Thế giới đối mặt nguy cơ đại dịch mới do cúm gia cầm bùng phát
Dịch cúm gia cầm bùng phát ở động vật có vú, trong đó có cả gia súc ở Mỹ, đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu hụt trong việc phòng chống đại dịch trong tương lai.
Đây là nội dung một báo cáo công bố ngày 18/6, qua đó kêu gọi các nhà lãnh đạo hành động khẩn cấp.
Bò sữa được nuôi tại trang trại ở Porterville, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Bốn năm sau đại dịch COVID-19, báo cáo cho thấy các nhà hoạch định chính sách không đầu tư đầy đủ nguồn lực để ngăn chặn thảm họa tái diễn. Nhấn mạnh mối đe dọa tiềm ẩn, báo cáo dẫn chứng nghiên cứu mô hình cho thấy có 50% khả năng thế giới sẽ phải hứng chịu một đại dịch có quy mô tương tự như COVID-19 trong 25 năm tới.
Trên thực tế, virus cúm gia cầm H5N1 gia tăng nhanh chóng ở động vật có vú, trong đó có gia súc trong các trang trại trên khắp nước Mỹ và một số trường hợp ở người, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát đại dịch trong tương lai.
Video đang HOT
Bà Helen Clark, cựu Thủ tướng New Zealand và đồng tác giả báo cáo, cảnh báo nếu H5N1 bắt đầu lây lan từ người sang người, thế giới có thể một lần nữa rơi vào tình trạng quá tải. Bà cho rằng hậu quả của đại dịch này có thể còn thảm khốc hơn hơn COVID-19.
Bà Clark cho rằng con người chưa được trang bị đầy đủ để ngăn chặn các đợt bùng phát trước khi dịch lan rộng hơn. Bà cũng bày tỏ lo ngại về một biến thể bệnh đậu mùa khỉ Mpox nguy hiểm hơn đang ảnh hưởng đến trẻ em ở CHDC Congo.
Mặc dù các quốc gia giàu có có vaccine để chống lại đợt bùng phát Mpox này, nhưng còn nhiều nước chưa được cung cấp loại vaccine này. Hiện đã có 2 trường hợp thiệt mạng vì biến thể Mpox tại Nam Phi. Bà cảnh báo nguy cơ lây lan của các mầm bệnh tương tự nếu các nhà hoạch định chính sách không hành động.
Do đó, báo cáo kêu gọi các chính phủ và tổ chức quốc tế nhanh chóng nhất trí xây dựng một thỏa thuận phòng chống đại dịch mới vào tháng 12, đồng thời tăng cường tài trợ cho các nỗ lực thúc đẩy sản xuất vaccine, củng cố quyền lực của WHO và tăng cường các nỗ lực quốc gia để chống lại virus gây bệnh.
WHO thông báo phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Trong một phát biểu trước báo giới, bà Trương Văn Thanh - người đứng đầu chương trình cúm toàn cầu của WHO nhắc lại trường hợp một người ở bang Texas (Mỹ) đã mắc cúm gia cầm sau khi tiếp xúc với đàn bò sữa. Đây là ca cúm A/H5N1 thứ 2 được phát hiện trên người tại Mỹ và là ca đầu tiên mắc bệnh do tiếp xúc với động vật có vú nhiễm virus. Theo quan chức này, mối quan ngại hiện hữu là virus dường như đang đi tìm những vật chủ mới và tình trạng virus lan sang nhóm động vật có vú đồng nghĩa rằng chúng đang tiến gần hơn đến con người.
Bà nêu rõ: "Trường hợp bệnh nhân ở Texas là trường hợp đầu tiên con người bị lây cúm gia cầm từ một con bò. Việc lây truyền từ gia cầm sang bò, từ bò sang bò và từ bò sang gia cầm cũng đã được ghi nhận trong những đợt bùng phát hiện nay, điều này cho thấy rằng virus có thể đã tìm thấy những con đường lây truyền khác mà chúng ta đã biết trước đây.
Hiện tại, chúng tôi ghi nhận nhiều đàn bò bị ảnh hưởng ở ngày càng nhiều bang của Mỹ, điều này cho thấy một bước tiến xa hơn về sự lây lan của virus sang động vật có vú. Virus này cũng đã được phát hiện trong sữa của động vật bị mắc bệnh".
Theo bà Trương Văn Thanh, các chuyên gia đã phát hiện "nồng độ virus rất cao trong sữa nguyên liệu" và đang điều tra chính xác thời gian virus có thể tồn tại trong sữa.
Mặc dù vậy, cơ quan y tế bang Texas khẳng định tình hình cúm AH5N1 ở gia súc hiện không gây rủi ro cho nguồn cung cấp sữa thương mại, do các nhà sản xuất sữa được yêu cầu tiêu hủy sữa từ những con bò bị bệnh. Ngoài ra, quá trình thanh trùng cũng giúp tiêu diệt virus.
Bà Trương Văn Thanh khuyến cáo: "Điều quan trọng là mọi người phải đảm bảo thực hành an toàn thực phẩm, bao gồm cả việc chỉ tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa đã tiệt trùng".
Cúm gia cầm A/H5N1 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1996 và kể từ năm 2020, số đợt bùng phát ở chim đã tăng theo cấp số nhân, trong khi số lượng động vật có vú bị ảnh hưởng cũng ngày càng gia tăng.
Cúm gia cầm đã dẫn tới cái chết của hàng chục triệu gia cầm và chim hoang dã, trong khi các động vật có vú sống trên cạn và ở biển cũng bị mắc bệnh. Bò và dê đã lọt vào danh sách này vào tháng trước. Giới chuyên gia đánh giá đây là một diễn biến đáng ngạc nhiên, do hai loài vật trên không nhạy cảm với loại cúm này.
Từ năm 2003 đến ngày 1/4 vừa qua, WHO đã ghi nhận 463 trường hợp tử vong trong tổng số 889 trường hợp mắc cúm A/H5N1 ở người tại 23 quốc gia, đưa tỷ lệ tử vong do căn bệnh này lên 52%. Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy A/H5N1 lây lan từ người sang người. Theo WHO, sẽ có gần 20 loại vaccine ngừa cúm A/H5N1 được cấp phép sử dụng nếu xảy ra đại dịch và những loại vaccine này có thể được điều chỉnh phù hợp với chủng virus cụ thể đang lưu hành.
Vaccine phòng cúm gia cầm trên gà mái đẻ có hiệu quả Chính phủ Hà Lan ngày 28/5 thông báo cuộc thử nghiệm vaccine phòng cúm gia cầm ở gá mái đẻ trứng được thực hiện từ đầu năm ngoái đã cho thấy rõ hiệu quả và kết quả này tạo tiền đề để nước này lên kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm phòng quy mô lớn. Gà nuôi tại một trang trại ở...