Thế giới đau đầu vì nguyên liệu vũ khí hạt nhân thất lạc
Sự tan rã của Liên Xô, sự kiểm soát kho vũ khí hạt nhân chưa chặt chẽ và công nghệ năng lượng hạt nhân ngày càng nở rộ khiến thế giới phải đối mặt với nguy cơ không kiểm soát được nguyên liệu để sản xuất vũ khí hạt nhân mà những vũ khí này có thể sẽ rơi vào tay những kẻ khủng bố.
Nếu lực lượng khủng bố nắm giữ vũ khí hạt nhân và sử dụng cho các cuộc tấn công thì hậu quả sẽ rất khủng khiếp.
Đây là vấn đề làm đau đầu các cường quốc trước thềm Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân sắp diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc.
“Nếu nguyên liệu được quản lí lỏng lẻo, có lẽ chúng ta không thể nào thu gom hay tính toán được số lượng các nguyên liệu đó. Hiện chưa có con số chính xác là bao nhiêu uranium và plutonium làm giàu đang bị thất lạc”, Graham Allison, giám đốc chương trình an ninh quốc tế thuộc đại học Havard, nói.
Khoảng 50 nguyên thủ quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Seoul, thủ đô Hàn Quốc, trong 2 ngày 26-27/3 sắp tới. Hai quốc gia vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc là Iran và Triều Tiên sẽ không được tham dự.
Ông Allison cho rằng trong khi các quan chức an ninh vẫn đang nỗ lực tìm ra thông tin có bao nhiêu uranium và plutonium làm giàu bị thất thoát hoặc chưa được tính đến thì các nhà lãnh đạo tại hội nghị ở Seoul sẽ phải tìm ra các biện pháp cấp bách nhất để bảo vệ người dân nước mình khỏi nguy cơ khủng bố bằng vũ khí hạt nhân. Một vụ nổ dù là nhỏ cũng sẽ gây ra thương vong khủng khiếp và gây gián đoạn nền kinh tế thế giới.
Video đang HOT
Theo báo cáo Rand của Bộ an ninh quốc gia, một vụ tấn công khủng bố với vũ khí hạt nhân vào cảng San Jose, California, Mỹ sẽ khiến khoảng 60.000 người thiệt mạng và gây ra tổn thất khoảng 1 nghìn tỷ đô la. Thậm chí một quả bom có độ phóng xạ thấp nếu được dùng để tấn công Washington sẽ gây ra tổn thất khoảng 100 tỷ đô la mặc dù thương vong sẽ chỉ ở mức hạn chế.
Một tên khủng bố sẽ chỉ cần khoảng 25kg uranium được làm giàu hoặc 8 kg plutonium để chế tạo một quả bom. Hiện đang có ít nhất là 2 triệu kg nguyên liệu hạt nhân có thể dành cho sản xuất vũ khí đang còn lưu lại từ các quả bom chưa được xử lý và các nhà máy năng lượng nguyên tử.
Số lượng nguyên liệu đó đủ để chế tạo ra ít nhất 100.000 vũ khí hạt nhân mới cộng thêm 20.000 quả bom đã có sẵn.
“Các nhân tố của một cơn bão đang tích tụ”, Sam Nunn, nhà sáng lập ra Tổ chức Sáng kiến mối đe dọa hạt nhân, viết trong email, “Hiện có lượng plutonium và uranium được làm giàu ở mức độ cao để chế tạo vũ khí trên hàng trăm địa điểm thuộc 32 quốc gia và chúng đang được bảo vệ rất lỏng lẻo. Trong khi đó nguồn bí quyết công nghệ chế tạo bom đang lan tràn rộng rãi và có các tổ chức khủng bố quyết tâm làm theo các bí quyết đó”.
Tổ chức Hòa bình xanh đã chỉ ra rằng có thể đột nhập dễ dàng vào các lò phản ứng hạt nhân ở công ty điện lực Pháp (EDF). Ngày 5/12/2011, các nhà hoạt động đã đột nhập vào các lò phản ứng hạt nhân của EDF ở gần Paris và ở phía nam nước Pháp, họ trốn trong đó trong vòng 14 giờ đồng hồ và treo tấm biểu ngữ “Không có hạt nhân an toàn” lên nóc một lò phản ứng.
Các tên tội phạm đã đột nhập vào cơ sở hạt nhân Pelindaba của Nam Phi vào năm 2007, qua mặt bảo vệ, những người canh giữ kho nguyên liệu có thể sản xuất bom của quốc gia này.
