Thế giới đã ghi nhận trên 501,4 triệu ca COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 13/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 501.406.088 ca COVID-19, trong đó có 6.210.759 ca tử vong.
Trên 451,5 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn trên 43,6 triệu người chưa khỏi.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Á, Chính phủ Hàn Quốc thông báo quyết định dỡ bỏ khuyến cáo đặc biệt áp dụng với tất cả hoạt động đi lại với nước ngoài để phòng chống dịch COVID-19. Khuyến cáo đặc biệt trên được áp dụng từ tháng 3/2020 và được gia hạn hằng tháng.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết khuyến cáo này sẽ được dỡ bỏ từ ngày 14/4, sau khi cân nhắc chiến lược mới về kiểm soát dịch bệnh trong nước và tình hình dịch bệnh ở nước ngoài. Tuy nhiên, Hàn Quốc dự kiến vẫn duy trì khuyến cáo đặc biệt về đi lại đối với Trung Quốc và Nga và trên 20 quốc gia khác, cũng như duy trì hệ thống cảnh báo đi lại gồm 4 mức đối với một số khu vực khác. Số ca nhiễm mới ghi nhận ngày 13/4 ở Hàn Quốc ở mức dưới 200.000 ca, tiếp tục xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh tháng trước.
Người dân Australia đã bắt đầu tới New Zealand sau khi nước này lần đầu tiên mở cửa trở lại biên giới kể từ sau khi đóng cửa vào giữa năm 2021 để ngăn chặn dịch bệnh. Chuyến bay đầu tiên trong tổng số 11 chuyến bay dự kiến từ Australia đến New Zealand của hãng hàng không Air New Zealand đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế ở Auckland.
Giống như nhiều nước khác, New Zealand đã áp đặt một loạt biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt trong suốt thời kỳ dịch bệnh COVID-19 lây lan. Nước này và Australia đã có khoảng thời gian ngắn áp dụng “bong bóng đi lại”, song thỏa thuận này đã phải tạm ngừng vào giữa năm 2021 – thời điểm dịch bệnh tái bùng phát. Hiện tại, New Zealand đã bắt đầu nới lỏng một số quy định tại biên giới với hy vọng thúc đẩy du lịch và tháo gỡ phần nào tình trạng thiếu lực lượng lao động trong nước.
Người dân xếp hàng chờ kiểm tra thân nhiệt tại nhà ga tàu hỏa ở Athens, Hy Lạp. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Âu, Hy Lạp thông báo các biện pháp phòng dịch COVID-19 như đeo khẩu trang và các chứng nhận liên quan COVID-19 sẽ được dỡ bỏ trong mùa du lịch hè năm nay và nhà chức trách sẽ cân nhắc tái áp đặt các biện pháp này vào tháng 9 tới.
Video đang HOT
Theo đó, từ ngày 1/5 đến 31/8 tới, người dân sẽ không còn phải xuất trình chứng nhận tiêm vaccine hay chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 khi vào các không gian trong nhà hay ngoài trời như nhà hàng, đồng thời nhà chức trách cũng đang xem xét dỡ bỏ yêu cầu trình chứng nhận điện tử về COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU) khi nhập cảnh nước này.
Ngoài ra, đeo khẩu trang tại các không gian trong nhà cũng không còn là bắt buộc kể từ ngày 1/6 và sinh viên sẽ quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh mà không cần định kỳ trình kết quả tự xét nghiệm âm tính với COVID-19. Số ca mắc mới COVID-19 tại Hy Lạp đã giảm trong những tuần gần đây, với 15.000 ca mắc mới và 64 ca tử vong ngày 12/4. Trong tổng số 11 triệu dân nước này, khoảng 72% đã tiêm vaccine đầy đủ.
