Thế giới đã ghi nhận trên 386 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 3/2 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng trên 386 triệu ca mắc COVID-19 và 5,7 triệu ca tử vong.
Số ca hồi phục là gần 306 triệu ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jammu, thủ phủ mùa đông của khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với trên 76 triệu ca mắc và 917.600 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ – trên 41,8 triệu ca mắc và 498.987 ca tử vong, Brazil với trên 25,8 triệu ca mắc và 629.078 ca tử vong, Pháp với 19,8 triệu ca mắc và 131.588 ca tử vong…
Tại châu Âu, dù số ca mắc mới COVID-19 đang tăng mạnh do sự lây lan biến thể Omicron, song Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh ở khu vực có thể sẽ tạm lắng dịu trong một thời gian dài. Theo đó, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho rằng châu Âu có thể sẽ sớm bước vào một “giai đoạn yên ổn kéo dài” nhờ tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh cao, biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn và mùa Đông lạnh giá sắp kết thúc.
Ông Hans Kluge cũng cho rằng “Lục địa Già” sẽ ứng phó tốt hơn với nguy cơ bùng phát các làn sóng lây nhiễm mới, kể cả với những biến thể có khả năng lây truyền nhanh hơn biến thể Omicron, mà không cần tái áp đặt các biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên, quan chức WHO cảnh báo viễn cảnh tươi sáng nêu trên chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các quốc gia tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và tăng cường theo dõi, phát hiện các biến thể mới. Ông đồng thời kêu gọi giới chức y tế các nước tăng cường bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương vì dịch COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Bogor, Tây Java, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng cao kỷ lục, trong khi Lào tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức thấp. Cụ thể, ngày 3/2, Indonesia báo cáo 27.197 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 4.414.483 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng 38 ca lên 144.411 ca. Trong khi đó, Bộ Y tế Lào cùng ngày cho biết trong 24 giờ qua, nước này phát hiện 400 ca mắc mới, trong đó có 397 ca cộng đồng, cùng 5 ca tử vong. Đến nay, tại Lào có tổng cộng 135.301 ca mắc COVID-19 và 558 ca tử vong.
Video đang HOT
Tại Nhật Bản, số ca mắc mới COVID-19 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 ca/ngày. Theo đó, trong 24 giờ tính đến 18h ngày 3/2 (giờ địa phương), Nhật Bản ghi nhận thêm 104.470 ca mắc COVID-19. Số ca bệnh nặng cũng lần đầu tiên tăng ở mức trên 900 ca sau thời gian hơn 4 tháng, kể từ cuối tháng 9/2021. Hai địa phương ghi nhận số ca mắc mới tăng cao tiếp tục là thủ đô Tokyo với 20.676 ca và Osaka với 19.615 ca. Chính quyền thủ đô Tokyo đã quyết định nâng cấp độ cảnh báo của hệ thống y tế lên mức cao nhất trên thang cảnh báo gồm 4 cấp độ sau khi tỷ lệ sử dụng giường bệnh lên tới 53,1%, tăng 1,7% so với ngày 2/2.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Còn tại Hàn Quốc, ngày 3/2, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) ghi nhận 22.907 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 22.773 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 907.214 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc ở mức cao kỷ lục, vượt ngưỡng 20.000 ca, tỷ lệ lây nhiễm tăng 3,5 lần so với một tuần trước, trong khi số người tử vong là 6.812 người, tăng 25 người so với một ngày trước đó và số bệnh nhân COVID-19 thể nặng là 274 ca.
Đáng chú ý, tại châu Phi đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể “Omicron tàng hình” mà các nhà khoa học cho là rất khó phát hiện. Ngày 3/2, Tiến sĩ Nicksy Gumede-Moainsti, nhà khoa học tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết phiên bản mới của biến thể Omicron (BA.2) đã xuất hiện tại 5 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Kenya, Malawi, Senegal và Nam Phi. Bà đồng thời bày tỏ lo ngại việc các phương pháp xét nghiệm hiện nay có thể sẽ không phát hiện được BA.2. Hiện WHO đang nỗ lực phối hợp với các phòng thí nghiệm để phân tích thêm các mẫu được xác định không phải là biến thể Omicron nhằm hiểu sâu hơn về sự lây truyền của BA.2.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, bản cập nhật dịch tễ học hằng tuần công bố ngày 1/2, WHO thông báo BA.2 đã xuất hiện tại 57 quốc gia trên thế giới. Omicron có các biến thể phụ gồm BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3. Trong đó, số liệu từ cơ sở dữ liệu GISAID cho thấy BA.1 và BA.1.1 hiện chiếm hơn 96% tổng số mẫu nhiễm Omicron được giải trình tự gene. Đặc biệt, số ca nhiễm biến thể BA.2, phiên bản “tàng hình” của Omicron do khó bị phát hiện trong các xét nghiệm PCR, đang gia tăng nhanh chóng.
