Thế giới đẩy mạnh loại bỏ thuốc lá
Một tỉ người sẽ mất mạng trong thế kỷ 21 nếu thế giới không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được công bố nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) năm nay rất đáng lo sợ, nếu theo con số chính thức trong thế kỷ 20 các bệnh liên quan đến thuốc lá đã cướp đi mạng sống của 100 triệu người.
AFP cho biết nhân dịp này, các nước đã thực hiện hàng loạt sự kiện góp phần chống thuốc lá. Tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), gần 300 cửa hàng dừng bán thuốc lá trong vòng 24 tiếng. Còn tại Trung Quốc, thị trường tiêu thụ thuốc lá lớn nhất thế giới, ngày càng có nhiều người xem thuốc lá là một vấn đề xã hội lớn. Quỹ Bill & Melinda Gates đã khởi động chiến dịch chống thuốc lá đầu tiên trên mạng xã hội ở Trung Quốc để tăng cường nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá,
Theo WHO, khoảng 20% dân số thế giới hút thuốc. Mỗi năm thế giới có khoảng 6 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra, trong đó gần 600.000 người tử vong do hít phải khói thuốc lá thụ động. Tính tới năm 2030, thói quen nguy hại này sẽ giết chết 8 triệu người mỗi năm, chủ yếu ở các nước có thu nhập vừa và thấp.
theo tuổi trẻ
Hút thuốc lá dễ mắc bệnh da liễu
Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc hấp thụ trực tiếp vào máu và được máu chuyển vào cấu trúc của làn da.
Ngoài sự liên quan đã được biết từ lâu của thuốc lá đến bệnh phổi, bệnh tim và ung thư, hút thuốc còn gây trong sự lão hóa sớm của da, làm chậm lành vết thương cũng như có thể gây ra một số bệnh da khác...
Lão hóa da
Người hút thuốc lá nhiều sẽ có vẻ mặt hốc hác và làn da xanh xám. Việc hút thuốc thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da: da mềm rũ, nhiều nếp nhăn, trở nên khô, thô ráp với màu da không đồng đều và có hiện tượng giãn mao mạch. Những nếp da thẳng đứng quanh miệng cũng xuất hiện, gọi là "nếp nhăn da thuốc lá".
Video đang HOT
Nguyên nhân gây lão hóa sớm da mặt của thuốc lá:
- Nhiệt từ thuốc lá gây bỏng nhẹ da mặt.
- Thay đổi các sợi đàn hồi của da.
- Co thắt mạch máu làm giảm lượng máu cung cấp cho da, giảm lượng collagen và gây ra những thay đổi trong sợi đàn hồi của da.
- Giảm độ ẩm của da.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có 6 triệu người chết do hút thuốc chủ động và khoảng 600.000 người chết do hút thuốc thụ động. Việt Nam có số người hút thuốc cao thứ ba trong khu vực ASEAN, với tỉ lệ nam giới hút thuốc là 47,4% và nữ giới là 1,4%. Bên cạnh đó, Việt Nam có trên 2/3 trẻ em phải thụ động chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá. Ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 40.000 người tử vong do sử dụng thuốc lá.
Tóc sớm già và rụng. Râu, tóc, móng tay của người hút thuốc có thể đổi màu vàng.
Vết thương chậm lành
Thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng mô ghép và sự hình thành cục máu đông do có liên quan đến:
- Sự co mạch và thiếu oxy đến các tế bào da.
- Giảm tổng hợp collagen.
- Chậm phát triển của các mạch máu mới trong vết thương.
Hút thuốc lá góp phần vào sự phát triển và tồn tại của các vết loét chi dưới, đặc biệt là loét mạch máu, loét bàn chân tiểu đường.
Nhiễm virut
Hút thuốc lá có khả năng liên quan (đôi lúc nghiêm trọng) đến sự lây nhiễm một số virut trong đó có mụn cóc sinh dục (mào gà). Nếu vừa có mụn cóc sinh dục vừa hút thuốc, bệnh nhân sẽ gặp nhiều nguy cơ phát triển các bệnh ung thư liên quan đến virut mụn cóc như: ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ hay ung thư dương vật.
Ung thư da
Người hút thuốc lá có gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư da dạng biểu mô tế bào gai so với người không hút thuốc. 75% các trường hợp bạch sản miệng (tiền ung thư) và ung thư miệng có thể xảy ra ở người hút thuốc.
Vảy nến
Vảy nến là một tình trạng bệnh qua miễn dịch trung gian tế bào. Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vảy nến bằng cách ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Chất nicotine trong thuốc lá liên kết với các tế bào miễn dịch gọi là tế bào nhánh và tế bào T, làm thay đổi chức năng của chúng để thúc đẩy sự tăng sinh các tế bào sừng.
Viêm mạch máu
Hút thuốc có thể khởi phát hoặc làm nặng thêm hiện tượng Raynaud gây co thắt hoặc tắc nghẽn mạch máu. Da biến đổi từ màu trắng bệch đến xanh xám và cuối cùng là màu đỏ như được sưởi ấm lại. Động mạch cung cấp máu đến ngón tay, ngón chân có thể bị co thắt tạm thời, sau đó là hẹp vĩnh viễn do tiếp xúc với nicotine trong thuốc lá, gây phát triển các vết loét ở đầu ngón tay, ngón chân.
Hút thuốc cũng có vai trò chính trong bệnh Buerger (viêm mạch huyết khối tắc nghẽn) với sự xuất hiện nhiều cục máu đông trong các mạch máu nhỏ cũng như trong nhiều trường hợp thuyên tắc do cholesterol có liên quan với xơ vữa động mạch. Hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm xu hướng hình thành cục máu đông gây ra do thuốc hay hội chứng antiphospholipid.
Lupus đỏ
Người hút thuốc có nguy cơ bị bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa gấp mười lần người không hút thuốc. Trong bệnh da tự miễn này, các vùng da tiếp xúc với ánh sáng như ở mặt sẽ phát triển các tổn thương có vảy màu đỏ có thể để lại sẹo. Hút thuốc gây tăng nguy cơ mắc bệnh lupus đỏ do làm gia tăng hoạt động tự miễn dịch bằng cách kích hoạt các tế bào lympho B và T. Điều trị lupus với hydroxychloroquine có hiệu quả rất kém ở những người hút thuốc.
Theo BS Lê Đức Thọ (Tuổi trẻ)
Bỏ thuốc lá, bác sĩ cũng gặp khó! Thật bất ngờ khi được nghe những chia sẻ rất chân thành của các bác sĩ BV Bạch Mai về tỉ lệ cán bộ y tế hút thuốc và tâm tư của những người trong cuộc tại Hội nghị Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 2012 vừa tổ chức mới đây. Thuốc lá là thủ phạm gây ra nhồi máu...