‘Thế giới đảo lộn’ ở Myanmar
Làn sóng biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar vẫn sục sôi khắp nước, dù lực lượng an ninh trấn áp ngày càng mạnh tay khiến hơn 100 người chết.
Ít nhất 50 người biểu tình đã thiệt mạng trong hai ngày cuối tuần qua, khi lực lượng an ninh Myanmar tiếp tục sử dụng các biện pháp mạnh tay, gồm hơi cay, bắn đạn cao su và cả đạn thật vào đám đông.
“ Thế giới đã đảo lộn ở Myanmar”, U Tin Tun, người đã thấy lực lượng quân sự ở thành phố Mandalay lái xe cứu thương chở người phụ nữ vừa bị binh lính bắn vào đầu, nói. “Chúng tôi phải chiến đấu tới cùng”.
Truyền thông địa phương cho hay cuối chiều 14/3, bốn nhà máy may mặc và một nhà máy phân bón do Trung Quốc tài trợ ở khu công nghiệp nghèo nàn Hlaingthaya, ngoại ô Yangon bị đốt phá. Khoảng 2.000 người đã ngăn xe chữa cháy tiếp cận các nhà máy. Cảnh sát sau đó nổ súng vào người biểu tình khiến ít nhất 22 người thiệt mạng. Thêm 16 người thiệt mạng ở nhiều khu vực khác, gồm Mandalay và Bago, theo Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP), khiến 14/3 trở thành ngày đẫm máu nhất từ sau cuộc đảo chính quân sự đầu tháng trước.
Một người đàn ông bị thương đang được đưa đi cấp cứu ở quận Hlaingthaya, thành phố Yangon hôm 14/3. Ảnh: NYTimes.
Sau khi các nhà máy bị đốt phá, đại sứ quán Trung Quốc ra tuyên bố kêu gọi chính quyền quân sự có biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn tất cả hành vi bạo lực, đồng thời cho biết nhiều nhân viên Trung Quốc đã mắc kẹt và bị thương do hỏa hoạn.
Tối 14/3, chính quyền quân sự tuyên bố thiết quân luật ở Hlaingthaya và quận Shwepyitha lân cận, hai nơi tập trung nhiều nhà máy, đặc biệt là các cơ sở dệt may. Thiết quân luật cho phép lực lượng quân đội nắm mọi quyền lực tại các khu vực này.
Video đang HOT
Trong video trực tiếp trên Facebook hôm 13/3, Mahn Win Khaing Than, người được chính quyền đã bị lật đổ bổ nhiệm làm quyền phó tổng thống để thực hiện nhiệm vụ thay các lãnh đạo bị bắt, đã kêu gọi các nhóm dân tộc thiểu số, những người từ lâu đã đối đầu với quân đội, tham gia phong trào biểu tình phản đối đảo chính. Ông gọi đây là “thời khắc đen tối nhất của quốc gia và bình minh đã cận kề”.
Mahn Win Khaing Than cho rằng Ủy ban Đại dịch Quốc hội Myanmar đã thảo luận qua Zoom với lãnh đạo các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số đang kiểm soát phần lớn phía bắc Myanmar. Ông cho biết dân tộc thiểu số Myanmar đã “chịu nhiều áp bức” từ chế độ quân sự suốt nhiều thập kỷ và kêu gọi đoàn kết.
“Cuộc cách mạng này là cơ hội để chúng ta nỗ lực cùng nhau”, Mahn Win Khaing Than, chủ tịch thượng viện bị lật đổ, nói.
Quân đội Myanmar, hay Tatmadaw, đã nắm quyền lãnh đạo đất nước trong 60 năm trước khi chính quyền dân sự tiếp quản. Trong phần lớn thời gian đó, quân đội đã liên tục xảy ra xung đột với các nhóm dân tộc thiểu số.
Một tháng rưỡi kể từ sau cuộc đảo chính chóng vánh hôm 1/2, quân đội Myanmar đã tiến hành nhiều cuộc trấn áp đẫm máu với người biểu tình. AAPP cho biết những trường hợp tử vong mới nhất nâng số người chết trong biểu tình chống đảo chính lên 126. Hơn 2.150 người bị bắt giam tính đến 13/3, trong đó hơn 300 người đã được thả.
Trong số những người thiệt mạng, khoảng 1/5 bị bắn vào đầu và hơn 1/5 là thanh thiếu niên. Richard C. Paddock, biên tập viên New York Times, nhận định chiến lược hiện tại của chính quyền quân sự Myanmar dường như là làm suy yếu phong trào biểu tình bằng vũ lực. Người dân có thể sẽ từ bỏ hy vọng về dân chủ nếu thấy nhiều người chết hoặc bị bắt giam. Tuy nhiên, các cuộc trấn áp mạnh tay đến nay mang đến kết quả ngược lại.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden, từng nhiều lần kêu gọi các tướng lĩnh quân đội Myanmar khôi phục quyền lực cho lãnh đạo dân sự, hôm 12/3 thông báo công dân Myanmar không thể về nước do tình trạng bạo lực có thể ở lại theo diện “bảo vệ có thời hạn” lên tới 18 tháng.