Toàn thế giới đã vượt 332 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 18/1 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 332.086.308 ca mắc COVID-19 và 5.566.031 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 269.346.703 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với 67.631.191 ca mắc và 874.321 ca tử vong. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 9/1 vừa qua, các viện dưỡng lão ghi nhận trên 32.000 ca mắc mới, tăng gấp gần 7 lần so với cách đây 1 tháng. Ngoài ra, có tổng cộng 645 ca tử vong vì COVID-19 tại các viện dưỡng lão được ghi nhận trong cùng thời gian trên, tăng 30% so với tuần trước đó. Các chuyên gia y tế bày tỏ quan ngại rằng số ca tử vong có thể tiếp tục tăng khi biến thể Omicron đang lây lan nhanh trên cả nước.
Tại châu Âu, nhiều quốc gia ngày 18/1 tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới trong ngày tăng cao nhất. Cụ thể, Nga có thêm 31.252 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 6/12/2021, nâng tổng số ca trên cả nước lên 10.865.512 ca, trong đó có 322.687 ca tử vong (sau khi có thêm 688 ca tử vong mới); Romania chứng kiến số ca mắc mới trong ngày cao nhất trong 3 tháng, với 16.760 ca ghi nhận ngày 18/1, tăng hơn gấp đôi so với 1 ngày trước và tiến gần đến mốc cao kỷ lục 18.863 ca hồi tháng 10/2021. Tuy nhiên số ca nhập viện vẫn tương đối thấp.
Tình hình cũng tương tự tại Bugaria khi quốc gia Đông Âu này ghi nhận số ca mới tăng đến mốc cao kỷ lục 9.996 ca, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này lên 830.604 ca. Mốc cao kỷ lục về số ca trong ngày trước đó là 7.062 ca vào ngày 12/1 vừa qua.
Còn CH Séc ghi nhận trên 20.000 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ ngày 1/12/2021. Nước Trung Âu với 10,7 triệu dân này đang chống chọi với làn sóng dịch mới do biến thể Omicron bắt đầu khiến số ca mắc gia tăng. Chính phủ đã rút ngắn thời gian cách ly như một phần trong các biện pháp mới trong khi cũng bắt đầu xét nghiệm bắt buộc nhân viên các công ty trong tuần này.
Tại Pháp, số ca mắc COVID-19 nhập viện cũng tăng cao nhất kể từ tháng 11/2020 - trước khi chiến dịch tiêm phòng được triển khai tại nước này. Cụ thể, số ca mắc COVID-19 nhập viện đã tăng 888 ca lên 25.775 ca. Số lượng bệnh nhân COVID-19 điều trị trong bệnh viện cao nhất trước đó là trên 25.000 ca ghi nhận ngày 17/12/2020. Viện nghiên cứu Pasteur tuần trước cho biết đơn vị này từng dự báo số ca nhiễm biến thể Omicron sẽ tăng lên mức cao đỉnh điểm vào giữa tháng 1, kế đó số ca nhập viện sẽ lập đỉnh vào nửa cuối tháng này.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Warsaw, Ba Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Ba Lan, làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 đã bùng phát và giới chức y tế dự báo số ca mắc mới sẽ tăng lên mức cao đỉnh điểm vào giữa tháng 2 tới với khoảng 60.000 ca/ngày. Ba Lan ngày 18/1 ghi nhận thêm 10.445 ca mắc mới và 4 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 4.323.482 ca mắc và 102.309 ca tử vong.
Tại Đông Nam Á, Lào ghi nhận thêm 733 ca mắc mới COVID-19 và 3 ca tử vong do COVID-19 trên cả nước; trong đó có 3 ca nhập cảnh. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 126.066 ca, trong đó có 500 ca tử vong. Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân tiếp tục thận trọng và tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19, theo đó không tập trung đông người và tránh tiếp xúc gần, đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay có cồn, hoặc xà phòng.
