Thế giới đã ghi nhận trên 506,2 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 20/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 506.295.583 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.229.129 ca tử vong.
Trên 458,38 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn trên 41,67 triệu người chưa khỏi.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tại Lào, Bộ Y tế cảnh báo những người từng nhiễm biến thể Omicron có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 2 đến 3 lần so với những biến thể khác. Theo Bộ Y tế Lào, mặc dù trong tháng đầu tiên sau khi mắc và khỏi bệnh COVID-19 ít có nguy cơ bị tái nhiễm, nhưng nếu người đó bị nhiễm biến thể Omicron, nguy cơ tái nhiễm cao hơn. Lý do là vì người từng nhiễm biến thể phụ BA.1 của Omicron vẫn có thể nhiễm thêm biến thể phụ BA.2. Bộ Y tế Lào khuyến nghị người dân tiếp tục tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống COVID-19 và tiêm phòng đầy đủ, bao gồm cả mũi tăng cường. Lào ghi nhận 1.082 ca mắc mới COVID-19 và 3 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 202.542và 730 ca.
Tại Trung Quốc, tâm dịch Thượng Hải tiếp tục nới lỏng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài nhiều tuần qua. Từ ngày 18/4, khoảng 12 triệu người ở một số khu vực đã được phép ra khỏi nhà, trong khi nhiều khu vực khác vẫn áp đặt quy định hạn chế. Tuần trước, Chính phủ Trung Quốc công bố 666 công ty được ưu tiên mở cửa trở lại cũng như duy trì hoạt động tại Thượng Hải. Giới chức y tế Thượng Hải ngày 20/4 cho biết đã cắt đứt được chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, và tình hình dịch tại thành phố có xu hướng giảm trong những ngày gần đây.
Video đang HOT
Trong ngày 19/4, Thượng Hải ghi nhận 16.407 ca mắc không triệu chứng, giảm so với 17.332 ca một ngày trước đó. Số ca mắc có triệu chứng cũng giảm từ 3.084 ca xuống 2.494 ca. Thành phố này cũng mới ghi nhận thêm 7 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong trong làn sóng dịch mới nhất lên 17.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết ngày 19/4 đã ghi nhận 2.753 ca mắc có triệu chứng và 17.066 ca mắc không triệu chứng.
Cùng ngày, người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan (Trung Quốc) Chen Shih-chung cho biết số ca mắc hằng ngày ở vùng lãnh thổ này có thể lên tới 10.000 ca vào cuối tháng, do vậy người dân cần thận trọng và tiếp tục phải đeo khẩu trang.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Hàn Quốc thông báo ghi nhận những trường hợp đầu tiên nhiễm các dòng phụ XE và XM của biến thể Omicron, trong đó có 2 ca nhiễm XE và một ca nhiễm XM. Nước này cũng ghi nhận 111.319 ca mắc mới, trong đó có 17 ca nhập cảnh, đưa tổng số ca mắc lên 16.583.220 ca. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới theo ngày tại Hàn Quốc ở dưới ngưỡng 200.000 ca. Trong khi đó, số ca tử vong ở Hàn Quốc trong 24 giờ qua là 166 ca, đưa tổng số ca tử vong vì bệnh này lên 21.520 ca. Tỷ lệ tử vong hiện ở mức 0,13%. Tính đến ngày 19/4, Hàn Quốc đã hoàn thành tiêm liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 cho 44,53 triệu người, tương đương 86,8% dân số. Khoảng 33 triệu người (64,4% dân số) đã tiêm các mũi tăng cường. Ngày 18/4 vừa qua, Hàn Quốc đã dỡ bỏ phần lớn quy định phòng chống dịch và từng bước đưa cuộc sống bình thường trở lại.
Tại Ấn Độ, giới chức thành phố New Delhi đã khôi phục yêu cầu đeo khẩu trang bắt trong bối cảnh số ca mắc mới tại thủ đô của Ấn Độ tăng trở lại trong những ngày gần đây. Theo đó, giới chức cũng quyết định đẩy mạnh công tác xét nghiệm, tập trung tiêm phòng cho các nhóm dân số dễ chịu tổn thương và đảm bảo triển khai thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch. Ngày 20/4, Ấn Độ ghi nhận 2.067 ca mắc mới, trong đó vùng Delhi chiếm 30%. Như vậy, đến nay Ấn Độ đã ghi nhận hơn 43 triệu ca mắc, trong đó có 522.006 ca tử vong.
