Thế giới đã hiểu nhầm Apple
Giám đốc phần mềm của Apple cho biết tính năng quét iPhone để bảo vệ và chống lạm dụng trẻ em đang bị dư luận và người dùng toàn cầu hiểu sai.
Apple có kế hoạch “quét” hình ảnh bên trong những thiết bị iOS và máy Mac để nhận diện các hình ảnh lạm dụng trẻ em.
Động thái này đã khiến những người quan tâm đến quyền riêng tư và nhà nghiên cứu bảo mật lên án. Họ lo ngại tính năng này của Apple có thể trở thành công cụ để giám sát và kiểm duyệt chính trị.
Đại diện Apple cho rằng đây là những lo ngại vô căn cứ và là hiểu nhầm lớn về mặt công nghệ.
Apple đang bị thế giới hiểu nhầm
Trong cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal , Craig Federighi, người đứng đầu bộ phận phần mềm của Apple, cho rằng những lo ngại của người dùng đến từ việc nội dung của kế hoạch được chia sẻ một cách không rõ ràng khiến công chúng hiểu nhầm.
Ví dụ, Apple sẽ không quét tất cả ảnh trên điện thoại mà chỉ thực hiện với những ảnh được kết nối với hệ thống đồng bộ Thư viện iCloud của người dùng.
Thực tế, Apple không xem từng ảnh trên thiết bị, mà dùng thuật toán để so sánh đoạn mã của bức ảnh với những bức ảnh đã được xác định là lạm dụng trẻ em trước đó. Công ty không dùng con người để xem ảnh trong máy khách hàng, mà để thuật toán tự xem xét, so sánh các đoạn mã với nhau.
Tính năng này hoạt động bằng cách quét ảnh trên các thiết bị Apple, sau đó đối chiếu với kho hình ảnh độc hại, “lạm dụng” trẻ em từ một tổ chức uy tín, chuyên hỗ trợ các vấn đề về trẻ em ở Mỹ.
Craig Federighi, Giám đốc phần mềm của Apple.
“Rõ ràng là nhiều thông điệp đã bị xáo trộn và gây hiểu nhầm. Chúng tôi ước rằng điều này được công bố rõ ràng hơn để mọi người có thể hiểu được sự tích cực trong những gì mà Apple đang làm “, Federighi chia sẻ trong cuộc phỏng vấn.
Trong nhiều năm, Apple thể hiện mình như một “pháo đài kiên cố” của quyền riêng tư và bảo mật. Công ty cho biết họ kiếm được nhiều tiền từ việc bán thiết bị cho người dùng chứ không phải bằng quảng cáo.
Hãng cũng thiết lập các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư mà những đối thủ như Google sẽ không làm được. Công ty còn thể hiện quan điểm bằng cách nêu tên những thương hiệu khác trong bài thuyết trình hay quảng cáo của mình.
Video đang HOT
Nhưng Apple đã bị nghi ngờ khi hãng công bố kế hoạch chống lạm dụng trẻ em.
Mặt khác, các công ty khác như Facebook, Twitter, Microsoft, YouTube cũng quét hình ảnh và video sau khi chúng được đăng tải lên Internet từ nhiều năm trước.
Các tổ chức có thể độc lập kiểm tra Apple nếu nghi ngờ
Apple cho rằng hệ thống của họ bảo vệ người dùng bằng cách quét trên thiết bị mà vẫn được duy trì quyền riêng tư. Hãng lập luận rằng quá trình này diễn ra trực tiếp trên sản phẩm chứ không phải máy chủ Apple. Vì vậy, các nhà nghiên cứu bảo mật và chuyên gia công nghệ có thể kiểm tra cách mà tính năng này hoạt động cũng như có vi phạm quyền riêng tư của người dùng hay không.
Thay vì trên đám mây, việc quét ảnh của Apple được thực hiện ngay trên thiết bị.
