Thế giới đã ghi nhận trên 511 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 27/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 511.042,054 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.249.772 ca tử vong.
Trên 464,2 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn 41.970 bệnh nhân nặng đang điều trị tích cực.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại một trường học ở Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Đông Nam Á, Malaysia thông báo về những quy định mới trong phòng chống dịch, dựa trên 3 tiêu chí: đeo khẩu trang, quét mã truy vết QR và xét nghiệm COVID-19. Theo đó, Malaysia sẽ dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại những điểm công cộng ngoài trời nhưng đây vẫn là yêu cầu bắt buộc tại các điểm như sân bay, xe buýt, nhà thờ, lớp học… Ngoài ra, cơ quan y tế vẫn khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi tham dự các sự kiện đông người, nhóm có nguy cơ cao như người cao tuổi, những người có bệnh lý nền, chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 và trẻ em tiếp tục phải sử dụng khẩu trang tại những nơi công cộng. Malaysia cũng dỡ bỏ quy định về quét mã QR truy vết tiếp xúc.
Về xét nghiệm, những người nhiễm COVID-19 sẽ chỉ phải cách ly thêm 4 ngày, thay vì 7 ngày như trước đây nếu họ có kết quả âm tính. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính sẽ tiếp tục cách ly 7 ngày. Những người đã hoàn thành tiêm chủng và trẻ em dưới 12 tuổi được miễn xét nghiệm trước khi lên máy bay, khi tham gia giao thông công cộng và khi nhập cảnh vào Malaysia. Những người chưa hoàn thành tiêm chủng sẽ bắt buộc phải xét nghiệm PCR trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành và xét nghiệm nhanh trong vòng 24 giờ khi nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, du khách nhập cảnh sẽ buộc phải cách ly 5 ngày.
Tại Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi cho rằng thách thức từ đại dịch vẫn chưa qua, đồng thời kêu gọi nhanh chóng tiêm phòng cho trẻ em đủ điều kiện tiêm tại quốc gia này. Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 đột ngột tăng trở lại những ngày gần đây, Thủ tướng Ấn Độ đã triệu tập cuộc họp trực tuyến với các quan chức phụ trách của tất cả các bang để đánh giá về tình hình dịch bệnh. Trong đó, ông Modi cho rằng dù nước này đã ứng phó hiệu quả với làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra nhưng vẫn cần cảnh giác khi trong 2 tuần qua, một số bang đã ghi nhận ca mắc mới tăng trở lại. Đến ngày 27/4, Ấn Độ ghi nhận trên 43 triệu ca mắc.
Video đang HOT
Tại châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) ước tính từ 60-80% dân số Liên minh châu Âu (EU) đã mắc COVID-19 Theo EC, để chuẩn bị cho giai đoạn hậu đại dịch, chính phủ các nước thành viên EU nên tăng cường miễn dịch thông qua đẩy mạnh các chương trình tiêm phòng cho những người chưa tiêm, đặc biệt là cho trẻ em khi kỳ học mới sắp bắt đầu vào mùa Thu tới. EC cũng đánh tín hiệu đang cân nhắc kế hoạch để phát triển các loại thuốc kháng virus và phát triển các thế hệ vaccine phòng COVID-19 mới, với hiệu quả bảo vệ mạnh và lâu dài hơn.
Theo thống kê của Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, đến tháng 2 năm nay, 58% dân số Mỹ (tương đương khoảng hơn 190 triệu người) đã mắc COVID-19. Khảo sát về kháng thể của CDC cho thấy số ca mắc trên cao hơn nhiều so với con số 80 triệu ca mắc được thống kê chính thức bởi nhiều ca mắc không thông báo hoặc không xét nghiệm hoặc không triệu chứng. CDC cho hay khoảng 75% người dân Mỹ dưới 18 tuổi đã mắc COVID-19. Nước Mỹ đã chứng kiến làn sóng dịch do biến thể Omicron gây ra trong mùa Đông vừa qua, đặc biệt là số ca mắc ở trẻ em tăng.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia duy trì giám sát các ca mắc COVID-19, cho rằng thế giới đang “xem nhẹ” cách thức virus lây lan do tỷ lệ xét nghiệm giảm. Trong tuần qua, WHO nhận được báo cáo về hơn 15.000 ca bệnh không qua khỏi do COVID-19, mức theo tuần thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Dù đây là xu hướng đáng hoan nghênh, song khi mà nhiều nước giảm xét nghiệm, WHO sẽ ngày càng nhận được ít thông tin về cách thức lây lan và giải trình tự. Điều này khiến thế giới ngày càng khó nắm bắt được các mô hình lây truyền và tiến hóa của virus.
COVID-19 đã khiến trên 6 triệu người trên toàn cầu tử vong kể từ dịch bệnh này bùng phát vào cuối năm 2019. Trong khi nhiều nước đang dần dỡ bỏ những biện pháp phòng dịch và trở về cuộc sống như trước, WHO cho rằng dịch bệnh vẫn chưa kết thúc. Tổng Giám đốc Ghebreyesus cảnh báo virus SARS-CoV-2 chưa biến mất, vẫn đang lây lan, biến đổi và gây ra các ca tử vong. Mối đe dọa về một biến thể mới nguy hiểm là hiện hữu và dù số ca tử vong giảm, con người vẫn chưa hiểu rõ hết những hậu quả về lâu dài đối với những người đã khỏi bệnh này.