Tại châu Âu, Hy Lạp tiếp tục hướng tới sống chung với đại dịch COVID-19, nới lỏng hơn nữa các biện pháp hạn chế để thúc đẩy phục hồi du lịch. Bộ Y tế Hy Lạp cho biết số ca mắc mới và ca nhập viện chăm sóc đặc biệt đã giảm trong khi 85% người dân đã được tiêm phòng. Đến nay, Hy Lạp ghi nhận tổng cộng hơn 3,2 triệu ca mắc và hơn 28.000 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Mỹ, theo báo cáo cập nhật của Viện Nhi khoa (AAP) và Hiệp hội Bệnh viện Nhi của Mỹ, hơn 12,9 triệu trẻ em tại nước này đã mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát, chiếm 19% tổng số ca mắc trên cả nước. AAP nhấn mạnh cần gấp rút thu thập thêm nhiều dữ liệu về tác động đối với từng nhóm tuổi cụ thể để có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh liên quan tới các biến thể mới của virus cũng như các tác động tiềm tàng đối với trẻ em trong dài hạn.
APP cũng cho rằng điều quan trọng là phải thừa nhận đại dịch đang gây những tác động tức thời đối với sức khỏe của trẻ em. Các quốc gia trên thế giới cần xác định và giải quyết những ảnh hưởng lâu dài về thể chất, tinh thần, khả năng hòa nhập và gắn kết xã hội của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên ở thế hệ này.
Sắp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu lần thứ 2
Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu lần thứ 2 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 12/5 tới để lãnh đạo các nước thảo luận về những nỗ lực nhằm chấm dứt đại dịch này và chuẩn bị các phương án ứng phó với các mối đe dọa y tế trong tương lai.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông cáo báo chí với Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) công bố ngày 18/4, Nhà Trắng nhấn mạnh sự xuất hiện và bùng phát các làn sóng dịch mới do các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Omicron đã cho thấy rõ cần có một chiến lược để kiểm soát dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Hội nghị COVID-19 lần thứ 2 sẽ do Mỹ chủ trì cùng với Đức - nước giữ chức Chủ tịch G7, Indonesia - nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của G20 và Senegal - nước giữ chức Chủ tịch Liên minh châu Phi, và Belize - nước hiện giữ chức Chủ tịch Cộng đồng Caribe (CARICOM).
Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 lần 2 này sẽ xây dựng chính sách cụ thể dựa trên những nỗ lực và cam kết được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đầu tiên vào tháng 9/2021, như làm sao để thu hút nhiều người hơn tiêm chủng, hỗ trợ những địa phương có nguy cơ dịch bệnh tiếp cận xét nghiệm và phương pháp điều trị COVID-19, cũng như mở rộng các biện pháp bảo vệ nhân viên chăm sóc sức khỏe và tổng hợp nguồn lực tài chính để chuẩn bị ứng phó với nguy cơ đại dịch trong tương lai.
Kể từ khi bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12/2019 đến nay, dịch COVID-19 đã lây lan toàn cầu khiến trên 504 triệu người mắc bệnh và cướp đi sinh mạng của 6,22 triệu người. Hiện dịch COVID-19 dù đã thuyên giảm, song chưa có dấu hiệu chấm dứt khi các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục xuất hiện. Hầu hết các nước đều đã xác định đây là bệnh đặc hữu và đang dần đưa ra các biện pháp để sống chung với dịch bệnh này giống như các loại bệnh khác như sởi, cúm,...
COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/4: Nguy cơ người bệnh phát triển các cục máu đông; Trẻ em tại Mỹ khủng hoảng tâm lý sau đại dịch Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 787.441 trường hợp mắc COVID-19 và 2.558 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 495 triệu ca, trong đó trên 6,19 triệu người không qua khỏi. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo số liệu thống kê của...