Thế giới dõi theo gấu Tam Đảo
Nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ Ali MacGraw , vai chính trong bộ phim kinh điển “Love story” (Chuyện tình), nói như vậy khi sang Việt Nam. Đi cùng MacGraw có tiến sỹ Jill Robinson MBE – sáng lập và điều hành Tổ chức Động vật châu Á và phóng viên của nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới.
Họ đến Tam Đảo để góp tiếng nói bảo vệ nơi được mệnh danh ” thiên đường của gấu” đang đứng trước nguy cơ đóng cửa.
Nằm trong thung lũng Chắt Dậu, cạnh rừng quốc gia Tam Đảo và suối Bạc trong vắt chạy ngang qua, Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo (TTCHG) có trang thiết bị vào loại hiện đại nhất châu Á.
Dự án này do tổ chức động vật châu Á (AAF) đầu tư gần 3,4 triệu USD, khởi công xây dựng năm 2006 sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn phê duyệt.
Nơi đây trở thành chốn nương thân của những con gấu mà Cục Kiểm lâm tịch thu từ nhiều trại nuôi hút mật hoặc bị buôn bán trái phép.
Ông Tuấn Bendixsen – Giám đốc TTCHG- người được gọi là “hiệp sỹ” vì đã giải cứu nhiều gấu bị nuôi nhốt hay bị buôn lậu, kể cho Ali MacGraw những câu chuyện về số phận của gấu. 109 cá thể gấu ở đây là 109 số phận.
Những con gấu đến đây có bác sỹ và chuyên gia nước ngoài chữa bệnh, chăm sóc, được sống trong môi trường gần với tự nhiên nhất và có cả đồ chơi. Chi phí nuôi dưỡng 300 USD/tháng/ cá thể gấu. Nhưng “thiên đường” của gấu này đã bị đe dọa vì những quyết định khó hiểu.
Tiến sỹ Tuấn Bendixsen cho hay: “Tháng 4/2011, Giám đốc Vườn quốc gia Tam Đảo Đỗ Đình Tiến giới thiệu Công ty Trường Giang Tam Đảo đến làm việc và đề nghị Trung tâm cắt một phần đất cho công ty đó để làm khu du lịch sinh thái.
AAF đương nhiên không đồng ý. Nhưng sau đó Trường Giang Tam Đảo tiếp tục gửi đơn đến Bộ NN&PTNT đề nghị cho thuê đất 48ha đất ở Thung lũng Chắt Dậu, bao gồm cả đất của TTCHG.
Video đang HOT
Nữ diên viên MacGraw (người thứ 2 từ bên phải sang) cùng bà Tiến sỹ Jill Robinson MBE, và TS Tuấn Bendixsen chứng kiến bác sỹ của TTCHG khám cho chú gấu Murko Ảnh: Xuân Phú.
Công văn này gửi chưa ráo mực thì ông Tiến cũng yêu cầu ngừng xây dựng khu dự án này do thiếu thủ tục giấy tờ… Nhưng ông Tiến chính là giám đốc Việt Nam của dự án, nghĩa là ông lẽ ra phải chịu trách nhiệm lo các thủ tục giấy tờ!?
Nhiều nghi vấn cho rằng ông Tiến muốn vin vào lý do giấy tờ thủ tục để ép Trung tâm phải nhường đất cho Công ty Trường Giang Tam Đảo xây dựng resort. Điều đáng nói là con gái ông Tiến có 10% cổ phần trong công ty này.
Công ty TNHH nhà nước một thành viên đo đạc Hà Nội đã có công văn gửi BQL vườn Quốc gia Tam Đảo và TTCHG thông báo về việc Công ty sẽ đo vẽ bản đồ hiện trạng Dự án Khu du lịch sinh thái suối Trường Sinh và thung lũng Long Vân (tên gọi khác của suối Bạc và thung lũng Chắt Dậu) theo hợp đồng đã ký giữa công ty và Cty Trường Giang Tam Đảo”.
Theo TS Tuấn Bendixsen, sau đó, ông Đỗ Đình Tiến đã đơn phương gửi công văn đến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc và Bộ Quốc phòng, không thông qua Ban quản lý dự án và Bộ NN&PTNT – cơ quan chủ quản của mình- đề nghị hai cơ quan này có ý kiến không mở rộng TTCHG ở thung lũng Chắt Dậu và có kế hoạch di dời đến một địa điểm phù hợp vì lý do an ninh quốc phòng. Tháng 10/2012 , TTCHG bất ngờ nhận được công văn yêu cầu phải dừng xây dựng và di dời vì lý do an ninh quốc phòng.
Trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong:”Vì sao ông lại ra quyết định ngừng xây dựng dự án và đơn phương gửi công văn đề nghị di dời TTCHG?”, ông Tiến cho biết: “Tôi làm vậy để…bảo vệ pháp luật Việt Nam vì Trung tâm còn thiếu một số thủ tục giấy tờ”.
Ông Tiến thừa nhận con gái ông có 10% cổ phần trong Cty Trường Giang Tam Đảo để góp vốn làm ăn. Việc Cty Trường Giang Tam Đảo thuê vẽ bản đồ du lịch sinh thái trong vùng đất của Trung tâm cứu hộ gấu thì: “Họ đo đạc kệ họ, dự án chưa được phê duyệt, bây giờ tình hình bất động sản ế ẩm thế này, họ không làm được đâu” (!)
