Thế giới đạt bước tiến lịch sử trong việc xóa bỏ chủng virus gây bại liệt
Ngày 24/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố thế giới đã đạt bước tiến lịch sử hướng tới thanh toán được căn bệnh viêm tủy xám hay còn gọi là bệnh bại liệt khi một nhóm chuyên gia kết luận 2 trong 3 chủng virus gây căn bệnh quái ác này đã bị xóa sổ trên toàn cầu.
Nhân viên y tế tiến hành chiến dịch tiêm chủng phòng bại liệt cho trẻ em ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Ủy ban toàn cầu về chứng nhận xóa sổ bệnh bại liệt cho biết chỉ còn chủng virus gây bệnh bại liệt loại 1 (WPV1) còn tồn tại sau khi WHO tuyên bố đã loại trừ chủng WPV3 trong tuần này và WPV2 vào năm 2015.
Kể từ năm 1988, số ca nhiễm bệnh bại liệt giảm hơn 99% trên toàn cầu. Tuy nhiên, chủng WPV1 vẫn hoành hành tại Pakistan và Afghanistan với tổng cộng 88 ca nhiễm từ đầu năm đến nay, đánh dấu sự xuất hiện trở lại của căn bệnh này sau khi số ca nhiễm hằng năm trên toàn cầu thấp kỷ lục với 22 ca vào năm 2017.
Video đang HOT
Bại liệt là bệnh nhiễm virus cấp tính lây theo đường tiêu hóa do virus polio gây ra và có thể lan truyền thành dịch. Virus này xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương và gây ra chứng bại liệt. Bệnh này khó thể chữa khỏi, song có thể ngăn ngừa bằng biện pháp tiêm phòng vaccine.
Nguyễn Hằng
Theo TTXVN
Bệnh bại liệt bùng phát trở lại, Philippines triển khai tiêm phòng vaccine trên toàn quốc
Ngày 20-9, Bộ Y tế Philippines cho biết, nước này đang chuẩn bị hàng triệu liều vaccine phòng bệnh bại liệt ở trẻ em nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên toàn quốc sau 19 năm được cho là đã bị xóa sổ.
Tiêm phòng vaccine sởi và bại liệt tại Manila 2014 (Ảnh: GETTY)
Bộ Y tế Philippines ngày 19-9 tuyên bố bệnh bại liệt đã bùng phát trở lại ở nước này sau khi các nhà khoa học xác nhận một bé gái ba tuổi tại tỉnh Lanao del Sur nhiễm bệnh và một trường hợp khác nghi nhiễm bệnh.
Thứ trưởng Y tế Philippines Rolando Enrique Domingo nói: "Việc tiêm phòng vaccine bại liệt diễn ra quanh năm, nhưng phạm vi đã giảm xuống trong năm năm qua. Đây là thời điểm để triển khai và khởi động việc tiêm phòng cho tất cả trẻ em, đồng thời bảo đảm duy trì chương trình này hằng năm".
Theo kế hoạch, vào tháng sau, Philippines sẽ triển khai tiêm phòng vaccine bại liệt cho tất cả trẻ em dưới năm tuổi trên toàn quốc. Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque cho hay, chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt đã được thực hiện tại thủ đô Manila hồi tháng 8, vào năm tới sẽ có hơn năm triệu trẻ em trong cả nước được tiêm phòng vaccine này.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ca nhiễm virus bại liệt cuối cùng được ghi nhận tại Philippines vào năm 1993. Hiện chưa có thuốc điều trị loại bệnh nguy hiểm này, nhưng có thể phòng bệnh bằng vaccine.
Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Phiplippines Oyun Dendevnorov nhấn mạnh: "dịch bệnh bùng phát trở lại kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ thêm nhiều trẻ em hơn nữa. Tình hình này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tăng tỷ lệ tiêm phòng ở trẻ em lên 95% nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus bại liệt tại Philippines".
Hiện, mức độ tiêm chủng tại Philppines mới chỉ đạt 70%, dưới tỷ lệ được khuyến nghị là 95% do lòng tin vào vaccine bị sụt giảm.
Bệnh bại liệt bùng phát trở lại khi Philippines đang phải giải quyết hai loại bệnh đang diễn biến khó lường là sốt xuất huyết và sởi. Tính từ tháng giêng đến nay, hai căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người, hầu hết là trẻ em.
Theo UNICEF, virus bại liệt là loại virus lây lan nhanh ở trẻ em, đặc biệt với những em nhỏ sống trong các điều kiện kém vệ sinh ở những khu vực kém phát triển và bị tàn phá bởi chiến tranh, nơi điều kiện tiếp cận với chăm sóc sức khỏe bị hạn chế. Afghanistan, Nigeria và Pakistan là ba nước cuối cùng trên thế giới còn căn bệnh này.
N.T
Theo Reuters, Philstar/nhandan
Cảnh báo ca bệnh bại liệt xâm nhập Bênh bại liêt từng là môt trong những nôi khiêp sợ toàn câu với những vụ dịch khiến hàng ngàn trường hợp tử vong và gâp nhiêu lân con sô đó bị di chứng tàn tât suôt đời. Ở Việt Nam đã xảy ra các dịch bại liệt lớn vào năm 1957-1959. Tỷ lệ mắc lên đến 126,4/100.000 dân (1959). Từ năm 1962...