Thế giới Di động: Doanh thu tăng 44 lần, thống trị 45% thị phần điện thoại di dộng, 35% thị phần điện máy
Năm 2018, CTCP Đầu tư Thế Giới Di động (Mã: MWG) đạt doanh thu thuần 86.516 tỉ đồng, đạt mức tăng trưởng hơn 30% so với năm 2017.
Theo thống kê của Vietnambiz, con số này cao gấp 44 lần doanh thu 1.960 tỉ đồng của 10 năm trước, năm mà CTCP Đầu tư Thế Giới Di động chính thức được thành lập. Lợi nhuận ròng năm 2018 đạt 2.880 tỉ, cao gấp gần 59 lần năm 2009. Theo tính toán, MWG đạt tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu hơn 52% một năm.
Doanh thu bán hàng online năm 2018 đạt 12.350 tỉ đồng, tương ứng 14,3% tổng doanh thu, tăng trưởng 116% so với năm 2017 với nền tảng là ba trang bán hàng là Thegioididong.com, Dienmayxanh.com và Bachhoaxanh.com. Trong năm công ty cho dừng hoạt động trang thương mại điện tử Vuivui.com để tập trung về hệ thống Bách hóa Xanh.
Cùng với việc tăng trưởng doanh thu, giá trị hàng tồn kho của công ty này cũng tăng mạnh qua từng năm. Kết thúc năm 2018 hàng tồn kho của Thế giới Di động đạt 17.446 tỉ đồng, tương đương 62% tổng tài sản.
Tỉ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản sau khi đạt đỉnh 67,89% vào năm 2015 đã điều chỉnh về mức 52,8% trong năm 2017. Việc tỉ lệ hàng tồn kho tăng trong năm 2018 được Thế giới Di động lý giải là để chuẩn bị tích lũy hàng hóa cho mùa cao điểm Tết Nguyên Đán cho tổng cộng 2.187 cửa hàng (tăng 9,5% so với năm 2017), ngoài ra sức bán được công ty dự tính cũng cao hơn.
Tính đến thời điểm 31/12/2018, giá trị nợ vay ngắn và dài hạn của Thế giới Di động đạt 7.045 tỉ đồng, tăng 3,5% so với trước đó một năm. Tốc độ tăng nợ của công ty giảm đi rất nhiều nếu đem so với giai đoạn 2015 – 2017; năm 2016 nợ MWG tăng 2,3 lần còn năm 2015 thậm chí lên tới 3,3 lần.
Việc tăng trưởng kết quả kinh doanh nói trên của Thế giới Di động đến từ chiến lược tăng cường cửa hàng về cả số lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động.
Năm 2015 đánh dấu sự bùng nổ của Thế giới Di động trong lĩnh vực kinh doanh điện máy với chuỗi cửa hàng Điện máy Xanh (tiền thân là Dienmay.com). Trong vòng 3 năm giai đoạn 2016 – 2018, số lượng cửa hàng Điện máy Xanh tăng trưởng 10,8 lần lên con số 750 cửa hàng.
Video đang HOT
Năm 2017, Điện máy Xanh có chiến lược truyền thông xuất sắc ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người tiêu dùng, ngoài ra trong năm Thế giới Di động mua lại chuỗi siêu thị điện máy Trần Anh qua đó sở hữu hệ thống đại siêu thị điện máy tại Miền Bắc và đương nhiên cả thị phần của đối thủ.
Sau một năm thăm dò thị trường, hai năm trở lại đây Thế giới Di động cũng bắt đầu chiến dịch cho “sinh sôi nảy nở” đối với chuỗi cửa hàng bán thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh Bách hóa Xanh.
Kết thúc năm 2018, hệ thống đạt 405 cửa hàng, với việc điều chỉnh liên tục nhằm tăng hiệu quả hoạt động, chuỗi đã đạt điểm hòa vốn EBITDA tại cửa hàng cùng biên lợi nhuận gộp 16%. Cả hệ thống Bách hóa Xanh đem về 4.272 tỉ đồng doanh thu, tăng trưởng 208%, doanh thu trung bình một cửa hàng đạt 1,2 tỉ đồng/tháng.
