Thế giới đón Lễ Phục sinh lặng lẽ giữa Covid-19
Hơn hai tỷ người Kitô giáo đón Lễ Phục sinh trực tuyến hay trong ôtô, khi các cuộc tập trung đông người bị cấm và nhà thờ đóng cửa do đại dịch.
Lễ Phục sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của Kitô giáo, diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 để tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus bị hành hình và phục sinh từ cõi chết. Trong ngày lễ này, các tín đồ sẽ dự lễ tại nhà thờ, diễu hành trong những bộ trang phục sặc sỡ, quây quần cùng gia đình, còn trẻ em thích thú chơi đùa với Trứng Phục sinh. Tuy nhiên, hơn hai tỷ tín đồ Kitô giáo ngày 12/4 năm nay phải đón Lễ Phục sinh theo những cách khác lạ do Covid-19 hoành hành khắp thế giới.
Trong ảnh, Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ Via Crucis (Đường Thánh giá) vào tối 10/4 giữa Quảng trường Thánh Peter vắng lặng. Buổi lễ Vọng Phục sinh của ông đêm qua diễn ra qua livestream với sự có mặt của khoảng 20 người, thay vì đám đông khoảng 100.000 tín hữu như những năm trước đây, do lo ngại Covid-19.
Vatican hiện ghi nhận 8 ca dương tính nCoV, chưa có ca tử vong nào. Italy đã báo cáo hơn 156.000 người mắc Covid-19 trên toàn quốc, trong đó gần 20.000 người đã chết. Ảnh: Alessandra Tarantino/AP
Mục sư Cliff Lea giảng đạo tại bãi đỗ xe ở nhà thờ thành phố Leesburg, bang Florida, Mỹ, hôm 12/4, khi các tín đồ ngồi bên trong ôtô để đảm bảo cách biệt cộng đồng. Mỹlà vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 550.000 ca nhiễm nCoV, trong đó gần 22.000 người chết. Ảnh: Stephen M. Dowell/AP
Một phụ nữ ở San Vicente de La Sonsierra, phía bắc Tây Ban Nha, đứng rung chuông từ trên ban công hôm 9/4, khi một loạt hoạt động của Lễ Phục sinh bị hủy do dịch bệnh.
Tây Ban Nhaghi nhận hơn 166.000 ca nhiễm, hơn 17.000 ca tử vong, là vùng dịch lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới. Chính phủ nước này đã ra lệnh kéo dài phong tỏa toàn quốc tới ngày 25/4 và có thể gia hạn dù tình hình dịch bệnh có nhiều tín hiệu tích cực. Ảnh: Alvaro Barrientos/AP
Video đang HOT
Các mục sư đeo khẩu trang và ngồi cách xa nhau để đảm bảo cách biệt cộng đồng khi tham dự Lễ Phục sinh ở nhà thờ Yoido Full Gospel, Seoul, Hàn Quốc hôm 12/4. Ảnh: Lee Jin-man/AP
Các tín đồ quỳ gối trước khi chiếc xe chở tượng Chúa Jesus đi ngang qua ở thủ đô Caracas, Venezuela, hôm 8/4. Lễ rước thường niên năm nay bị huỷ do lệnh phong tỏa nên giáo hội đã đặt tượng Chúa lên xe lái quanh thành phố để người dân ở nhà vẫn được ngắm nhìn và bày tỏ lòng tôn kính. Ảnh: Ariana Cubillos/AP
Linh mục Xavier Lemble tổ chức thánh lễ đặc biệt với những bức ảnh chân dung của các giáo dân đặt trên các băng ghế trong nhà thờ ở Bethune, Pháp hôm 12/4.
