Thế giới đánh giá cao thành công chống dịch và cơ hội của Việt Nam
Ngày 16/5/2020, trang moderndiplomacy đã có bài ca ngợi việc đối phó Covid-19, đưa ra nhận định về kinh tế và cơ hội của nước ta hậu Covid-19.
Theo bài báo, thành công của Việt Nam trong việc xử lý đại dịch coronavirus đã được ca ngợi trên toàn cầu. Đến ngày 15/5/2020, tổng số người nhiễm Covid-19 được ước tính là 312 trường hợp và cả nước không có trường hợp tử vong nào.
Thành công của Việt Nam trong việc đối phó với đại dịch được cho là nhờ một số biện pháp quyết đoán nhưng nghiêm khắc, bắt buộc thi hành, mà không bối rối như một số nước láng giềng trong ASEAN. Những biện pháp này bao gồm đóng cửa từ ngày 1/4/2020 (kéo dài chưa đầy một tháng), cách ly du khách quốc tế trong thời gian 14 ngày; nhớ lại, trong việc đối phó với dịch SARS năm 2003 Việt Nam cũng là quốc gia ASEAN làm tốt.
Thành công trong việc đối phó đại dịch Covid-19 của Việt Nam được đánh giá rất cao; Nguồn: asia.nikkei.com
Trong thực tế, Việt Nam – một quốc gia có dân số hơn 90 triệu người – đã ứng phó tốt hơn nhiều nước phát triển, cũng đã được công nhận trên toàn cầu. Việc xử lý hiệu quả đại dịch của Việt Nam được chú ý hơn do nước này có chung đường biên giới và liên kết kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.
Kinh tế
Trong khi Việt Nam đã có thể kiểm soát virus, giống như các quốc gia khác, nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng xấu. Tỷ lệ tăng trưởng được ước tính là 2,7% trong năm nay theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng Việt Nam đạt khoảng 1,5%, nhưng sẽ thoát khỏi suy thoái kinh tế). Ngay cả do hậu quả của đại dịch, Việt Nam có khả năng tăng GDP cao hơn nhiều so với các quốc gia ASEAN khác, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế không mạnh mẽ như đã quan sát thấy trong những năm trước (năm 2019, Việt Nam tăng trưởng 7,02%).
Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng và có thể thu hút được vốn FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) đáng kể vào sản xuất từ một số quốc gia, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, và không chỉ phụ thuộc vào mỗi Trung Quốc. Năm 2019, cam kết đầu tư vào lĩnh vực sản xuất được ước tính 24,6 tỷ USD. Các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, lực lượng lao động hiệu quả và vị trí chiến lược của đất nước đã đóng một vai trò quan trọng trong thành công của Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI và nổi lên như một trung tâm kinh tế, không chỉ trong khu vực châu Á mà trên toàn cầu.
Video đang HOT
Thành công đối phó đại dịch của Việt Nam được cho là nhờ một số biện pháp quyết đoán; Nguồn: thestar.com
Phát biểu tại một hội nghị kinh doanh ngày 9/5/2020, có sự tham gia của đại diện các tổ chức đa phương như IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, Phòng Thương mại và các tập đoàn thương mại trong nước và quốc tế, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tìm ý tưởng để khởi động nền kinh tế. Ông cũng tuyên bố rằng chính phủ của ông sẽ thực hiện mọi nỗ lực cần thiết, để đảm bảo rằng Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5%. Thủ tướng Việt Nam tuyên bố, đầu tư nước ngoài sẽ rất quan trọng, nếu Việt Nam đạt được mục tiêu này.
Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19
Câu hỏi đặt ra đối với hầu hết mọi người là Việt Nam sẽ đối phó với những thách thức kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra như thế nào. Trong khi trong ngắn hạn, có rất nhiều thách thức, thực tế nhiều công ty đang muốn chuyển ra khỏi Trung Quốc có vẻ như sẽ trợ giúp Việt Nam. Theo nhiều nhà phân tích, trong khi một số công ty có khả năng chuyển sang các nước châu Á khác như Ấn Độ và Bangladesh, thì Việt Nam có khả năng nổi lên như một điểm đến ưa thích, do vị trí của nó, lợi thế hậu cần và hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trong đó có Mỹ.