Liên quan nghiên cứu và phát triển vaccine, hãng dược phẩm Mỹ Pfizer và công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech thông báo đã trình lên Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Comirnaty ngừa COVID-19 do hai hãng này đồng phát triển làm mũi tăng cường cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Động thái này diễn ra sau khi một nghiên cứu mới đây cho thấy việc tiêm mũi tăng cường bằng vaccine Comirnaty tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở những trẻ khỏe mạnh trong độ tuổi trên. Nếu được chấp thuận, Comirnaty sẽ được sử dụng để tiêm nhắc lại cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản và 6 tháng sau mũi vaccine gần nhất. Trẻ em trong độ tuổi trên được tiêm liều 10 microgram, bằng 1/3 liều lượng dành cho người lớn.
Cơ quan quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc đã cho phép thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ virus bất hoạt để chống lại biến thể Omicron. Vaccine trên, do Tập đoàn dược phẩm Biotec của Trung Quốc liên kết Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển, đã được nghiên cứu từ tháng 12/2021. Các thử nghiệm sơ bộ, như đánh giá độ an toàn trên động vật và nghiên cứu tính sinh miễn dịch, cho thấy vaccine này có thể tạo ra lượng kháng thể trung hòa cao chống lại các biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2, bao gồm cả Omicron. Trước đó, hai loại vaccine của Trung Quốc được sử dụng rộng rãi gồm vaccine CoronaVac của Sinovac và vaccine Vero Cell của Sinopharm cũng được phát triển dựa trên công nghệ virus bất hoạt.
AstraZeneca 'khoe' liều thứ 3 chống được Omicron
Hãng dược AstraZeneca của Anh dẫn nghiên cứu của phòng thí nghiệm Đại học Oxford cho biết liều vắc xin thứ 3 của hãng này có thể giúp chống lại biến thể Omicron.
AstraZeneca cho biết 3 liều vắc xin của mình giúp bảo vệ khỏi biến thể Omicron - Ảnh: REUTERS
Ngày 23-12, AstraZeneca dẫn nghiên cứu (hiện chưa được công bố và bình duyệt) cho biết vắc xin của hãng giúp tăng mạnh mức kháng thể chống lại biến thể Omicron sau khi được tiêm liều thứ 3.
"Việc tiêm vắc xin tăng cường liều thứ ba đã vô hiệu hóa biến thể Omicron ở mức độ tương tự... sau liều thứ hai đối với biến thể Delta", Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của AstraZeneca. Theo đó, mức độ kháng thể trung hòa sau liều thứ 3 cũng cao hơn ở người mắc và tự khỏi bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford, là tổ chức đã giúp AstraZeneca phát triển vắc xin vào năm ngoái và dựa trên phân tích các mẫu máu lấy từ những người bị nhiễm COVID-19, những người được tiêm ngừa 3 liều vắc xin. Trong số này có 41 người được tiêm 3 liều vắc xin AstraZeneca.
"Thật đáng khích lệ khi các loại vắc xin hiện tại có khả năng chống lại Omicron sau khi tiêm liều thứ 3. Những kết quả này củng cố quan điểm đưa liều thứ 3 thành một phần của chiến lược vắc xin quốc gia, đặc biệt là để hạn chế sự lây lan của các biến thể đáng lo ngại, bao gồm cả Omicron", giáo sư John Bell của Đại học Oxford, một trong những người tham gia nghiên cứu, cho biết.
Trước đó, các hãng dược Pfizer và Moderna cũng đã khẳng định vắc xin của mình có thể giúp bảo vệ khỏi biến thể Omicron khi tiêm liều bổ sung.
Theo kết quả thử nghiệm của Moderna công bố ngày 20-12, liều thứ 3 của hãng này với liều lượng 50 mcg giúp tăng lượng kháng thể lên 37 lần, và liều 100 mcg tăng lượng kháng thể tới 80 lần để chống Omicron.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn khuyến cáo các nước giàu không thu gom vắc xin để tiêm liều bổ sung khiến các nước nghèo không đủ nguồn cung, góp phần làm virus càng lây lan mạnh và biến đổi.
Đến nay, các dữ liệu ban đầu cho thấy Omicron không gây bệnh nặng như các biến thể trước, nhưng có khả năng lây lan rất nhanh và vẫn có thể làm tăng số ca tử vong.
Bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà 'cháy hàng' ở Mỹ dịp lễ cuối năm Thời điểm du lịch cuối năm cùng sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron khiến người Mỹ phải tranh nhau mua bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà, buộc các nhà phân phối lớn phải giới hạn số bộ xét nghiệm mỗi người được mua. Nhu cầu mua bộ xét nghiệm COVID-19 cao tại Mỹ, các công ty như Amazon và Walgreens...