Pháplà vùng dịch lớn thứ tư thế giới với hơn 132.000 người dương tính nCoV và hơn 14.000 người chết. Pháp phong tỏa toàn quốc từ ngày 17/3, dự kiến kéo dài đến 15/4, nhưng có thể gia hạn. Ảnh: Pascal Rossignol/Reuters
Các thành viên trong một gia đình ở khu Bờ Tây, Palestine, theo dõi buổi lễ ở nhà thờ được phát trực tiếp qua mạng hôm 12/4. Ảnh: Raneen Sawafta/Reuters
Cha Reverend Campbell Paget cử hành thánh lễ với một thành viên duy nhất trong giáo đoàn vào lúc sáng sớm ở nhà thờ All Saints’, giáo xứ Brenchley, Anh hôm 12/4. Chính phủ Anh đã kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp phong tỏa bằng cách mừng Lễ Phục sinh tại nhà. Nước này hiện ghi nhận hơn 84.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 10.600 ca tử vong. Ảnh: Ben Stansall/AFP
Linh mục Ivan Matic cầm thánh giá và ban phước cho các tín đồ trên đường phố vắng vẻ ở Zagreb, Croatia hôm 12/4. Ảnh: Antonio Bronic/Reuters
Mục sư Randy Weaver livestream Lễ Phục sinh tại nhà thờ ở Montgomery, bang Texas, Mỹ hôm 12/4. Ảnh: David J. Phillip/AP
Một người đàn ông cầu nguyện một mình giữa thánh đường ở San Antonio, bang Texas, Mỹ hôm 12/4. Ảnh: Eric Gay/AP
Các linh mục đứng chờ để vào Nhà thờ Mộ Thánh ở thành phố cổ Jerusalem hôm 9/4, nơi người Kito Giáo tin rằng Chúa Jesus bị đóng đinh vào thập giá, được mai táng và sống lại sau 3 ngày. Nhà thờ hiện bị đóng cửa để phòng ngừa dịch bệnh.
Đức Tổng giám mục Jerusalem, ông Pierbattista Pizzaballa, đã kêu gọi tín hữu đừng nản lòng. “Thông điệp của Lễ Phục sinh đó là sự sống sẽ chiến thắng bất chấp tất cả”, ông nói tại buổi lễ chỉ có vài mục sư tham dự. Ảnh: Ariel Schalit/AP
Lần đầu tiên hành lễ Phục sinh trực tuyến để tránh lây lan dịch COVID-19
Giáo hoàng Francis lần đầu tiên phá vỡ truyền thống có từ nhiều thế kỷ nay, và phát trực tiếp (livestream) thánh lễ Phục sinh (Easter Sunday) vào ngày 12/4 theo giờ Vatican, để cho phép 1,3 tỷ tín đồ trên toàn thế giới có thể kỷ niệm ngày lễ thiêng liêng nhất của người Công giáo trong bối cảnh lệnh phong tỏa và cách ly xã hội đang được áp dụng khắp địa cầu.
Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ Phục sinh qua livestream tại Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican ngày 12/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Mối lo ngại và những điều chưa biết về một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người đang định hình lại xã hội và biến đổi cách thức tôn giáo hành lễ. Ngay cả những truyền thống thiêng liêng như Giáo hoàng gửi thông điệp và ban phước cho các tín đồ tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican cũng đã phải thay thế bằng cách Giáo hoàng Francis đọc thông điệp trước một máy ghi hình từ phòng thư viện của mình. Thính giả duy nhất của ông là chiếc máy quay.
Thủ đô Rome và phần còn lại của đất nước Italy đã phải thực thi lệnh phong tỏa bắt buộc từ đầu tháng 3. Vatican nằm trong lòng thành phố Rome, vì thế cũng không phải là ngoại lệ. Lễ Phục sinh và lễ ban phước lành năm ngoái đã thu hút 70.000 người đến Quảng trường Thánh Peter, nhưng năm nay quảng trường này hoàn toàn vắng bóng người. Lối vào Vatican đã được cảnh sát đeo khẩu trang và đi găng tay chặn kín. Giáo hoàng thừa nhận ông đã rất vất vả để làm cho buổi lễ đặc biệt này thật có ý nghĩa. Trả lời phỏng vấn tờ báo Cơ đốc giáo tuần này, Giáo hoàng cho biết: "Chúng tôi đã ứng phó với lệnh phong tỏa bằng tất cả sự sáng tạo của mình".