“Nếu bạn xem xét bất cứ dịch vụ đám mây nào khác, họ đều quét và phân tích từng bức ảnh sau khi được đăng tải. Chúng tôi muốn phát hiện những bức ảnh như vậy mà không cần xem ảnh của người dùng”, Federighi cho biết.
Giám đốc phần mềm của Apple cũng cho biết hệ thống ngăn chặn việc “lạm quyền” thông qua nhiều cấp độ kiểm tra. Ông tin rằng công cụ này giúp nâng cao các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư hơn là giảm bớt chúng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia bảo mật có thể kiểm tra hoạt động của hệ thống.
Thông qua một mã duy nhất được tạo ra với sự hỗ trợ của hai tổ chức an toàn trẻ em riêng biệt, các chuyên gia có thể xác định bất kỳ thay đổi nào nếu chúng xảy ra. Công ty chia sẻ rằng những tổ chức an toàn trẻ em cũng có thể độc lập kiểm tra hệ thống của Apple.
Ông Federighi cho biết tính năng quét ảnh này không liên quan tới công cụ cảnh báo trẻ em khi chúng gửi hoặc nhận hình ảnh khiêu dâm trong ứng dụng nhắn tin. Trong trường hợp đó, hãng tập trung vào việc giáo dục phụ huynh và con cái chứ không quét hình ảnh.
Apple đã cảnh báo các nhân viên của mình chuẩn bị câu trả lời cho những thắc mắc về tính năng quét ảnh. Trong một bản nhắc nhở của tuần này, hãng cũng cho biết sẽ có một kiểm toán viên độc lập theo dõi hoạt động của hệ thống.
Nội bộ Apple lục đục vì một tính năng trên iPhone
Tính năng quét iPhone để tránh hình ảnh lạm dụng trẻ em gây ra tranh cãi trong đội ngũ nhân viên Apple.
Nhiều nhân viên của Apple đã bày tỏ thái độ phản ứng về tính năng quét điện thoại và máy tính của khách hàng Mỹ để bảo vệ trẻ em.
Trong một kênh nội bộ trên Slack của nhân viên Apple, hơn 800 tin nhắn được gửi để bày tỏ sự lo lắng với tính năng quét nội dung ảnh trên điện thoại và máy tính. Họ cho rằng chính phủ Mỹ có thể khai thác tính năng này để tìm kiếm những tài liệu khác và đánh cắp thông tin mật của công dân.
Tính năng quét thiết bị điện tử của Apple bị nhiều nhân viên phản đối kịch liệt.
Căng thẳng nội bộ
Theo Reuters , các thay đổi bảo mật trước đây tại Apple cũng khiến nhân viên lo ngại nhưng đây là dịp căng thẳng nhất. Nhiều nhân viên cho rằng hành động của Apple đang làm tổn hại đến danh tiếng hàng đầu của hãng về bảo mật quyền riêng tư.
Mặc dù sự lo lắng này chủ yếu đến từ nhân viên ngoài mảng bảo mật, những phản hồi này đánh dấu sự thay đổi lớn với một công ty luôn tuyên bố bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.
Ứng dụng Slack thường được nhân viên Apple dùng để chia sẻ các thông tin đời thường như công thức nấu ăn và các nội dung nhẹ nhàng khác. Theo một nhân viên không nêu tên, họ bắt đầu có những buổi thảo luận về những nội dung nghiêm túc hơn trong thời gian gần đây.
Nhiều nhân viên đã mở ra thảo luận về việc Apple tích hợp tính năng quét điện thoại để bảo vệ trẻ em. Các cuộc thảo luận trở nên gay gắt hơn do sự phản đối kịch liệt của nhân viên ở nhiều mảng khác nhau trong công ty.
Nhiều nhân viên bày tỏ thái độ phản đối với kế hoạch của Apple trên ứng dụng trò chuyện Slack.
Thế nhưng, những nhân viên trong nhóm bảo mật của Apple lại không phàn nàn nhiều về vấn đề này vì cho rằng công ty phải siết chặt các loại dữ liệu bất hợp pháp. Họ hy vọng rằng việc quét điện thoại và máy tính là một bước để mã hóa hoàn toàn iCloud cho những khách hàng muốn nó.