Vào tháng 11 năm 2010, các nhà hoạt động của Bỉ đã cho thấy sơ hở trong việc bảo vệ vũ khí hạt nhân tại một căn cứ ở Kleine Brogel. Họ đột nhập vào căn cứ và trong nhiều giờ đồng hồ đã chụp ảnh các tầng hầm chữa đầu đạn hạt nhân trước khi bị lực lượng an ninh phát hiện ra.
Trên đây là những ví dụ điển hình nhất về tình trạng kiểm soát nguyên liệu cho vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Theo Richard Burt, chuyên gia đàm phán hạt nhân của Hoa Kỳ, mối đe dọa an ninh hạt nhân lớn nhất đến từ các căn cứ của Nga nơi có các đầu đạn hạt nhân dùng để nhắm đến châu Âu. Tại những nơi này, việc canh giữ các đầu đạn hạt nhân rất lỏng lẻo nên có nguy cơ bị trộm hoặc bị phá hoại.
Vào thời điểm cuối cuộc Chiến tranh lạnh, Liên Xô có khoảng 22.000 vũ khí hạt nhân ở Nga và các nước vệ tinh như Armenia, Belarus, Kazakhstan và Ukraina. Theo ông Allison, không chắc là toàn bộ nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân đã được tái tạo do thời kì Liên Xô tan rã rất lộn xộn và thiếu dữ liệu lưu trữ.
Một trở ngại đối với thành công của Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân sắp tới là chỉ có 55 quốc gia mà không phải tất cả các quốc gia trên thế giới được mời tham dự hội nghị này. Trong số các quốc gia không được mời đến có một số nước đang nắm giữ lượng nguyên liệu vũ khí hạt nhân lớn như Belarus, Niger và Tây Phi.
“Việc không có đầy đủ các quốc gia tham dự sẽ ảnh hưởng đến vai trò của IAEA trong gìn giữ an ninh hạt nhân”, Cho Hyun, đặc phái viên của Hàn Quốc tại IAEA nói.
Trong tình trạng thiếu ràng buộc hoặc một hiệp ước được quốc tế thừa nhận, ông Allison cho rằng ông cảm thấy ngạc nhiên vì lực lượng khủng bố chưa sử dụng vũ khí hạt nhân cho một vụ tấn công nào.
Các quan chức khác thì cho rằng nguy cơ khủng bố hạt nhân nên được xem xét nghiêm túc hơn.
“Hiện nay các chính phủ đang chỉ bắt đầu nghĩ đến việc là sao nâng cao các tiêu chuẩn an ninh hạt nhân trên toàn thế giới. Còn những kẻ khủng bố thì chỉ cần khai thác mắt xích yếu nhất để lấy nguyên liệu hạt nhân đủ để tạo ra một vụ nổ mà so với nó thì thảm họa Fukushima chẳng là gì cả”, Daryl Kimball giám đốc Hiệp hội kiểm soát vũ khí ở Washington nhận xét.
Theo Infonet
Tổng thống Nga-Mỹ gặp nhau sau khi Putin nhậm chức
Thủ tướng Nga Vladimir Putin, người vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Nga, và Tổng thống Mỹ Barack Obama thỏa thuận sẽ có gặp nhau ngay sau lễ nhậm chức tổng thống của ông Putin.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin (Nguồn: AP)
Thông tin trên được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn trên Đài phát thanh Kommersant-FM ngày 21/3. Ông Sergei Lavrov cũng cho biết cuộc điện đàm giữa ông Obama và ông Putin vừa diễn ra vào ngày 10/3 vừa qua.
Trong khi đó, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cùng ngày cho biết ông và Tổng thống đắc cử Putin nhất trí sẽ gặp nhau ngay khi có thể sau khi ông Putin nhậm chức vào ngày 7/5 tới.
TTK Rasmussen cũng cho biết ông Putin khó có thể tới Chicago (Mỹ) vào tháng Năm tới để dự Hội nghị thượng đỉnh Nga-NATO do bận với nghị trình trong nước./.
Theo TTXVN
Phòng ngừa cướp ngân hàng, hiệu vàng: Kinh nghiệm của Thượng Đình Đến một số cơ sở kinh doanh vàng bạc và ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) trong những ngày đầu năm này, phóng viên Báo ANTĐ nhận thấy nơi nào cũng được lắp đặt đầy đủ hệ thống camera và các thiết bị báo động phòng chống tội phạm. CAP Thượng Đình phổ...