Thế giới ghi nhận 126,8 triệu ca mắc, 2,78 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 27/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 126.867.807 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 2.782.269 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 102.277.983 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Delhi, Ấn Độ, ngày 24/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 561.169 ca tử vong trong tổng số 30.855.436 ca nhiễm. Tiếp đó là Brazil với 307.326 ca tử vong trong số 12.407.323 ca bệnh. Ấn Độ đứng thứ 3 với 161.310 ca tử vong trong số 11.918.834 bệnh nhân.
Tính theo tỷ lệ dân số, CH Séc là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 241 người tử vong. Tiếp đến là Hungary với 202 người và Bỉ 197 người/100.000 dân.
Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 42,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 940.700 ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribe, với hơn 762.800 ca tử vong trong hơn 24,2 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ có hơn 570.900 ca tử vong trong hơn 31,1 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận hơn 269.000 ca tử vong trong hơn 17,4 triệu ca nhiễm. Trung Đông có hơn 112.300 ca tử vong, châu Phi có hơn 111.500 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là 976 người.
Tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại các quốc gia Đông Nam Á. Giới chức y tế Campuchia ngày 27/3 xác nhận đã có thêm 179 ca mắc COVID-19 mới, mức cao nhất ghi nhận theo ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Trước đó, số ca bệnh theo ngày cao nhất chỉ là 105 trường hợp, ghi nhận ngày 15/3 vừa qua. Điều đáng lo ngại là có tới 178/179 số ca mắc mới là do lây nhiễm trong cộng đồng. Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia, bà Or Vandine, cho biết tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tại các địa phương hiện nay là đáng báo động khi các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lan rộng ở thủ đô Phnom Penh và một số tỉnh thành trong nước. Bà kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm ngặt các quy định y tế và không rời khỏi nhà nếu không thực sự cần thiết. Tính đến chiều 27/3, Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 2.147 ca mắc COVID-19, trong đó có 9 ca tử vong.
Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines thông báo đã ghi nhận 9.595 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh trên toàn quốc lên 712.442 người. Trong số này đã có 13.159 người không qua khỏi. Chính phủ thông báo sẽ áp đặt trở lại các biện pháp cách ly nghiêm ngặt hơn tại thủ đô Manila và các tỉnh lân cận từ ngày 29/3 đến ngày 4/4 tới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 19/3/2021. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Tại Thái Lan, trong ngày 27/3 cũng đã có thêm 1 ca tử vong và 80 ca mắc mới, trong đó 73 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 7 ca nhập cảnh. Các bệnh nhân chủ yếu sống ở thủ đô Bangkok. Như vậy đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 28.657 ca mắc COVID-19. Trong số này 27.136 bệnh nhân đã hồi phục và 93 người tử vong.
Cùng ngày, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) thông báo có 6 ca COVID-19 mới được ghi nhận, tất cả đều là ca nhập cảnh, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Hong Kong là 11.446 người. Theo Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, tính đến tối 26/3 đã có 430.000 người dân đặc khu được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, chiếm 6,6% tổng số người từ 16 tuổi trở lên đủ điều kiện tiêm chủng. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng cho biết với tốc độ tiêm phòng như hiện nay, sẽ phải mất một thời gian dài nữa Hong Kong mới có khả năng miễn dịch cộng đồng.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi trên đường phố Hong Kong (Trung Quốc) ngày 26/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Cũng trong ngày 27/3, thủ đô Tokyo của Nhật Bản ghi nhận 430 ca mắc COVID-19 mới, mức cao nhất kể từ ngày 18/2, và nâng tổng số ca bệnh ở thành phố này lên 119.661 ca. Số ca mắc mới gia tăng trong bối cảnh nhiều người dân bắt đầu ra đường sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ chưa đầy 1 tuần trước và hiện là thời điểm đẹp nhất để đi ngắm hoa anh đào.