Thái Lan cũng ghi nhận thêm 6.397 ca mắc mới COVID-19 và 18 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh ở nước này kể từ đầu dịch tới nay, lên 2.337.811 ca, trong đó có 114.376 ca kể từ đầu năm nay. Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 21.956 người ở Thái Lan, trong đó có 258 người kể từ đầu năm nay. Bộ Y tế Thái Lan cho biết sẽ hạ mức cảnh báo dịch COVID-19 cũng như xem xét nới lỏng thêm các hạn chế nhằm thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm đang chậm lại.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia ghi nhận thêm 2.342 ca mắc mới và 16 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca bệnh và tử vong ở nước này lần lượt là 2.810.689 ca và 31.809 ca. Bộ Y tế Malaysia thông báo từ ngày 19/1 sẽ mở cửa 4 trung tâm tiêm chủng ngừa COVID-19, tiêm mũi tăng cường cho người cao tuổi. Tính đến ngày 17/1, tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên được tiêm chủng tăng cường ở Selangor, Lãnh thổ Liên bang Kuala Lumpur và Putrajaya, Negeri Sembilan, Melaka, Penang cũng như Sarawak đã vượt mức 70%.
Cùng ngày, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thông báo nước này ghi nhận 4.072 ca mắc mới, trong đó có 3.763 ca trong nước, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 700.102 ca. Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 45 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong vì dịch bệnh lên 6.378 ca, theo đó tỷ lệ tử vong là 0,91%. Giới chức y tế nước này vẫn hết sức cảnh giác về khả năng gia tăng số ca mắc và biến thể Omicron lây lan mạnh trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Trong khi đó, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHS) thông báo Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 171 ca mắc mới, giảm so với 223 ca một ngày trước đó. Tổng số ca mắc đã được ghi nhận trên toàn Trung Quốc đến nay là 105.258 ca. Trung Quốc hiện vẫn áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt ở trong nước, xét nghiệm hàng loạt và tăng cường truy vết thông qua các ứng dụng sức khỏe để nhanh chóng khoanh vùng ca lây nhiễm ngay khi phát hiện. Trong bối cảnh Olympic mùa Đông sắp diễn ra vào tháng 2 tới, giới chức Trung Quốc càng siết chặt hơn các biện pháp phòng dịch.
Tại Nhật Bản, số ca mắc mới COVID-19 trong ngày lần đầu vượt 26.000 ca, cao hơn mốc kỷ lục trước đó là 25.992 ca ghi nhận hồi tháng 8/2021. Chính quyền Tokyo ngày 18/1 xác nhận 5.185 ca mới, vượt mốc 5.000 ca lần đầu tiên kể từ ngày 21/8/2021 và tăng gấp 5 lần so với 1 tuần trước đó. Tỉnh Osaka cũng thông báo 5.395 ca mới, cao hơn nhiều mốc kỷ lục cũ là 3.760 ca hồi cuối tuần qua. Trong những tuần gần đây, các khu vực của Nhật Bản chao đảo khi số ca mắc COVID-19 cao kỷ lục do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron.
Các phương tiện xếp hàng tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Sydney, Australia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Australia ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao chưa từng có tại nước này, trong bối cảnh đợt bùng phát dịch do biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh khiến tỷ lệ bệnh nhân nhập viện tăng lên các mốc kỷ lục, dù số ca mắc mới theo ngày giảm nhẹ.
Cụ thể, Australia có thêm 74 ca tử vong do COVID-19 tại 3 bang đông dân nhất cả nước là New South Wales, Victoria và Queensland. Con số này vượt mốc kỷ lục 57 ca ghi nhận vào ngày 13/1 vừa qua, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 trên cả nước lên 2.757 ca. Cùng ngày, có trên 67.000 ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận tại 4 bang New South Wales, Victoria, Queensland và Tasmania, giảm đáng kể so với mốc 150.000 ca ghi nhận hôm 13/1 vừa qua. Tuy nhiên, các bang khác vẫn đang tiếp tục cập nhật số liệu trong ngày. Đến nay, Australia đã ghi nhận tổng cộng khoảng 1,6 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có tới 1,3 triệu ca được ghi nhận chỉ trong 2 tuần gần đây.
COVID-19 tại ASEAN hết 26/1: Toàn khối trên 51.000 ca bệnh mới; Thái Lan tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 26/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 51.771 ca mắc mới COVID-19 và 251 ca tử vong. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Tới hết ngày 26/1, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông...