Thế giới di động gửi ‘tối hậu thư’ đến chủ nhà: Trả lời giảm giá hoặc thanh lý hợp đồng
Thế giới di động vừa ra công văn mới, dằn mặt sẽ xúc tiến thanh lý hợp đồng nếu chủ nhà không phản hồi về việc giảm giá thuê trước ngày 25-10.
Nếu làm theo công văn do Thế giới di động gửi, nhiều chủ nhà có thể bị cấn trừ khoản đã thanh toán và “nợ ngược lại” doanh nghiệp này (ảnh chụp bên trong một cửa hàng Thế giới di động ở TP.HCM) – Ảnh: BÔNG MAI
Lấy lý do hiện đã đến kỳ thanh toán tiền mặt bằng nhưng chưa nhận được phản hồi từ bên cho thuê về các vấn đề nêu trong công văn ngày 2-8, Công ty cổ phần (CTCP) Thế giới di động vừa ra thêm công văn (ngày 6-10) mới gửi “quý đối tác mặt bằng của chuỗi cửa hàng Thế giới di động và Điện máy xanh”.
Trong công văn này, công ty nhắc lại nội dung của công văn trước (ngày 2-8), thông báo không thanh toán 70-100% tiền thuê mặt bằng (trong thời gian bị hạn chế bán hàng/đóng cửa để phối hợp phòng chống dịch COVID-19, áp dụng từ 1-1-2021 đến 1-8-2021), cấn trừ tiền thuê đã thanh toán vào các kỳ thanh toán tiếp theo…
Đồng thời yêu cầu chủ nhà phản hồi trước ngày 25-10-2021 để thống nhất mức giảm giá thuê mặt bằng trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong trường hợp hai bên đạt thỏa thuận, hợp đồng thuê sẽ điều chỉnh theo sự thống nhất của hai bên.
Sau ngày 25-10-2021, nếu chủ nhà không có bất kỳ phản hồi nào, công ty sẽ tiến hành các nội dung như đã thông báo trong công văn ngày 2-8, đồng thời “sẽ xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp đồng thuê theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký”.
CTCP Thế giới di động cho biết sẽ thanh lý hợp đồng nếu chủ nhà không phản hồi về việc giảm giá thuê trước ngày 25-10 – Ảnh: NVCC
Nhận được công văn mới vào tối ngày 7-10 (qua Zalo), gia đình bà B.L. (chủ nhà, Q.12, TP.HCM) không khỏi ngỡ ngàng, cho biết sau khi bị nợ tiền thuê nhà tháng 8 và 9, bà đã hai lần gửi văn bản phúc đáp, thể hiện quan điểm không đồng ý với bất kỳ điều kiện nào trong các công văn do Thế giới di động gửi, đề nghị thanh toán đủ theo hợp đồng.
Video đang HOT
“Trong trường hợp sau ngày 10-10-2021, CTCP Thế giới di động vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng đã ký, tôi sẽ sử dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng”, bà B.L. nêu trong văn bản phản hồi vào ngày 11-9.
Bà B.L. chia sẻ thêm: “Biết rằng dịch bệnh nên ai cũng khó khăn, bản thân gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng đến kinh tế chứ không riêng gì Thế giới di động. Nếu muốn giảm thì phải hợp lý, chứ không thể áp mức giảm quá sâu và thời gian quá dài như vậy. Công văn mới và các công văn gần đây rõ ràng không tôn trọng và quá ép chủ nhà”.
Dù chưa nhận được tiền thuê nhà của tháng 8 và 9 (176 triệu đồng) – còn hai ngày nữa hết kỳ thanh toán tháng 10, bị tự ý cấn trừ dẫn đến việc “nợ ngược lại” hơn 136 triệu đồng, nhưng gia đình bà B.L. vẫn đóng tiền thuế cho CTCP Thế giới di động (theo hợp đồng, bên đi thuê sẽ trả lại sau).
Chưa nhận được tiền thuê nhà, nhưng nhà bà B.L. đã đóng tiền thuế cho CTCP Thế giới di động – Ảnh: NVCC
Chủ nhà có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để thu hồi mặt bằng
Về công văn mới (ngày 6-10) của CTCP Thế giới di động, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , luật sư Phạm Hoàng Sang (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng: “Công văn này là sự áp đặt, không đúng tinh thần của sự thỏa thuận trong hợp đồng. Sự đơn phương áp đặt nhiều khả năng sẽ không đi đến sự đồng thuận và khả năng tranh chấp giữa các chủ mặt bằng và CTCP Thế giới di động là khó tránh khỏi”.
Luật sư Sang cũng cho biết thêm, để áp dụng khái niệm “trường hợp bất khả kháng” ghi nhận trong hợp đồng, cần sự đồng thuận của các bên, tức phải nói chuyện với nhau, phải làm thêm phụ lục hợp đồng…
“Chúng ta không thể dự đoán tất cả trường hợp bất khả kháng trong thực tế, nên khi một sự kiện nào đó xảy ra mà một bên cho rằng đó là trường hợp bất khả kháng, thì phải có những bước pháp lý cần thiết để đạt được tiếng nói chung với bên còn lại. Khi hai bên không thống nhất được sự kiện đó có phải là bất khả kháng hay không, thì tòa án sẽ là nơi ra phán quyết cuối cùng.
Trường hợp bên B (Thế giới di động) không làm đúng theo hợp đồng và cũng không có động thái thiện chí thì bên A (chủ nhà) có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Một biện pháp tư pháp mà bên A có thể tham khảo là có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để thu hồi mặt bằng, đồng thời làm đơn khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết những tranh chấp phát sinh (nếu có)”, luật sư Sang cho hay.
Chủ tịch Thế Giới Di Động: 'Sẽ lấy lại ngành bán lẻ về cho Việt Nam trong 5-7 năm tới'
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế Giới Di Động khẳng định sẽ lấy lại ngành bán lẻ về cho Việt Nam trong 5-7 năm tới, không để rơi vào tay đối thủ ngoại.
Tại Đại hội đồng cổ đông Thế Giới Di Động năm 2021, ông Nguyễn Đức Tài - đồng sáng lập và Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động (MWG) - khẳng định mong muốn lấy lại ngành bán lẻ về cho Việt Nam trong 5-7 năm tới.
"Không có chuyện ai đó ở phương trời xa xôi đến đây múa rìu, thống trị ngành bán lẻ tại Việt Nam", ông Tài nói.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động. (Ảnh: Hải Đăng)
Cách đây 10 năm, việc mua một chiếc điện thoại hay TV tại Việt Nam rất khó khăn, có nguy cơ mua phải hàng nhập lậu, hàng trưng bày, nhưng hiện nay mọi việc đã dễ dàng, minh bạch hơn. Do đó, ông Nguyễn Đức Tài thể hiện mong muốn mở rộng để đưa mảng bán lẻ về tay người Việt.
Đến thời điểm hiện tại, hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh đã chiếm lĩnh thị trường bán lẻ công nghệ. Bách hoá Xanh đang được xem là động lực mới của tập đoàn MWG trong những năm tới.
Ông Trần Kinh Doanh, CEO của Bách hoá Xanh sẽ chịu trách nhiệm phát triển Bách hoá Xanh, dự báo cuối năm 2021 hệ thống này sẽ đạt doanh thu khoảng 30 ngàn tỷ đồng, vào top 3 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam gồm Co.op Mart và VinMart.
Nói về tốc độ phát triển của Bách hoá Xanh vài năm tới, ông Doanh khẳng định sẽ duy trì mức tăng trưởng 50-70% hàng năm. Kể cả đạt 30 ngàn tỷ, chuỗi này mới chỉ chiếm 10% thị phần bán lẻ hiện đại, do đó dư địa còn rất lớn.
Trong suốt các năm 2019, 2020, doanh thu Bách hoá Xanh năm sau luôn gấp đôi năm trước. Do đó, chuỗi này kỳ vọng trong vài năm tới mức tăng trưởng vẫn ở mức cao.
Bách hoá Xanh hiện có hơn 1.700 điểm bán, tập trung tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, với doanh thu trung bình 1,1 tỷ đồng/cửa hàng/tháng.
Không chỉ tập trung bán lẻ qua kênh cửa hàng truyền thống, Thế Giới Di Động khẳng định sẽ tập trung thêm vào mảng kinh doanh trực tuyến. Hai website Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh mới đây đã được đổi giao diện, chuẩn bị cho đợt phát triển mạnh về thương mại điện tử. Tập đoàn này cũng đang có kế hoạch ra mắt ứng dụng trên di động trong vòng 2 tháng tới.
Các hoạt động này nhằm phát triển hệ sinh thái bán lẻ đa dạng tại thị trường trong nước, bên cạnh kế hoạch vươn ra thị trường nước ngoài.
Do đang trong giai đoạn phát triển, ngành bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Mới đây, một tập đoàn của Hàn Quốc mua 16,26% cổ phần của Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce, đơn vị vận hành hệ thống Vinmart. Sắp tới, Masan lên kế hoạch đổi tên hơn 2.300 cửa hàng, siêu thị VinMart thành WinMart.
Trước đó, Tập đoàn Celtral Retail đã đổi tên 7 siêu thị Big C thành Tops Market và 5 đại siêu thị Big C thành GO!. Trong 5 năm tới, tập đoàn Thái dự định đầu tư 1,1 tỷ USD để mở rộng thị trường trên toàn quốc.
Phía Aeon Mall (Nhật Bản) dự kiến mở khoảng 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam từ nay tới năm 2025.
Theo thống kê của Bộ Công thương, doanh thu bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam năm 2020 đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Trên thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Vào năm 2016, thống kê cho rằng hơn 50% thị trường thuộc về tay các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), tính đến đầu 2021, cả nước có khoảng 1.085 siêu thị, 240 trung tâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện lợi. Trong đó, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chiếm khoảng 70-80% số điểm bán.
Mua máy cho con học online: Để tránh tiền mất tật mang Với mức giá "nhảy múa" chỉ từ 1 triệu đồng đến gần 20 triệu đồng, không ít phụ huynh đã phải "hoa mắt" để chọn được dòng máy vừa hợp túi tiền, vừa an toàn, vừa hiệu quả con học online. Em Nguyễn Vũ Yến Nhi, học sinh lớp 11 Trường THPT Năng khiếu thể dục thể thao, Q.1, TP.HCM, đang học online...