Cái “án” di dời treo lơ lửng đã trùm lên TTCHG không khí lo buồn. Chị Annemarie Weegenaar- quản lý chung của TTCH Gấu đã khóc khi những chú gấu đang ở trong nhà không có khu bán tự nhiên vì việc mở rộng khu bán hoang dã bị dừng lại. Nhiều con gấu bị hút mật không còn được “giải cứu” về đây nữa bởi nơi này đã hết chỗ.
Tiến sỹ Jill Robinson MB lo lắng: “Nếu việc đóng cửa diễn ra, gần 80 nhân viên và hơn 100 cá thể gấu được cứu thoát khỏi sự tàn bạo của ngành công nghiệp mật gấu sẽ bị tổn hại nghiêm trọng”.
Nữ diễn viên Ali MacGraw chia sẻ: “Thế giới đang dõi theo vụ việc này. Dõi theo để xem Trung tâm này giá trị như thế nào với tinh thần của người Việt Nam và đâu là điều mà tất cả người Việt Nam đang mong đợi. Tôi tin người Việt Nam sẽ nhìn vào trái tim mình, và họ sẽ nói rằng giữ Trung tâm này là điều đúng đắn cần phải làm”.
Một làn sóng phản đối việc di dời Trung tâm cứu hộ gấu đang dấy lên. Đã có trên 31.000 người tham gia ký tên ủng hộ giữ lại nhà cho gấu tại Vườn quốc gia Tam Đảo.
140 tổ chức quốc tế đã cùng kí vào lá thư chung gửi Chính phủ và các bộ ngành liên quan, 11 vị Đại sứ tại Việt Nam đã gửi thư chung tới Chính phủ Việt Nam với mong muốn bãi bỏ lệnh di dời TTCHG Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết: “Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ giải quyết việc này có lý, có tình, đúng pháp luật Việt Nam và đúng thông lệ quốc tế”.
Theo2 4h
Mẫu Sơn 1,8 độ C, miền Bắc rét hại
Gió mùa đông bắc cường độ mạnh tràn về khiến nền nhiệt toàn miền Bắc tiếp tục giảm sâu về ngưỡng rét đậm, rét hại .
Nhiệt độ tại Mẫu Sơn hạ còn 1,8 độ C. Theo nhận định, nếu tiếp tục hạ, khu vực này có thể xuất hiện băng tuyết như hồi đầu năm nay
Tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nhiệt độ đã hạ xuống ngưỡng dưới 2 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư, trong sáng sớm nay (23/12), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh Bắc bộ và một số nơi ở Trung Trung bộ, gây mưa vừa, mưa to cho một số nơi.
Nền nhiệt trong ngày 23/12 tại toàn miền Bắc đã giảm sâu từ 6-8 độ C, xuống dưới mức rét đậm, vùng núi cao rét hại nặng đến rất nặng. Theo nhận định, đây là đợt rét nhất từ đầu mùa đông đến nay.
Lúc 7h sáng nay, nhiệt độ tại Hà Nội là 14,7 độ C, Hải Dương rét 12,7 độ, Nam Định là 13,5 độ C...
Tại khu vực vùng núi, nhiệt độ xuống rất thấp. Cụ thể ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là 7,8 độ C, đèo Pha Đin (Sơn La) xuống đến 9,6 độ C, Mù Cang Chải (Yên Bái) 11,4 độ C, Sa Pa (Lào Cai) hạ còn 6,2 độ C.
Cá biệt tại vùng núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nhiệt độ giảm mạnh còn 1,8 độ C, trời rét buốt. Theo nhận định, nếu nhiệt độ tiếp tục xuống thấp trong những ngày tới, khu vực này sẽ tái xuất hiện băng tuyết.
Đến trưa 23/12, nhiệt độ cao nhất tại Hà Nội cũng không vượt qua ngưỡng 16 độ C, kèm theo độ ẩm không khí rất thấp ở mức 47%.
Trong khi đó theo dự báo, đêm 23, 24/12 mới là đỉnh điểm của đợt rét đậm lần này. Nhiệt độ ban đêm tại Hà Nội sẽ lui về ngưỡng thấp nhất từ đầu mùa đông đến nay khi chỉ còn 12 độ C.
Không khí lạnh cũng gây thời tiết xấu trên biển. Ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 9 - 10; vùng biển ngoài khơi Trung Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8. Biển Động mạnh.
Trong ngày 22/12, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư đã có công điện khẩn yêu cầu các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, TP ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Thuận khẩn trương thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết tin gió mùa đông bắc và thời tiết nguy hiểm để chủ động phòng tránh; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để ứng cứu kịp thời khi có các tình huống xấu xảy ra.
Theo xahoi
Bắc bộ trời âm u, sương mù giăng rộng Sáng sớm nay 24.10, nhiệt độ tại các tỉnh miền núi phía Bắc giảm mạnh. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, nhiệt độ thấp nhất tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là 18 độ C Mù Cang Chải (Yên Bái) rét 14,7 độ C Sìn Hồ (Lai Châu) giảm còn 13,8 độ C Sa Pa (Lào Cai) 12,8 độ C......