Còn tại châu Âu, Chính phủ Italy thông báo sẽ mở cửa trở lại các trường học và nới lỏng lệnh phong tỏa được áp đặt trước đó tại Rome và khu vực lân cận. Tuy nhiên những thay đổi này sẽ chỉ được áp dụng kể từ sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh sắp tới. Theo đó sẽ cho mở lại cac lớp học từ lớp 6 trở xuống trên phạm vi cả nước, kể cả ở những vùng có nguy cơ cao thuộc thuộc nhóm “đỏ”. Trước đó, Italy đã đóng cửa hầu hết các trường học từ ngày 15/3 sau khi chính phủ ban hành lệnh đóng cửa một phần nhằm ngăn chặn làn sóng dịch thứ 3 do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bologna, Italy, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại CH Séc, sau cuộc họp bất thường kéo dài vào tối 26/3, Hạ viện Séc đã nhất trí gia hạn tình trạng khẩn cấp từ ngày 28/3 đến ngày 1/4 để ứng phó với đại dịch COVID-19. Ban đầu Chính phủ Séc đề xuất kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 30 ngày, kể từ ngày 28/3, nhưng không được Hạ viện ủng hộ. Bộ trưởng Y tế Séc Jan Blatný cho biết việc kéo dài tình trạng khẩn cấp là cần thiết để duy trì các biện pháp phòng chống dịch.
Trước đó, Séc cũng đã áp đặt tình trạng khẩn cấp kéo dài 30 ngày, từ ngày 27/2 – 28/3, với việc thực thi nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, trong đó có việc hạn chế đi lại giữa các địa phương. Đến nay, quốc gia Trung Âu này đã ghi nhận hơn 1,5 triệu ca mắc COVID-19 trong tổng số 10,7 triệu dân. Trong số những người mắc bệnh có hơn 25.600 người không qua khỏi và hiện vẫn có hơn 7.800 người đang phải nhập viện điều trị.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Lynchburg, bang Virginia, Mỹ ngày 12/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Mỹ, các văn phòng của Facebook sẽ mở cửa trở lại cho nhân viên vào tháng 5 tới sau khi đại dịch đã khiến các cơ sở này phải đóng cửa suốt một năm qua. Cụ thể là trụ sở chính của Facebook tại thành phố Menlo Park và các văn phòng trong khu vực sẽ hoạt động trở lại, nhưng chỉ cho 10% số nhân viên có mặt tại nơi làm việc. Việc triển khai vaccine ngừa COVID-19 và tình hình dịch bệnh được cải thiện được cho là những yếu tố khiến Facebook từng bước mở cửa trở lại các văn phòng làm việc. Microsoft gần đây cũng đã thông báo kế hoạch mở cửa trở lại trụ sở chính và triển khai các hình thức làm việc linh hoạt trong đại dịch. Trước đó, Facebook và nhiều công ty công nghệ khác ở Thung lũng Silicon đã chuyển sang hình thức làm việc tại nhà sau khi dịch bệnh bùng phát tại Mỹ.
Trên thế giới, tổng cộng hơn 510 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn tiếp tục kêu gọi các quốc gia giàu có tài trợ vaccine cho các nước nghèo trong bối cảnh khoảng cách về tiếp cận vaccine giữa các quốc gia vẫn còn quá lớn.
Thách thức khiến Ấn Độ, Nga, Trung Quốc tiêm chủng chậm chạp dù tự sản xuất vaccine
Vào ngày Ấn Độ bắt đầu triển khai chương trình tiêm phòng COVID-19, Amit Mehra đã có tên trong danh sách ưu tiên tiêm vaccine. Tuy nhiên, người đàn ông này đã không đặt lịch tiêm chủng.
Quảng trường Đỏ tại thủ đô Moscow, Nga. Ảnh: Getty Image
"Tôi không muốn tiêm chủng chỉ vì vaccine có sẵn", Mehra, 47 tuổi, nhân viên một bệnh viện tại Delhi, Ấn Độ, nói.
