Thế giới đã tiêm 4 tỷ liều vaccine Covid-19, hãy ưu tiên cho nước nghèo
Các hợp đồng giao vaccine Covid-19 cho các nước nghèo hơn đang bị trì hoãn và hiện mới chỉ có khoảng 5% số lượng vaccine theo hợp đồng được chuyển tới các nước.
WHO và các tổ chức thương mại, tài chính kêu gọi ưu tiên vaccine cho nước nghèo. (Nguồn: Getty)
Trong tuyên bố chung ra ngày 31/7, lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh hiện là thời điểm các nước đã tiến xa trong công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 của mình chia sẻ nguồn vaccine cho các nước nghèo hơn.
Tuyên bố tái khẳng định tính cấp bách của việc cung cấp khả năng tiếp cận vaccine Covid-19, các xét nghiệm và các phương pháp điều trị cho mọi người dân trên khắp thế giới.
Video đang HOT
Trong vấn đề vaccine phòng bệnh, hạn chế lớn nhất hiện nay chính là sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cho các nước thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là trong những tháng còn lại của năm 2021.
Các tổ chức trên kêu gọi các quốc gia đã triển khai thành công chương trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên diện rộng chia sẻ nguồn vaccine cho các nước thu nhập thấp hoặc trung bình cũng như thông qua cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX hay Tổ chức tín thác châu Phi mua lại vaccine (AVAT).
Tuyên bố cũng nhấn mạnh các hợp đồng giao vaccine Covid-19 cho các nước nghèo hơn đang bị trì hoãn và hiện mới chỉ có khoảng 5% số lượng vaccine theo hợp đồng được chuyển tới các nước.
Trước thực tế này, WHO, WTO, IMF và WB đã hối thúc các nhà sản xuất vaccine tăng công suất dành cho các nước nghèo và đảm bảo ưu tiên cung cấp vaccine thông qua cơ chế COVAX và các nước thu nhập thấp, trung bình, thay vì chú trọng quảng bá cho các liều vaccine tăng cường (mũi tiêm thứ ba) và các hoạt động khác.
Ngoài ra, chính phủ các nước cũng cần giảm bớt hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các rào cản đối với xuất khẩu vaccine và các thành phần bào chế vaccine cũng như nhấn mạnh tới sự cần thiết tháo gỡ nút thắt của chuỗi cung ứng.
Theo hãng tin AFP của Pháp, các nước trên toàn thế giới hiện tiêm hơn 4 tỷ liều vaccine Covid-19.
Ở các nước được WB xếp vào nhóm thu nhập cao, tỷ lệ tiêm chủng là 98,2 liều vaccine/100 người. Tỷ lệ này giảm xuống còn 1,6 liều vaccine/100 người ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất.
EU trình WTO kế hoạch tăng nguồn cung vaccine
Ngày 4/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) một bản kế hoạch có thể giúp tăng nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 hiệu quả hơn phương án bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine mà Mỹ đề xuất.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bản kế hoạch này, giới chức châu Âu đã nhấn mạnh tới những bất cập của biện pháp hạn chế xuất khẩu vaccine cũng như trong luật hiện hành của WTO khiến các quốc gia gặp khó khăn trong việc cấp phép cho các nhà sản xuất vaccine.
Đề xuất trên được EU đưa ra trong bối cảnh gia tăng quan ngại cho rằng tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 giữa các quốc gia giàu và nghèo đang là nguyên nhân khiến đại dịch COVID-19 kéo dài hơn và trở nên phức tạp hơn.
Ngày 31/5 vừa qua, EU cùng một số nước và vùng lãnh thổ đã tiếp tục bày tỏ hoài nghi với WTO về đề xuất miễn áp dụng bản quyền sáng chế đối với vaccine ngừa COVID-19.
Trong những tháng qua, nhiều nước đề xuất tạm thời miễn áp dụng những nghĩa vụ phát sinh theo Hiệp định Về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đối với vaccine ngừa COVID-19 để bất kỳ quốc gia nào cũng có thể sản xuất vaccine mà không cần lo lắng về bằng sáng chế. Những ý kiến ủng hộ cho rằng điều này giúp tăng sản lượng vaccine tại các nước đang phát triển, nơi cho đến nay nhận được quá ít vaccine. Tuy nhiên, các hãng dược phẩm lớn cũng như các nước mà các hãng này đặt trụ sở đến nay vẫn phản đối gay gắt đề xuất, khẳng định rằng bản quyền đối với vaccine không phải là rào cản chính ảnh hưởng đến sản lượng và cảnh báo động thái này có thể cản trở sáng tạo.
Mới đây, Ấn Độ và Nam Phi đã trình lên WTO đề xuất mới điều chỉnh. Theo văn bản được hai nước này và những nước ủng hộ lưu hành, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ nên áp dụng với các loại vaccine và cả các phương pháp điều trị, chẩn đoán, trang thiết bị y tế và bảo hộ cũng như các nguyên liệu và thành phần cần thiết để sản xuất những sản phẩm phòng ngừa COVID-19 này. Đến nay, đề xuất mới đã được 63 thành viên WTO ủng hộ. Để được WTO thông qua, các thỏa thuận cần phải được sự ủng hộ của tất cả 164 thành viên.
Theo kế hoạch, hội đồng WTO giám sát TRIPS sẽ tổ chức cuộc họp không chính thức trong các ngày 8 - 9/6 tới để các nước thành viên tiếp tục đưa ra quan điểm về vấn đề gây tranh cãi trên.
Hàn Quốc: Dự thảo sửa đổi các tiêu chuẩn dãn nhãn cho thực phẩm biến đổi gene Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc vừa gửi thông báo đến Tổ chức Thương mại Thế giới về dự thảo sửa đổi "Các tiêu chuẩn dãn nhãn cho thực phẩm biến đổi gene". Sản phẩm trứng gà không biến đổi gene tại một siêu thị của Hàn Quốc (Ảnh: Moms Across America) Theo đó, dự kiến Hàn Quốc sẽ...