng cửa lúc 22h, trong khi các cuộc thi đấu thể thao trong nhà sẽ được tổ chức mà không có khán giả. Quy định mới có hiệu lực đến cuối tháng 10. Bulgaria đang chứng kiến sự gia tăng đặc biệt số ca mắc COVID-19 trong những tuần gần đây, chủ yếu nhiễm biến thể Delta. Chỉ tính riêng trong ngày 2/9, nước này ghi nhận 1.745 ca mắc mới, nâng tổng số ca đang được điều trị lên khoảng 32.192 ca. Khoảng 18.950 người đã tử vong vì dịch COVID-19 sau khi có thêm 54 người không qua khỏi.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 206,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h ngày 13/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 206.513.289 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.352.955 bệnh nhân đã tử vong. Hiện số bệnh nhân phục hồi là hơn 185,3 triệu người.
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại bệnh viện dã chiến ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau vài tháng số ca mắc mới chững lại trên thế giới, biến thể Delta lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ, có tốc độ siêu lây nhiễm đang là thủ phạm khiến làn sóng dịch tại nhiều nước bùng phát trở lại. Nhiều quốc gia đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất từ trước tới nay.
Thái Lan và Mexico đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày tăng ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại hai nước này. Ngày 13/8, Thái Lan ghi nhận thêm 23.418 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ đầu dịch COVID-19. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này đã lên tới 863.189 ca, bao gồm 7.126 ca tử vong. Riêng số bệnh nhân không qua khỏi trong 24 giờ qua là 184 người.
Trong 24 giờ qua, Bộ Y tế Mexico cho biết nước này đã ghi nhận 24.975 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 3.045.571 ca. Đến nay, Mexico có tổng cộng 246.811 bệnh nhân tử vong do COVID-19 sau khi ghi nhận thêm 608 ca tử vong trong ngày 12/8.
Ngoài Thái Lan, nhiều nước tại Đông Nam Á khác tiếp tục ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc mới COVID-19 trong ngày 13/8. Bộ Y tế Malaysia thông báo có thêm 21.468 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên 1.363.683 ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm 277 ca, nâng số người không qua khỏi vì COVID-19 lên 11.968 người.
Indonesia cùng ngày cũng ghi nhận 30.788 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 3.804.943 ca. Nước này cũng ghi nhận thêm 1.432 ca tử vong, nâng số bệnh nhân không qua khỏi lên 115.096 ca.
Tại Philippines, ngày 13/8 Bộ Y tế (DOH) thông báo nước này có thêm 13.177 ca mắc mới COVID-19, mức cao thứ hai kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 1 năm ngoái. Hiện số ca mắc trên toàn quốc tại Philippines đã lên tới 1.713.302 ca. Số người tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 29.838 người sau khi có thêm 299 bệnh nhân không qua khỏi.
Trước nguy cơ dịch bùng phát mạnh, ngày 13/8, người phát ngôn Chính phủ Philippines Harry Roque thông báo nước này sẽ gia hạn lệnh cấm nhập cảnh đối với tất cả các du khách đến từ Ấn Độ và 9 nước khác cho tới cuối tháng 8 này. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phê chuẩn đề xuất của lực lượng ứng phó dịch COVID-19 của chính phủ về gia hạn lệnh cấm đối với du khách đến từ 10 nước từ ngày 16-31/8.
Cũng trong ngày 13/8, số ca mắc mới tại Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt 20.000 ca/ngày. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca mắc mới ở nước này tăng cao kỷ lục. Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận thêm 5.773 ca mắc COVID-19, vượt qua mốc 5.042 ca mắc mới hôm 5/8. Trong tuần từ 7 - 13/8, số ca mắc mới bình quân ở thành phố này là 4.155,7 ca/ngày, tăng 8,8% so với một tuần trước đó. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đợt bùng phát lần này là do biến thể Delta. Tỷ lệ biến thể Delta trong tổng số ca nhiễm ở hầu hết các địa phương đang tăng khá nhanh.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Melbourne, Victoria, Australia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, bang New South Wales của Australia thông báo có 390 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, đánh dấu ngày có số ca nhiễm mới tăng cao chưa từng thấy. Giới chức Australia cảnh báo con số này có thể tăng trong vài ngày tới, bất chấp chính quyền bang đã áp đặt các biện pháp phong tỏa.
Một đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng hơn ở thành phố Sydney - thủ phủ bang New South Wales - đã thúc đẩy các vùng của Australia và bang lân cận thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại chưa từng có. Bang Western Australia trở thành bang mới nhất siết chặt các biện pháp hạn chế di chuyển từ bang New South Wales và thành phố Sydney - nơi ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục với 390 ca trong ngày 13/8.
Thủ hiến bang Western Australia, Mark McGowan cho biết từ ngày 17/8 tới, để được vào bang này, người dân sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính, chứng nhận đã tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, trải qua 14 ngày cách ly tại nhà và cài đặt ứng dụng theo dõi trên điện thoại của họ.
Cùng ngày, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum kêu gọi người dân nước này giảm thiểu đi du lịch trong kỳ nghỉ và đề nghị các công ty linh động cho nhân viên làm việc tại nhà, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 4 đang trở nên nghiêm trọng và tình trạng thiếu vaccine ở nước này.
Hình ảnh minh họa vaccine ngừa COVID-19 do Công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech phối hợp phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan tới vaccine ngừa COVID-19, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) Mỹ thông báo đã cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer Inc và Moderna Inc làm liều tăng cường cho những người có hệ miễn dịch yếu. Trước đó, hãng sản xuất vaccine Pfizer cho biết hiệu quả vaccine phòng chống COVID-19 của hãng giảm dần theo thời gian, từ mức 96% trong 4 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2, giảm còn 84% sau đó. Moderna cũng cho rằng cần tiêm mũi tăng cường để phòng bệnh, đặc biệt biến thể Delta đã "chọc thủng" hàng rào bảo vệ ở những người đã tiêm chủng vaccine đầy đủ 2 mũi.
Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) cho biết 777 triệu công dân nước này đã được tiêm đủ hai mũi vaccine, tương đương hơn một nửa dân số nước này. Đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc công bố thông tin về số người được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Tình hình dịch bệnh ngày 5/8 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h00 ngày 5/8, thế giới đã ghi nhận 201.238.115 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.274.914 ca tử vong. Có 181.190.437 người đã khỏi bệnh trong khi vẫn còn 94.565 người trong tình trạng bệnh nặng và nguy kịch. Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại một bệnh viện ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN...