Thế giới đón chờ “cuộc lột xác” của Ukraine
Trong lúc các đảng thân châu Âu của Ukraine hào hứng ăn mừng chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội diễn ra hôm 26/10 thì giới quan sát nhanh chóng hướng sự chú ý đến một cuộc cải cách hứa hẹn trộn lẫn cả vị ngọt bùi và cay đắng.
Đại diện Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), đại diện NATO và Nghị viện châu Âu tham gia giám sát cuộc bầu cử Quốc hội ở Ukraine trong cuộc họp báo sau bầu cử tại Kiev ngày 27/10. Ảnh: AFP/ TTXVN
Kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII trước thời hạn ở Ukraine cho thấy, trong 72% số phiếu được tính hôm 27/10, ba đảng lớn nghiêng về phương Tây giành được 54% phiếu ủng hộ. Các cuộc đàm phán để thành lập một chính phủ liên minh đã được tiến hành, mà nội dung quan trọng ở đó sẽ là tìm ra công thức chính sách chính xác cho cuộc cải tổ đất nước.
Quốc hội Ukraine giờ đây đã thanh lọc được phần lớn những người trung thành với cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, người đã làm dấy lên những cuộc biểu tình trong hàng tháng trời và cuối cùng bị lật đổ vào hồi tháng 2 sau khi có quyết định thắt chặt quan hệ với nước Nga thay vì Liên minh châu Âu (EU).
Tháng trước, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã vạch ra một chương trình nghị sự đầy tham vọng với việc lên kế hoạch cho những thay đổi quan trọng trong lực lượng cảnh sát, tư pháp, các hệ thống thuế, khu vực quốc phòng và chăm sóc y tế của Ukraine trước năm 2020. Một trong những bước đi gai góc nhất sẽ là quyết định cho phép giá của các dịch vụ công ở một đất nước khát tiền như Ukraine tự điều chỉnh theo các quy luật của thị trường.
Tổng thống Poroshenko cũng tuyên bố muốn nhìn thấy Ukraine trở thành một quốc gia tự chủ hơn trong vấn đề năng lượng, đồng thời muốn chia sẻ quyền lực với chính quyền địa phương.
“Ukraine đang trong quá trình cải cách. Các cuộc bầu cử đã cho thấy cả chính phủ và cử tri kỳ vọng những thay đổi về mặt cấu trúc sẽ mangUkraine gần hơn tới EU”, nhà phân tích chính trị Oleksiy Haran nói. Ngoài ra, nhà phân tích này còn cho rằng Ukraine trước tiên cần đơn giản hóa các quy định với doanh nghiệp tư nhân, đồng thời có biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài cũng như cần có sáng kiến nhằm kiềm chế tệ quan liêu, nạn đút lót.
Bức tranh về một cuộc cải cách “rầm rộ” của Ukraine càng trở nên đậm nét hơn với những lời chúc mừng mà phương Tây gửi đến. Trong một tuyên bố ngày 27/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho hay Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine “đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển dân chủ, hoàn thiện luật pháp và thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng kinh tế” tại quốc gia này.
Video đang HOT
Trong khi đó, bóng gió về cuộc xung đột vẫn đang diễn ra ở khu vực miền Đông, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cùng chia sẻ quan điểm một quá trình cải cách tái tạo lại đất nước phải bao gồm một nỗ lực thiết lập các cuộc đàm thoại quốc gia.
Một đơn vị xe tăng của lực lượng ly khai được triển khai gần thị trấn Krasnyi Luch, vùng Lugansk, miền Đông Ukraine ngày 28/10. Ảnh: AFP/ TTXVN
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được vào đầu tháng 9, các cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ và các tay súng phe ly khai vẫn diễn ra thường nhật. Lãnh đạo của phe đòi ly khai thì bác bỏ cuộc bầu cử hôm 26/10 và gần 3 triệu cử tri tại các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng này không tham gia cuộc bỏ phiếu trên.
Chín người mười ý
Nhà phân tích chính trị Mikhail Pogrebinsky gọi cuộc bầu cử vừa qua tại Ukraine là “một câu chuyện buồn” và cho biết ông không mấy tin tưởng chính phủ mới. “Dưới chiêu bài cải cách, họ sẽ moi tiền của phương Tây và ‘đánh chén’ chúng như thường lệ, và sau đó biến nó thành chiến phí”.
Đối lập lại với quan điểm trên, các nhà quan sát quốc tế đã gọi cuộc bầu cử quốc hội Ukraine là một bước tiến tới việc xây dựng thể chế dân chủ. Ông Kent Harstedt, người giám sát nhiệm vụ quan sát viên của OSCE, cho biết cuộc bầu cử đã trao cho cử tri một cơ hội và cho thấy “sự tôn trọng dành cho các quyền tự do cơ bản”.
Trước khi cuộc bầu cử quốc hội Ukraine diễn ra, những tiếng chỉ trích vang lên từ Nga. Nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 27/10 cho biết Moskva sẽ công nhận kết quả của cuộc bầu cử này cho dẫu kết quả đó phần nào phản ánh “làn sóng” ra xa nước Nga. Trên trang Life News, ông nói: “Điều quan trọng là cuối cùng tại Ukraine sẽ có một chính phủ giải quyết không phải là việc kéo Ukraine đến phía Tây hay phía Đông, mà là những vấn đề thực sự quốc gia này đang đối mặt”.
Ở trong nước, người dân Ukraine cũng phản ứng đa chiều với cuộc bầu cử. Anh Anton Karpinsky, một bác sĩ 36 tuổi, cảm thấy hài lòng vìUkraine sẽ có một chính phủ thân phương Tây. “Cuộc bầu cử cho thấyUkraine nhìn thấy tương lai ở châu Âu và NATO, và chúng tôi sẽ đến đó từng bước một”.
Trong khi đó, ông Stepan Burko, một người nghỉ hưu 67 tuổi, thì lo lắng tương lai sẽ vẫn khó khăn. “Thứ duy nhất giành chiến thắng ởUkraine là những câu khẩu hiệu. Không dễ dàng để vượt qua nghèo đói và chiến tranh”. Còn Tatyana Rublevskaya, một nhân viên trông cửa tiệm, 48 tuổi, thì chỉ hy vọng chiến tranh kết thúc. “Chúng tôi quá ngán ngẩm chuyện giết chóc, đạn pháo và vũ khí”.
Theo Anh Tiếu/AP
Tin tức
Người biểu tình Hồng Kông vây tư gia ông Lương Chấn Anh
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông ngày 22/10 đã không dừng lại ở việc chiếm đóng khu trung tâm, mà đã kéo tới vây tư gia của nhà lãnh đạo Lương Chấn Anh, để chỉ trích lập trường của ông này về cải cách dân chủ.
Nhiều người phản đối biểu tình đã tìm cách tháo dỡ rào chắn.
Theo kênh BBC, người biểu tình cũng nổi giận trước những bình luận gần đây của ông Lương, rằng những người nghèo hơn trong xã hội không nên được trao quá nhiều ảnh hưởng chính trị.
Theo các phóng viên, ước tính khoảng 200 người biểu tình đã tuần hành về phía tư gia chính thức của ông Lương. Nhiều người trong số này tỏ ra giận dữ trước phát biểu của nhà lãnh đạo này trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai.
Khi đó ông nói rằng: "Nếu đây hoàn toàn chỉ là trò chơi số đông và sự đại diện theo con số, rõ ràng bạn sẽ phải nói tới một nửa dân số Hồng Kông, những người kiếm được ít hơn 1800 USD/tháng".
Bình luận thành thực đến bất ngờ này không nhận được sự ủng hộ của nhiều người biểu tình, những người xem nó như bằng chứng cho thấy hệ thống chính trị bị giật dây bởi những người giàu.
Trong hôm nay, chính quyền Hồng Kông đã phát đi thông báo chính thức khẳng định, ông Lương được yêu cầu phải "cân nhắc tới đòi hỏi của mọi thành phần một cách công bằng...thay vì chỉ đòi hỏi của cộng đồng chiếm số đông".
Thông báo cũng tuyên bố ông Lương luôn nhìn nhận "tầm quan trọng lớn lao của đời sống của những người thấp kém nhất trong xã hội".
Thêm đụng độ giữa những người biểu tình
Xô xát lại xảy ra giữa những người ủng hộ và phản đối Chiếm đóng trung tâm.
Trong hôm nay, đã có một số cuộc đụng độ diễn ra tại khu vực Mong Kok, khiến cảnh sát phải can thiệp, khi một số người phản đối biểu tình tìm cách tháo dỡ các rào chắn.
Trong cuộc đụng độ, một người đàn ông thậm chí còn ném về phía người biểu tình những lọ thủy tinh đựng dung dịch dễ cháy, và định bật lửa đốt. Tuy nhiên ý định này đã không thể thực hiện, và ông bị những người biểu tình bắt giữ.
Kết quả một khảo sát cho thấy, quan điểm của người dân đối với phong trào Chiếm đóng trung tâm hiện chia rẽ, khi có 38% ủng hộ và 36% phản đối.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Thủ tướng Australia bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1973 qua đời Cựu Thủ tướng Australia Gough Whitlam qua đời sáng 21.10 ở tuổi 98. Ông được ca ngợi là "người khổng lồ" của nền chính trị Australia, người truyền cảm hứng cho vô số người trẻ tuổi về cải cách quốc gia. Ông Whitlam dẫn dắt Australia trong khoảng thời gian 3 năm đầy biến động, bắt đầu từ năm 1972, phát động cải...