Thế giới đã ghi nhận trên 321,3 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 14/1 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 321.337.116 ca mắc COVID-19 và 5.541.304 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 264.392.041 ca.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, Italy ngày 11/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ lần đầu tiên được thông báo vào tháng 11/2021, Omicron vẫn đang ngày một lan rộng ra thế giới và tiếp tục trở thành biến thể chủ đạo tại một số nước.
Tại Đức, trong báo cáo tuần, Viện Robert Koch (RKI) cho biết biến thể Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo ở nước này, khi gây ra 73,3% số ca mắc mới COVID-19 trên toàn quốc, so với 44,3% ghi nhận 7 ngày trước đó. Theo RKI, biến thể Delta hiện chỉ gây ra 25,9% số ca mắc mới COVID-19 tại nước này. Viện trên cũng dự báo số ca nhiễm mới biến thể Omicron sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận trên 81.000 ca mắc mới – con số cao nhất kể từ khi dịch bùng phát – trong bối cảnh cơ quan quản lý khủng hoảng dịch COVID-19 của chính phủ nước này cảnh báo nguy cơ thiếu các bộ xét nghiệm.
Viện Y tế quốc gia (ISS) Italy cũng cho biết Omicron là “thủ phạm” gây nhiều ca bệnh mới nhất ở nước này. Theo kết quả khảo sát nhanh ngày 3/1, Omicron đã gây ra 81% ca nhiễm mới ở Italy, cao gần gấp 4 so với cuộc khảo sát trước đó vào ngày 20/12/2021.
Video đang HOT
Trong khi đó tại CH Séc, nhà virus học Evžen Bou”5;a của Viện Hóa sinh và hóa hữu cơ thuộc Viện Hàn lâm khoa học CH Séc, cho rằng người dân nước này khó tránh lây nhiễm biến thể Omicron vì biến thể này có thể sẽ xuất hiện trở lại vào mùa Thu tới do miễn dịch mà mọi người đạt được sẽ kéo dài chưa đầy một năm.
Tại Thụy Điển – nơi đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ 4 dịch COVID-19, chính phủ nước này thông báo Thủ tướng Magdalena Andersson có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong tháng này, nhiều lần Thụy Điển ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất từ trước đến nay, gây áp lực đối với hệ thống y tế, buộc nhà chức trách phải tái áp đặt nhiều hạn chế. Theo cơ quan y tế Thụy Điển, mô hình dự báo cho thấy số ca mắc mới COVID-19, hiện đang ở mức khoảng 25.000 ca/ngày, có thể đạt đỉnh vào cuối tháng này, lên tới gần 70.000 ca/ngày.
Dịch COVID-19 cũng đang lan rộng trên khắp Nhật Bản, đặc biệt ở các đô thị lớn và các khu vực có căn cứ quân sự của Mỹ. Cụ thể, trong 24 giờ qua, số ca mắc mới ở nước này lần đầu tiên vượt ngưỡng 20.000 ca/ngày kể từ đầu tháng 9/2021. Đáng chú ý, thủ đô Tokyo ghi nhận tới 4.051 ca mắc mới – mức cao nhất kể từ ngày 27/8/2021. Điều này khiến số ca mắc mới trung bình ở Tokyo trong tuần (từ ngày 8 – 14/1) lên tới 1.950,4 ca/ngày, tăng gấp gần 6 lần so với một tuần trước đó.
Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm mới ở Nhật Bản là do biến thể Omicron. Sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm mới đang ảnh hưởng tới hệ thống y tế của nhiều khu vực. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định rút ngắn thời gian cách ly đối với các nhân viên y tế được xác định có tiếp xúc gần với những người nhiễm Omicron từ 14 ngày xuống còn 6 ngày.
Biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn cũng đang khiến Philippines phải đương đầu với đợt gia tăng số ca mắc mới COVID-19 cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Nhà virus học lừng danh báo động SARS-Cov-3, nhận định "lạnh người" về khu vực có Việt Nam
Giáo sư người Australia gốc Hoa Wang Linfa nói những đợt dịch bệnh tiếp theo do virus corona từ loài dơi gây ra có nhiều khả năng bùng lên nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Thiên Tân ngày 17/10, giáo sư Wang Linfa (Vương Lâm Phát) của Chương trình bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y khoa Duke, Đại học Quốc gia Singapore, cho biết ông chắc chắn rằng virus SARS-Cov-2 gây dịch bệnh Covid-19 không phải là virus nhân tạo, kể cả từ trước khi nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, để điều tra nguồn gốc Covid-19 vào đầu năm nay.