Cách đó hơn 4.000km, khi đi qua một điểm tiêm phòng COVID-19 lưu động gần Quảng trường Đỏ, thủ đô Moskva, anh Magomed Zurabov vẫn còn do dự. Nghi ngờ đại dịch được tạo ra có chủ ý, Zurabov cho biết anh không có ý định tiêm vaccine. Thay vào đó, Zurabov chỉ thực hiện các biện pháp phòng bệnh cần thiết, như đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn.
Dù nguồn cung vaccine không phải là vấn đề ở Nga, Trung Quốc hay Ấn Độ, khi tất cả các quốc gia này đều tự sản xuất vaccine, song chương trình tiêm chủng của các chính phủ này có những bước khởi đầu chậm chạp.
"Người dân không tỏ ra háo hức hay khẩn trương tiêm chủng. Ấn Độ đang trải qua giai đoạn đó khi căn bệnh này không còn lây lan mạnh, ngoại trừ ở một số bang. Mọi người đã nới lỏng cảnh giác khi cho rằng dịch đã qua đi theo suy nghĩ của họ", Ajeet Jain, bác sĩ tại bệnh viện Rajiv Gandhi Super Specialty ở Delhi, nói.
Ngay cả khi tình trạng nguồn cung vaccine được cải thiện, phần lớn thế giới có thể phải mất nhiều năm để tiêm chủng trên diện rộng. Giới chuyên gia đánh giá việc triển khai vaccine ở Ấn Độ, Nga và Trung Quốc vẫn có thể diễn ra chậm chạp trong thời gian tới, bởi những thách thức trong việc tiếp cận với các cộng đồng dân cư rộng lớn và xa xôi, thiếu sự quan tâm của công chúng và các ưu tiên y tế khác cấp bách hơn.
Tuy nhiên, họ cũng đang tìm cách khắc phục tình trạng này. Chiến dịch tiêm chủng của Ấn Độ đã tăng tốc trong hai tuần qua, khi các phòng khám tư nhân đang nỗ lực giúp chính phủ quản lý việc tiêm chủng và mở rộng phạm vi tiêm chủng cho đối tượng trên 60 tuổi. Ấn Độ đang nỗ lực triển khai 3 triệu liều vaccine/ngày trong tuần này, và nếu được duy trì, họ sẽ đạt mục tiêu tiêm chủng cho 20% dân số vào tháng 8.
Một phụ nữ được tiêm vaccine COVID-19 tại Bệnh viện Dasappa ở Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: EPA
Chiến dịch tiêm chủng đã diễn ra với tốc độ chậm hơn mong đợi. Đối với 30 triệu nhân viên y tế và tuyến đầu, nhóm được ưu tiên tiêm đầu tiên, một số người vẫn tỏ ra do dự tiêm Covaxin, loại vaccine phát triển trong nước được cấp phép sử dụng trước khi công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 3. Dữ liệu tạm thời cho thấy hiệu quả của vaccine này là 81%.
"Điều này cũng gây ra nhiều hiểu lầm. Các nhân viên y tế sẽ được tiêm vaccine trong đợt đầu tiên. Họ là những người hiểu rõ quá trình này hơn ai hết nhưng họ đã từ chối làm điều mà họ nên làm", Tiến sĩ Shahid Jameel, nhà virus học và Giám đốc của Trường Sinh học Trivedi thuộc Đại học Ashoka cho biết.
Ông Jameel nói thêm rằng Ấn Độ cũng đã ngừng huy động toàn bộ lực lượng y tế để tiêm phòng COVID-19. Nước này chỉ giữ lại khoảng một nửa nhân viên để phụ trách việc tiêm chủng cho các căn bệnh nguy hiểm khác. "Chương trình tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ có thai phải được tiếp tục triển khai song song với COVID-19", ông nói.
Ở Ấn Độ, quốc gia có độ tuổi trung bình khoảng 28, COVID-19 không phải nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, khi số người tử vong vì COVID-19 ở khoảng 160.000, bằng 1/3 số ca tử vong vì bệnh lao mỗi năm.