Tại châu Mỹ, Colombia và Peru đã nhất trí khôi phục vận tải hành khách quốc tế bằng đường bộ trên tuyến đường nối liền hai thủ đô Bogota và Lima. Bộ Giao thông vận tải Colombia cho biết du khách nước này muốn đến Peru phải tiến hành khai báo y tế trực tuyến và xuất trình giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm PCR âm tính với virus. Trong khi đó, du khách từ Peru muốn đến Colombia phải báo cáo tình trạng sức khỏe 24 giờ trước khi khởi hành thông qua khai báo y tế và phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn sinh học do cơ quan y tế sở tại quy định.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Quito, Ecuador. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Ecuador ban hành quyết định, trong đó yêu cầu người dân kể từ ngày 18/4 phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm 3 mũi vaccine ngừa COVID-19 để có thể ra vào các cơ sở dịch vụ không thiết yếu.Theo số liệu chính thức của Bộ Y tế Ecuador, tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 5,4 triệu người dân nước này, tương đương 33% dân số, đã tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3. Chính phủ đánh giá việc đẩy nhanh tiêm chủng đã giúp số ca mắc mới COVID-19 giảm trong thời gian gần đây và quyết định không đưa ra hạn chế đi lại trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh năm nay (từ ngày 15-17/4).
Về các chiến dịch tiêm vaccine, Chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho người từ 60 tuổi trở lên và đã tiêm mũi 3 được 120 ngày. Hơn 90% người Hàn Quốc ở độ tuổi 60 trở lên đã được tiêm mũi 3 (mũi tăng cường) nhưng vẫn được khuyến nghị tiêm mũi 4 vì tác dụng của vaccine bắt đầu giảm đi đáng kể khoảng 2 tháng sau mũi 3.
Có khoảng 10,66 triệu người Hàn Quốc trong độ tuổi trên thuộc nhóm nên tiêm mũi 4. Việc tiêm mũi 4 sẽ được triển khai tại các cơ sở y tế, sử dụng vaccine công nghệ mRNA. Người thuộc nhóm chống chỉ định sử dụng vaccine mRNA có thể được tiêm bằng vaccine của hãng Novavax. Song song với việc mở rộng tiêm phòng vaccine, Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ điều chỉnh biện pháp phòng dịch, từng bước khôi phục đời sống thường nhật cho người dân.
Các chuyên gia Cuba đánh giá nhờ chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em, nước này đã bảo vệ thành công từ 50.000 đến 70.000 trẻ nhỏ khỏi virus trong những tháng gần đây. Các chuyên gia y tế dẫn số liệu cho hay từ tuần thứ 38 của năm 2021, đảo quốc Caribe này không ghi nhận bất cứ trường hợp trẻ em nào tử vong do COVID-19. Hơn 28.000 trẻ em Cuba đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus kể từ đầu năm đến nay, tuy nhiên số trường hợp nghiêm trọng hoặc nguy kịch chưa tới 1%.
Cuba đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho gần 90% dân số, bao gồm cả trẻ em từ 2 tuổi trở lên, với các loại vaccine nội địa Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus, đồng thời triển khai tiêm liều thứ tư cho hơn 6,4 triệu người trên tổng số 11,2 triệu dân. Cuba cũng được đánh giá là rất thành công trong việc chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, với tỷ lệ hơn 99% được chữa khỏi bệnh tính tới thời điểm hiện nay.
Người cố tình "gieo rắc virus" chết vì Covid-19 tại Italy
Một người đàn ông Italy từng đi lại trong siêu thị lúc mắc Covid-19 để gieo rắc virus cho người khác đã chết vì bệnh này.
Maurizio Buratti chết vì Covid-19 sau khi tẩy chay vaccine (Ảnh: Dailymail).
Theo RT, Maurizio Buratti, 61 tuổi, đã qua đời tại một bệnh viện ở Verona, Italy hôm 27/12, chỉ vài tuần sau khi nhập viện. Trước khi qua đời, Buratti là bình luận viên quen thuộc của chương trình phát thanh Zanzara trên kênh Radio 2 của Italy.
Tình trạng sức khỏe của Buratti ngày càng trở nên tồi tệ hơn sau khi ông công khai nói với thính giả rằng, ông đang mắc bệnh nặng và sốt cao, nhưng vẫn đi lại trong siêu thị đông đúc mà không cần đeo khẩu trang. Người đàn ông này thậm chí tự nhận mình là "người gieo rắc dịch bệnh".