Trước đó, ngày 9/4, Giáo hoàng đã tổ chức lễ Thứ Năm tuần Thánh (Holy Thurday) và cầu nguyện cho hàng chục linh mục và nhân viên y tế đã tử vong trên khắp Italy khi chăm sóc cho người bệnh. Giáo hoàng cũng đã mời 5 y tá và bác sĩ cùng ông tham gia lễ Thứ Sáu tuần Thánh (Good Friday) để ca ngợi sự hy sinh của các nhân viên y tế trong những tháng qua.
Bản thân Giáo hoàng Francis đã có hai lần làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 sau khi bị cảm lạnh hồi cuối tháng 2 vừa qua và đều có kết quả âm tính.
Những lời cầu nguyện trực tuyến của Giáo hoàng chính là bằng chứng sống động nhất về sự ứng biến của các tôn giáo trong thời kỳ giãn cách xã hội và phong tỏa. Các tín đồ đều làm theo lời khuyên của ông và tìm các giải pháp sáng tạo của riêng mình.
Tổng Giám mục Panama đã bay lên trời và thực hiện thánh lễ Phục sinh cho quốc gia Trung Mỹ nhỏ bé này từ một chiếc trực thăng. Các tín đồ Công giáo Tây Ban Nha đã cùng hát khúc Thánh ca từ ban công nhà mình trong Tuần Thánh..
Tại Philippines, các nhà thờ đều phải đóng cửa nhưng đã làm tốt nhất để thích nghi với lệnh phong tỏa chưa từng thấy. Giáo xứ Angeles ở phía Bắc thủ đô Manila đã nhận thư của các tín đồ, gửi tới nhà thờ những bức ảnh gia đình mình, hơn 1.000 bức ảnh như vậy hiện được dán lên các ghế ngồi trong nhà thờ để tổ chức lễ Phục sinh. Cha xứ Mark Christopher De Leon cho biết: "Những bức ảnh này là sự hiện diện của những người đang theo dõi và tham dự lễ Phục sinh trực tuyến, như vậy chúng tôi cũng cảm thấy sự hiện diện ảo của họ". Bình thường, lễ Phục sinh được chào đón bằng những cuộc diễu hành, cùng nhiều hoạt động của các nhà thờ và các buổi tiệc lớn của gia đình ở Philippines, nhưng nước này đang nỗ lực đấu tranh chống sự lây lan của virus SARS-CoV-2 nên các hoạt động như vậy đều phải hủy.
Tu viện Westminster ở thủ đô London của Anh cũng theo xu hướng công nghệ khi phát những podcast Phục sinh của Giáo hội Anh cho các tín đồ. Các linh mục ở nhà thờ thị trấn Lourdes (Luốc-đơ), Tây Nam nước Pháp, sẽ tổ chức 9 ngày liên tiếp cầu nguyện qua Facebook và YouTube từ ngày 12/4.
Trong khi đó, người Do Thái trên thế giới cũng sử dụng mạng trực tuyến Zoom hoặc các ứng dụng hội họp trực tuyến khác để cử hành lễ Quá hải bắt đầu từ đêm 8/4.
Bích Liên (TTXVN)
Hiểm họa Covid-19 rình rập các linh mục ở Ý Các bác sĩ và y tá đã trở thành những biểu tượng cho sự hi sinh chống dịch Covid-19 ở tiền tuyến nhưng các linh mục và nữ tu cũng đang "tham chiến" bất chấp những rủi ro. Ngày chủ nhật trước tuần lễ phục sinh ở Rome, Ý, chuông điện thoại của Linh mục Claudio Del Monte (53 tuổi) vang lên. Đó...