"Nhìn vào tỉ lệ tử vong ở Nam Á, bạn sẽ biết lý do tại sao mọi người từ chối tiêm vaccine. Ý thức về rủi ro khi tiêm vaccine của họ thấp hơn đáng kể so với người Anh", Oommen C Kurian, thành viên cấp cao của Tổ chức nghiên cứu Observer tại Delhi, nói.
Điều tương tự cũng xảy ra với người dân Bắc Kinh. Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt nhưng hiệu quả để ngăn chặn virus SARS-CoV-2. Dù chính phủ đã cho phép sử dụng loại vaccine đầu tiên trong trường hợp khẩn cấp vào tháng 7, nhưng cho đến nay chỉ có 4% dân số cả nước được tiêm chủng.
"Một trong những yếu tố quan trọng nhất là suy nghĩ cho rằng Trung Quốc có nguy cơ lây nhiễm thấp. Vì vậy mọi người nghĩ tại sao lại phải tiêm chủng? Chúng tôi đã an toàn", Yanzhong Huang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế Toàn cầu tại Đại học Seton Hall, bang New Jersey, Mỹ, nói.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 20/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc gia này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số vào tháng 7. Để đạt được điều đó, Trung Quốc phải tiêm khoảng 4 triệu mũi/ngày, trong khi số liệu thống kê mới nhất cho thấy con số hiện tại khoảng 640.000/ngày.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng phải cân bằng nhu cầu trong nước với cam kết cung cấp ít nhất 463 triệu liều vaccine cho nước ngoài, trong số đó là viện trợ cho các đối tác chiến lược. Cho đến nay, Trung Quốc chịu rất ít áp lực phải tích trữ vaccine cho nhu cầu trong nước.
"Mọi người xem đây là minh chứng cho thấy Trung Quốc trở thành lãnh đạo toàn cầu, hay là một cường quốc có trách nhiệm và đáng tin cậy", Huang nói.
Nga đã chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bởi COVID-19, khi thống kê chỉ ra khoảng 90.000 người Nga tử vong vì đại dịch dù số liệu này được cho thấp hơn thực tế. Nga đặt mục tiêu tiêm chủng cho 60% dân số vào giữa năm nay, nhưng nỗ lực tiêm chủng hiện tại còn cách đích rất xa.
Một cuộc thăm dò ý kiến của người Nga trong tháng này cho thấy 2/3 người dân không sẵn sàng tiêm vaccine sản xuất nội địa Sputnik- V, dù nhiều nghiên cứu đã đánh giá vaccine này an toàn và hiệu quả..
Sergei Rybakov, đại diện của Tổ chức Liên minh Bác sĩ của phe đối lập, cho biết việc thiếu tin tưởng vào Chính phủ Nga là một rào cản quan trọng. Mặc dù nhà nước đã quảng bá Sputnik-V khắp thế giới, lập tài khoản Twitter riêng cho loại vaccine này, nhưng họ ít quảng bá vaccine cho người Nga.
"Nhiệm vụ của chính phủ là chỉ ra tiêm vaccine là cần thiết và an toàn. Ở Nga, việc này đã không được thực hiện ở mức độ cần thiết. Bạn cần cho mọi người thấy không tiêm vaccine sẽ nguy hiểm hơn tiêm chúng" ,ông Rybakov nói.
Những rào cản tương tự có khả năng làm chậm nỗ lực tiêm chủng ở các quốc gia khác. Babak Javid, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California ở San Francisco, cho rằng ngay cả khi nguồn cung vaccine được đảm bảo, một số quốc gia vẫn sẽ mất nhiều năm để tiêm chủng đủ 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng.
"Bạn có thể không xóa sổ hoàn toàn COVID-19, nhưng ít nhất có thể giúp cơ sở hạ tầng y tế không rơi vào tình trạng quá tải", Javid nói và cho rằng giới chức các quốc gia có thể tập trung nỗ lực tiêm vaccine cho nhân viên y tế và nhóm người có rủi ro cao nhất.
Toàn thế giới đã ghi nhận 91.459.410 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 12/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 91.459.410 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.956.575 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 65.448.821 người. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, tây...