Buratti phản đối các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch và tuyên bố sẽ "bảo vệ hiến pháp". Ông thậm chí tuyên bố không đi xét nghiệm Covid-19 vì tin vào thuyết âm mưu rằng, chính vật dụng dùng để lấy mẫu xét nghiệm có chứa virus.
Theo Brescia Today, Buratti chỉ đến bệnh viện sau khi người hâm mộ và người dẫn chương trình phát thanh Zanzara, Giuseppe Crucian, kêu gọi ông làm vậy.
Enrico Polati, lãnh đạo khoa điều trị tích cực tại Bệnh viện de Borgo Trento, nơi Buratti được điều trị, nói với hãng tin ANSA rằng Buratti nhập viện trong tình trạng nguy kịch khó cứu chữa.
"Chúng tôi đã làm mọi thứ, nhưng không thể chữa khỏi", ông Polati cho biết.
Buratti được cho là vẫn giữ quan điểm phản đối vaccine ngay cả khi sức khỏe suy giảm nhanh chóng và phải đặt nội khí quản. Một trong những chia sẻ cuối cùng của Buratti với người hâm mộ là ông dự định xin tị nạn ở nước ngoài để tránh tiêm chủng.
"Anh ấy đang nằm viện ở Verona, tôi đã nghe thấy anh ấy trong những ngày gần đây và bạn có thể nhận ra từ giọng nói rằng anh ấy đang ốm nặng", Cruciani đã nói với thính giả gần đây.
Buratti cuối cùng cũng thừa nhận sự tồn tại của Covid-19 trong một bình luận được phát sóng trên Zanzara. "Tôi được chẩn đoán là bị viêm phổi hai bên, nó có vẻ là Covid-19", Buratti nói.
Một người dẫn chương trình khác của Zanzara, David Parenzo, nói rằng trường hợp của Buratti là một lời cảnh tỉnh với những người từ chối tiêm vaccine.
"Tôi chỉ hy vọng câu chuyện đáng buồn của ông ấy là một bài học cho tất cả những ai vẫn còn nghi ngờ về hiệu quả của vaccine", ông Parenzo nói.
Trước đó, một người đàn ông đã tử vong sau khi tham gia "tiệc Covid-19" ở Italy, nhằm cố tình lây lan mầm bệnh để đạt điều kiện có thẻ xanh đi lại mà không cần tiêm vaccine. Thẻ xanh là yêu cầu cần thiết để người dân Italy có thể đi làm, tới nhà hàng và sử dụng phương tiện công cộng. Chúng được cấp cho những người đã tiêm chủng hoặc đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 trong 6 tháng trước đó.
Truyền thông địa phương cho biết, nhiều trường hợp cố tình bị lây nhiễm mầm bệnh để cơ thể sinh ra kháng thể nhằm có được thẻ xanh mà không cần tiêm chủng. Cụ thể, những người bài vaccine sẽ gặp nhau ở một địa điểm rồi ôm, hôn và chia sẻ đồ uống với những người đang mắc Covid-19 để nhận lấy mầm bệnh.
Giới chức Italy cảnh báo, đây là cách tiếp cận rất nguy hiểm và có thể có những hậu quả dài hạn vì ngay cả người trẻ tuổi cũng có nguy cơ nhập viện. Trong khi đó, khu vực châu Âu đang đối diện với tình trạng ca bệnh tăng cao khi làn sóng dịch Covid-19 có dấu hiệu bùng phát trở lại.
Úc xác định F1 đơn giản hơn để giảm áp lực y tế Ngày 30-12, Thủ tướng Úc Scott Morrison công bố định nghĩa chặt chẽ hơn về người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, cùng một số thay đổi về quy định xét nghiệm và cách ly đối với những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin. Thủ tướng Úc Scott Morrison - Ảnh: REUTERS Theo Đài 9News của Úc, ông Morrison thông...