Sẽ là thích hợp để chỉ ra rằng, Việt Nam đã được hưởng lợi rất nhiều từ các cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, với nhiều công ty rõ ràng thích Việt Nam hơn các đối tác khác. Nhật Bản đã cấp hơn 2,2 tỷ USD cho các công ty sản xuất của mình chuyển khỏi Trung Quốc, có khả năng khuyến khích các công ty của họ chuyển sang Việt Nam (Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam trong quý 1 năm 2020). Mối quan hệ chiến lược giữa cả hai nước cũng đã phát triển trong những năm gần đây.
Việt Nam được cho là có cơ hội lớn hậu đại dịch Covid-19 nhờ nhiều lợi thế; Nguồn: tbsnews.net
Sẽ là thích hợp để chỉ ra rằng, Việt Nam cùng với Nhật Bản, cũng là một thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và điều này sẽ giúp củng cố mối liên kết kinh tế với các quốc gia thành viên khác (đã có một số quốc gia thành viên trong TPP đang hợp tác chặt chẽ để giữ cho chuỗi cung ứng nguyên vẹn)
Các bước đi
Ngoài sự liên quan về kinh tế, Việt Nam cũng quan trọng dưới góc độ chiến lược. Việt Nam là Chủ tịch ASEAN năm 2020, và mối liên hệ ngày càng tăng của nước này ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, có nghĩa là không chỉ Nhật Bản, mà ngay cả các nước đóng vai trò quan trọng khác ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, có khả năng tăng cường liên kết chiến lược và kinh tế với quốc gia ASEAN này trong một thế giới hậu corona.
Vị thế của Việt Nam đã tăng lên không chỉ nhờ việc xử lý đại dịch coronavirus mà còn nhờ sản xuất thiết bị y tế – như khẩu trang. Việt Nam đã có thể cung cấp khẩu trang không chỉ cho các nước láng giềng trong ASEAN, mà còn cho cả Mỹ, Nga, Đức, Pháp và Anh. Quốc gia ASEAN này mặc dù có rất ít tài nguyên/nguồn lực, đã nổi lên như một chiến binh chính trong cuộc chiến chống lại đại dịch chết người. Trong thế giới hậu corona, Chủ tịch ASEAN có thể sẽ nổi lên như một đối tác quan trọng toàn cầu, cả trong ở góc độ kinh tế và chiến lược./.
Loạt phim nước ngoài ấn tượng trở lại sau mùa dịch Covid-19
Bắt đầu từ cuối tháng 3 đến gần giữa tháng 5, khán giả yêu phim đã phải tạm từ bỏ thói quen thưởng thức những tác phẩm điện ảnh ở rạp chiếu để thực hiện giãn cách xã hội nhằm bảo vệ bản thân trước diễn biến vô cùng phức tạp của dịch COVID-19. Rất may mắn là nhờ vào việc nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, các rạp phim cuối cùng cũng đã có thể mở cửa phục vụ khán giả kể từ ngày 08.05 vừa rồi.
Không giống như dịp Halloween với hàng loạt bộ phim kinh dị hay lễ Noel với sự lên ngôi của phim giải trí gia đình, sự trở lại của rạp chiếu phim hậu COVID-19 rơi vào mùa hè nên đã mang đến đa dạng các thể loại phim để khán giả chọn lựa. Bên cạnh các bộ phim Việt Nam có sức hút lớn trong thời gian trước được trình chiếu lại như 'Tháng Năm Rực Rỡ', 'Anh Trai Yêu Quái', rất nhiều tác phẩm điện ảnh nước ngoài mới toanh cũng đồng loạt ra mắt. Một số cái tên có thể kể đến là 'Sa Mạc Chết', 'Bà Hoàng Nói Dối', 'Kaiji: Trận Quyết Tử', 'Samsam: Anh Hùng Nhí Tập Sự', 'Trận Chiến Midway',...