“Do cuộc đảo chính quân sự và hành vi bạo lực của lực lượng an ninh nhằm vào dân thường, người Myanmar đang chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp và tồi tệ ở nhiều nơi trên toàn quốc”, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas cho biết trong thông cáo ngày 12/3.
Cuộc trấn áp đẫm máu cuối tuần qua bắt đầu từ nửa đêm ngày 12/3, khi một đám đông tụ tập bên ngoài sở cảnh sát Yangon để đòi thả tự do cho ba người anh em bị bắt. Cảnh sát đã nổ súng khiến hai người đàn ông thiệt mạng, theo họ hàng của nạn nhân. Ít nhất 50 người đã thiệt mạng cuối tuần qua.
Tại thành phố Mandalay hôm 13/3, sau khi cảnh sát bắt đầu nổ súng, khoảng hơn 20 sinh viên biểu tình đã chạy trốn và trú ẩn trong nhà của Daw Pyone, 49 tuổi.
Cảnh sát và binh lính đã đuổi theo họ tới nhà Pyone, theo con gái Ma Tin Nilar San, người đã trốn cùng các sinh viên dưới đống chăn màn. Khi Pyone từ chối giao nộp họ, một binh lính đã bắn vào đầu bà.
“Tôi đã khóc và run lên vì sợ hãi. Mẹ tôi đã phải liều mạng sinh ra tôi, nhưng tôi không thể cứu mẹ khi bà cần và gọi tên tôi”, Tin Nilar San, 28 tuổi, nói.
Binh lính đã nổ súng vào bên trong nhà và hầu hết sinh viên đã phải đầu hàng. 18 người bị bắt.
Sau khi cảnh sát và binh lính rời đi, Tin Nilar San nói cô và những sinh viên còn lại đã đưa mẹ cô tới một tu viện Phật giáo gần đó, nơi bác sĩ tình nguyện đang điều trị cho người biểu tình bị thương.
Bà Pyone được đưa lên xe cấp cứu, nhưng khi xe chưa kịp lăn bánh, 20 binh lính ập đến, theo Tin Tun, người điều phối cấp cứu tại tu viện. Họ phá cửa tu viện khiến mọi người phải chạy trốn.
Tin Tun cho biết anh đã trốn gần xe cứu thương, nghe thấy binh lính nói rằng bà Pyone dường như đã chết và họ nên đưa bà đi hỏa thiêu. Chiếc xe cứu thương sau đó được họ lái đi và bà Pyone bị mất tin tức kể từ đó. Các thành viên gia đình đã tìm bà tại một nhà tù và nhiều bệnh viện quân đội nhưng không thấy.
“Tôi không thể ngủ nghỉ hay ăn uống được gì. Tôi muốn mẹ tôi trở về. Bà ấy là người phụ nữ có trái tim nhân hậu. Bà đã hy sinh cả mạng sống để bảo vệ tất cả sinh viên trốn trong nhà chúng tôi”, Tin Nilar San nói.
Trung Quốc kêu gọi Myanmar ngăn chặn bạo lực
Trung Quốc hôm nay thúc giục Myanmar ngăn chặn các hành vi bạo lực và bảo vệ những công ty cũng như nhân viên của Bắc Kinh tại nước này.
"Trung Quốc kêu gọi Myanmar thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn nữa nhằm chặn đứng mọi hành vi bạo lực, trừng phạt người vi phạm theo pháp luật và đảm bảo an toàn tính mạng cùng tài sản của các công ty và nhân viên Trung Quốc tại Myanmar", kênh truyền hình CGTN dẫn một thông báo từ Đại sứ quán Trung Quốc cho hay.
Người biểu tình phản ứng khi bị cảnh sát xịt hơi cay ở thành phố Yangon, Myanmar, hôm 8/3. Ảnh: AFP .
Động thái trên được đưa ra sau khi xuất hiện các báo cáo về việc vài nhà máy do Trung Quốc đầu tư tại Myanmar bị tấn công, khiến một số người bị thương nhưng chưa rõ thủ phạm.
Trước đó, hôm 10/3, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân cũng kêu gọi "giảm leo thang" khủng hoảng Myanmar, nơi quân đội bị cáo buộc đàn áp người biểu tình ôn hòa.
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự hôm 1/2 với cáo buộc xảy ra gian lận trong cuộc bầu cử mà đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng hồi tháng 11. Hơn một tháng qua, hàng trăm nghìn người đã biểu tình yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi, đồng thời tôn trọng kết quả cuộc bầu cử.
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, cảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 80 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình phản đối đảo chính nổ ra.
Anh, Mỹ và một số nước phương Tây khác đã áp đặt những biện pháp trừng phạt với chính quyền quân sự Myanmar. Liên minh châu Âu đang chuẩn bị tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào những doanh nghiệp do quân đội Myanmar điều hành.
Thêm 5 người biểu tình thiệt mạng ở Myanmar Ít nhất 5 người hôm nay thiệt mạng khi tham gia biểu tình ở Myanmar trong khi chính quyền dân sự kêu gọi trao cho họ quyền tự vệ hợp pháp. Lực lượng an ninh Myanmar ngày 14/3 nổ súng vào những người biểu tình chống đảo chính ở Yangon và ít nhất ba người đã thiệt mạng, các nhân chứng và truyền...