Ngoài ba chuỗi cửa hàng chính hiện tại, Thế giới Di động cũng bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh thuốc năm 2017 với chuỗi nhà thuốc An Khang.
Năm 2018, xét theo chuỗi cửa hàng, doanh thu từ Điện máy Xanh chiếm tỷ trọng cao nhất với 55% tổng giá trị bán lẻ của MWG, tiếp theo là Thế giới Di động với 40% và chuỗi Bách hóa Xanh với 5%.
Xét theo góc độ ngành hàng, nhóm sản phẩm điện thoại vẫn đang đóng góp gần 53% tổng doanh thu của công ty do nhóm sản phẩm này được bán ở cả hai chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh, tiếp theo là nhóm sản phẩm điện máy với 37%. Nhóm thực phẩm và hàng tiêu dùng đóng góp 5%, còn lại 5% thuộc về dịch vụ khác.
Tăng quy mô cửa hàng, đồng nghĩa với việc tăng quy mô về số nhân sự. Kết thúc năm 2018 số lượng nhân viên của Thế giới Di động đạt gần 41.000 người, tổng chi phí nhân công đạt ngưỡng 6.290 tỉ đồng, tăng trưởng 28%.
Thông tin từ Thế giới Di động cho biết công ty hiện nắm 45% thị phần điện thoại di động và 35% thị phần điện máy, quy mô số 1 trên cả nước; năm 2015, hai chỉ số này lần lượt là 30% và 8%.
Thế giới Di động vẫn tiếp tục trong cuộc chiến giành thị phần của bán lẻ truyền thống, không thương hiệu và đặt mục tiêu 50% thị phần điện thoại di động và 45% thị phần điện máy vào năm 2020.
Xét về hiệu quả, biên lãi gộp tổng thể của Thế giới Di động đang được cải thiện trong vòng 6 năm trở lại đây, đạt mức 17,67%. Ngược lại tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ (ROE) và tỉ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) có xu hướng sụt giảm.
Cổ phiếu MWG có thời kỳ được đánh giá là một cổ phiếu siêu tăng trưởng, đầu năm 2018, quỹ đầu tư Mekong Capital hoàn tất việc thoái vốn tại Thế giới Di động.
Khoản đầu tư có giá trị cao gấp 57 lần giá gốc và tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) trên 61% trong giai đoạn 10,5 năm nắm giữ cổ phần. Với việc bán 5 triệu cổ phiếu MWG với giá 165.000 đồng/cp, lợi nhuận thu về cho Mekong Capital từ thương vụ vào khoảng trên 199 triệu USD.
Ông Chris Freund, Tổng Giám đốc Mekong Capital, chia sẻ: “Khi chúng tôi mới đầu tư vào Thế giới Di động năm 2007, họ mới chỉ có 7 cửa hàng và giá trị công ty 10 triệu USD. Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là tăng lên 50 cửa hàng và giá trị công ty là 50 triệu USD. Sự thành công của khoản đầu tư này đã vượt qua những kỳ vọng cao nhất của chúng tôi. Có nhiều yếu tố tạo nên thành công rực rỡ này, nhưng cốt lõi là sự cởi mở, chủ động, sẵn sàng cải tiến và quan điểm toàn diện của 5 thành viên đồng sáng lập”.
Theo: Vietnambiz
Apple xác nhận kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam
Sau nhiều đồn đoán và nhiều thông tin trái chiều, Apple dường như đã chính thức xác nhận việc hãng này sẽ đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.
Tại cuộc gặp với Giám đốc Điều hành Tập đoàn Apple Tim Cook, bên lề Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019 (WEF Davos 2019), tại Davos, Thụy Sĩ, chiều 23/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng tập đoàn Apple về những thành công trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thời gian qua; bày tỏ ủng hộ kế hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu của Apple tại Việt Nam.