Phát súng mở màn cho sự trở lại của các cụm rạp chính là bộ phim 'Sa Mạc Chết' (Tựa gốc: 'The Dustwalker'), khởi chiếu từ ngày 08.05.2020. Bộ phim xoay quanh cuộc chiến đấu đầy kịch tính của những người dân sống tại một thị trấn sa mạc và loài ký sinh trùng bí ẩn có khả năng thao túng trí óc. Một tuần sau đó, vào ngày 15.05.2020, hai bộ phim 'Bà Hoàng Nói Dối' (Tựa gốc: 'Honest Candidate') và 'Kaiji: Trận Quyết Tử' (Tựa gốc: 'Kaiji: Final Game') sẽ cùng nhau đổ bộ rạp chiếu.
'Bà Hoàng Nói Dối' là bộ phim thuộc thể loại hài hước với nội dung xoay quanh một nữ nghị sĩ họ Joo với khả năng nói dối "thành thần". Một ngày nọ, bà Joo bỗng bị mắc chứng á khẩu mỗi khi định buông ra những lời dối trá và buộc phải nói thật. Kể từ đây, hàng loạt tình huống dở khóc dở cười được tạo ra khi bà Joo nghĩ một đằng nói một nẻo, khiến bao nhiêu sự thật xấu xí đều bị phơi bày.
Trong khi đó, 'Kaiji: Trận Quyết Tử' lại mang thể loại kịch tính, phiêu lưu khi kể về cuộc sống của nam chính Kaiji tại một thành phố Tokyo giả tưởng, nơi đang ngập chìm trong bóng đen khủng hoảng kinh tế. Bởi không thể tìm được một công việc nghiêm túc, Kaiji bắt đầu đắm chìm vào cờ bạc và trở thành một con nợ đầy tai tiếng. Một ngày nọ, một kẻ thu nợ có tên là Endo đã tìm Kaiji và đưa cho anh ta hai sự lựa chọn: hoặc lao động khổ sai trong vòng 10 năm hoặc tham gia những trò cờ bạc trong một đêm để kiếm được số tiền hoàn nợ.
Cả hai bộ phim ra rạp vào ngày 15.05 đều có những diễn viên nổi tiếng tham gia vai chính. 'Bà Hoàng Nói Dối' sở hữu bộ đôi thực lực Ra Mi Ran (ngôi sao truyền hình Hàn Quốc qua các tác phẩm như 'The Himalayas', 'Reply 1988'...) và Kim Moo Yul (từng gây tiếng vang lớn khi thủ vai người anh trai trong siêu phẩm thriller 'Forgotten' - Đêm Ký Ức). Trong khi đó, nam diễn viên chính Tatsuya Fujiwara trong 'Kaiji: Trận Quyết Tử' chính là cái tên bảo chứng chất lượng phim ở Nhật Bản bởi những bộ tác phẩm anh tham gia đều trở thành bom tấn như 'Battle Royale', 'Death Note', 'Parade',... Bản thân bộ phim 'Kaiji: Trận Quyết Tử' cũng đã càn quét bảng xếp hạng phòng vé Nhật Bản chỉ sau 3 ngày ra mắt với doanh thu 5,6 triệu đô.
Big-Trends: Cơ hội giải ngân mới đang xuất hiện Tuân giao dịch bùng nô với đỉnh điêm là phiên tăng điêm mạnh cuôi tuân qua đã phá vỡ mọi nghi ngại vê cú điêm chỉnh lớn của thị trường. Chỉ sô chứng khoán VN-Index bât ngờ tăng mạnh vượt môc 800 điêm, chạm vùng kháng cự mạnh 820 điêm. Thị trường chứng khoán đã tăng trong nghi ngờ và tăng mạnh vượt...