Phản đối mạnh mẽ
Thông báo áp dụng tính năng quét điện thoại và máy tính của Apple vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhân viên. Nhiều người nói rằng việc Apple quét các thiết bị điện tử của hãng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Kế hoạch triển khai công cụ quét ảnh trên iPhone, iPad có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, nhiều tổ chức đã thành lập liên minh để hoàn thiện bức thư phản đối gửi cho Apple và yêu cầu đình chỉ kế hoạch này. Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF) và Trung tâm Dân chủ và Công nghệ (CDT) đều đưa ra những phản đối chi tiết với kế hoạch của Apple trong 24 giờ qua.
"Thông báo của Apple vào tuần trước thể hiện những điểm yếu về mặt kỹ thuật mà họ không thể khắc phục. Mọi thứ có vẻ không giống với những điều Apple đã nói và làm trước đây", Emma Llanso, giám đốc dự án CDT, nhấn mạnh.
Apple từ chối bình luận câu chuyện này. Ngoài ra, hãng cho biết sẽ sẵn sàng từ chối yêu cầu của chính phủ về việc quét những tài liệu không liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em.
Apple từng chống lại FBI khi cơ quan này muốn mở khóa iPhone của các nghi phạm.
Vào năm 2016, Apple đã đấu tranh thành công khi FBI muốn phát triển công cụ mở khóa iPhone của các nghi phạm khủng bố. Hãng nhấn mạnh một công cụ như vậy chắc chắn sẽ sử dụng vào các thiết bị khác vì nhiều lý do.
Hiện tại, Apple phải đối mặt với nhiều chỉ trích khi thông báo quét điện thoại và máy tính để tìm các tài liệu về lạm dụng tình dục trẻ em. Hãng nhấn mạnh họ chỉ áp dụng tính năng này ở Mỹ và một số quốc gia, đồng thời chỉ quét khi tài liệu đã được tải lên iCloud. Các tài liệu này sẽ được Trung tâm Quốc gia về Trẻ em bị Bóc lột và Mất tích kiểm tra.
Các chính phủ có thể bắt ép Apple triển khai tính năng này vào nhiều mục đích khác nhau.
Thế nhưng, các cơ quan lập pháp hoặc tòa án của bất kỳ quốc gia nào đều có thể yêu cầu mở rộng truy quét tài liệu ngoài lạm dụng tình dục trẻ em. Các quốc gia như Trung Quốc là thị trường lớn của Apple và hãng khó có thể từ chối yêu cầu của chính phủ.
Theo EFF, cảnh sát và nhiều cơ quan ở nhiều quốc gia bao gồm Vương quốc Anh và Australia yêu cầu Apple "hỗ trợ kỹ thuật" trong việc điều tra tội phạm nhằm ép hãng công nghệ này mở rộng tính năng quét thiết bị điện tử.
"Hiện tại, Apple vẫn chưa đủ cơ sở hạ tầng để thực hiện việc giám sát trên các thiết bị điện tử", tổng cố vấn EFF Kurt Opsahl chia sẻ.
"Nếu Apple có thể chứng minh hãng có thể lọc những nội dung độc hại trên các thiết bị, các chính phủ có thể yêu cầu họ mở rộng tính năng này", Neil Brown, luật sư công nghệ tại Anh, cho biết.
Dây chuyền sản xuất chip cho iPhone, Mac của TSMC bị nhiễm khí bẩn Các loại khí được sử dụng trong quá trình sản xuất chip xử lý cho Mac và iPhone của TSMC được báo cáo là đã bị nhiễm bẩn. Sự cố với nhà máy TSMC có thể ảnh hưởng đến lịch ra mắt iPhone 13 Theo AppleInsider , trong khi TSMC mở rộng hoạt động sản xuất ở Đài Loan và cả ở Arizona...