Wang Linfa là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh truyền từ động vật, miễn dịch học ở loài dơi và phát hiện mầm bệnh. Ông từng xác định chuỗi gien của virus Hendra vào năm 1993 và tham gia nhóm chuyên gia WHO điều tra nguồn gốc dịch SARS năm 2003.
Ông Wang cũng có mối quan hệ thân thiết với Shi Zhengli, nhà virus học hàng đầu Trung Quốc thuộc Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Wang và Shi là đồng tác giả trong hàng chục báo cáo.
Thời báo Hoàn Cầu cho hay, dựa vào kinh nghiệm trước đây, Wang Linfa nhanh chóng chỉ ra rằng loài dơi là nguồn gốc của Covid-19, nhưng trước khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán vào đầu năm ngoái, phải có một "virus tiền thân" mang gien giống đến 99.9% với SAR-Cov-2. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn còn tranh cãi về "virus tiền thân" này.
Wang trích dẫn báo cáo đăng trên Research Square, cho thấy các nhà khoa học đã tìm ra ba virus từ dơi ở Lào giống hơn 95% với SARS-Cov-2.
Vào năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã mô tả một họ hàng gần của SARS-Cov-2 được gọi là RaTG13, tìm thấy từ loài dơi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với mức độ trùng khớp đến 96.1%. Hai virus này được cho là nhiều khả năng có tổ tiên chung từ 40 đến 70 năm trước.
Các virus corona tìm thấy trong dơi tại Lào được mô tả là chia sẻ những tương đồng then chốt với SARS-Cov-2, chứng minh những thành phần quan trọng của SARS-Cov-2 có tồn tại trong tự nhiên - Hoàn Cầu trích lời Edward Holmes, nhà virus học tại Đại học Sydney, Australia.
Nhà virus học Wang Linfa (Ảnh: Strait Times)
Một nghiên cứu mới đây của nhà khoa học Wu Zhiqiang, từ Viện Sinh học Mầm bệnh thuộc Viện Y khoa Trung Quốc, cùng cộng sự cho biết đã thu thập mẫu từ 13.064 con dơi ở 703 địa điểm trên khắp Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2021, nhưng kết quả không phát hiện SARS-Cov-2 trong bất kỳ mẫu nào. Nhóm của Wu cho rằng điều này thể hiện virus có thể không tồn tại rộng rãi trong loài dơi ở Trung Quốc.
Theo Wang Linfa, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc tiếp giáp với nhiều nước Đông Nam Á có quần thể dơi sinh sống đông đúc như Lào hay Myanmar, nhưng chưa có đủ nguồn lực để nghiên cứu ở khu vực này.
"Nếu được tạo điều kiện, các nhà khoa học có thể tìm ra nhiều loại virus tương tự SARS-Cov-2," Wang nói, tuyên bố rằng nếu được cấp kinh phí 100 triệu USD để truy tìm nguồn gốc Covid-19 thì ông sẽ dồn 99% ngân sách vào nghiên cứu ở khu vực Đông Nam Á.
Cũng trong phát biểu tại diễn đàn Thiên Tân, ông Wang đưa ra cảnh báo về những đợt bùng phát dịch bệnh tiếp theo do virus corona.
"Virus corona từ loài dơi là hết sức nguy hiểm. SARS-Cov-3 chắc chắn sẽ bùng phát, chỉ không chắc là khi nào," nhà virus học người Australia nói, nhấn mạnh địa điểm nhiều khả năng bùng phát SARS-Cov-3 nhất chính là Đông Nam Á.
Trung Quốc ghi nhận nhiều ca Covid-19 mới, biến thể Delta vẫn thống trị Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc hôm 11/9 cho hay, nước này đã ghi nhận thêm 25 ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày 10/9, tăng so với 17 ca trước đó một ngày. Trong đó, chỉ có một ca lây nhiễm trong cộng đồng ở tỉnh Phúc Kiến. Trung Quốc kể từ đầu dịch đến nay đã ghi nhận 95.153 ca...