Cách đây 3 năm, truyền thông trong nước và quốc tế đã xôn xao kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD của Apple vào một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. Và hai địa điểm trong danh sách lựa chọn của Apple là Hà Nội và Đà Nẵng.
Việc thành lập trung tâm dữ liệu của riêng mình là một phần trong chiến lược Apple nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối tác dữ liệu của bên thứ ba như Amazon và Microsoft.
Đây có thể sẽ là dự án đầu tư thứ hai của Apple vào thị trường Việt Nam. Tháng 10/2015, Reuters đưa tin Apple đã đầu tư 15 tỷ đồng (673.000 USD) để thành lập công ty con có tên gọi Công ty trách nhiệm hữu hạn Apple Việt Nam (Apple Vietnam LLC) tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó mở đường cho nhà sản xuất iPhone trực tiếp thực hiện việc bán hàng ở thị trường Việt Nam, đồng thời sẽ cung cấp công nghệ thông tin, bảo hành cũng như các dịch vụ tư vấn.
Việc Apple đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam được cho là khá chậm chân so với nhiều đối thủ trong lĩnh vực thiết bị công nghệ, như Samsung và LG (Hàn Quốc), và Microsoft (Mỹ).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn công nghệ máy tính Apple, Tim Cook.
Đầu tư của Samsung vào Việt Nam hơn 11,2 tỷ USD với hai tổ hợp sản xuất thiết bị điện tử và linh kiện điện tử trị giá hàng tỷ USD ở Thái Nguyên và Bắc Ninh.
Hãng điện tử Hàn Quốc cũng điều hành một trung tâm nghiên cứu-phát triển công nghệ (R&D) tại Hà Nội, với khoảng hơn 1.450 kỹ sư Việt Nam để hỗ trợ, phát triển ứng dụng và phần mềm cho thiết bị di động Samsung.
Trong khi đó, LG Electronics cũng đầu tư tổ hợp sản xuất trị giá 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng, trong khi Microsoft đã chuyển mảng sản xuất điện thoại di động tại các nhà máy ở Trung Quốc, Hungary và Mexico tới Bắc Ninh từ năm 2014.
Việt Nam hiện đang nổi lên như một thị trường trọng điểm của Apple trong bối cảnh các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ đang có dấu hiệu bão hòa, sức mua iPhone kém. Mặc dù giá bán iPhone ở Việt Nam cao hơn nhiều so với mức thu nhập và ngân sách chi tiêu của đại bộ phận người tiêu dùng, song các mẫu điện thoại của dòng điện thoại này vẫn ghi nhận các con số bán hàng ấn tượng. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, giai đoạn từ quý quý 2/2017-quý 2/2018, Apple luôn duy trì mức thị phần 5% trên thị trường điện thoại thông minh Việt Nam.
Đầu tháng này, trong bản ghi nhớ gửi nhân viên, giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã dự báo hãng này sẽ đạt doanh thu kỷ lục ở Việt Nam. "Chúng tôi dự kiến sẽ lập kỷ lục doanh thu mọi thời đại tại các thị trường trọng điểm bao gồm Mỹ, Canada và Mexico, các nước Tây Âu bao gồm Đức và Italy và các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam," ông Cook nói.
Theo VietNamPlus
2018 là năm 'tồi tệ nhất' đối với thị trường smartphone Hàn Quốc trong 16 năm 2018 là năm tồi tệ nhất đối với thị trường smartphone Hàn Quốc trong 16 năm Các thương hiệu smartphone trên toàn cầu tiếp tục trải qua một năm 2018 chậm chạp về doanh số do thị trường trở nên bão hòa. Những con số thống kê trong 12 tháng vừa qua đã bắt đầu xuất hiện, với báo cáo đầu tiên được...