Thế giới côn trùng tấn công trang sức mùa thu đông 2013
Từ ngàn năm qua, côn trùng trở thành niềm cảm hứng vô tận của các thợ kim hoàn.
Quyến rũ, dễ thương, bí ẩn, ngụ ý sâu xa, trải qua hàng thiên niên kỷ, côn trùng vẫn giữ nguyên vẹn sức hút của mình.
Vào mùa thu đông 2013 , người ta thấy sự đổ bộ rầm rộ của họa tiết côn trùng vào các bộ sưu tập thời trang. Côn trùng xuất hiện phong phú từ họa tiết vải in, dây đeo túi xách, thắt lưng đến dây chuyền , khuyên tai, nhẫn, kẹp tóc , cài áo. Một vài thương hiệu còn lấy côn trùng là điểm nhấn chính trong bộ sưu tập của mình như Lavin, Roberto Cavalli, Tory Burch…
Côn trùng là lớp động vật đa dạng đã được biết đến với hơn 1 triệu loài, mỗi loài lại có những ý nghĩa đặc biệt riêng và cho ra vô vàn những họa tiết biến tấu độc đáo. Câu hỏi đặt ra là qua các thời đại, đâu là họa tiết côn trùng được yêu thích nhất.
Bươm bướm
Ở Nhật Bản , những cánh bướm biểu thị cho sự nữ tính, ở Trung Quốc, bướm là hóa thân của tình yêu, tại Hy Lạp và La Mã cố đại, bướm tượng trưng cho sự tái sinh cơ thể và giải phóng tâm hồn, trong khi đó, tại Ấn Độ và Amazon, người ta tin rằng bướm là hình ảnh của mong ước thành sự thật. Loài côn trùng xinh đẹp bậc nhất này luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo tuyệt vời cho các nhà thiết kế. Trong thế giới thời trang, “hiệu ứng cánh bướm” không bao giờ kết thúc.
Chuồn chuồn
Chuồn chuồn tượng trưng cho sự thần bí, quý phái và chính nghĩa. Trong tiếng Anh, chuồn chuồn được gọi là Dragonfly, không quá khó khăn để hiểu được trong trái tim người phương Tây, chuồn chuồn có một vị trí như thế nào. Cuối thể kỷ 19, họa tiết chuồn chuồn có một thời đại phát triển mạnh mẽ cùng trường phái Art Nouveau. Trang sức chuồn chuồn luôn mang tính hiện thực rất cao bởi chuồn chuồn chính bản thân nó vốn đã nhỏ gọn, xinh đẹp, hài hòa và lấp lánh.
Nhện
Nhện là biểu tượng của sự may mắn và sáng tạo. Từ thời cổ đại, nhện đã là dấu hiệu tốt lành, trong truyền thuyết Ai Cập, nhện bảo vệ cho các Pharaon còn với người phương Tây, nhện đại diện cho sự phiêu lưu và táo bạo, người Trung Quốc tìm tên mình trong tơ nhện để đoán điềm may mắn cát tường. Ngày nay, nhện thể hiện cho cá tính mạnh mẽ và khát vọng sâu xa trong mỗi con người, vì vậy trang sức hình nhện cũng mang đầy tính bí ẩn, cá tính và khát khao.
Video đang HOT
Bọ hung
Bọ hung đại diện cho sự tái sinh, bảo vệ và sức mạnh tối cao. Người Ai Cập tôn sùng bọ hung và coi bọ hung là một vị thần hộ mệnh, trang sức bọ hung được chế tạo để mong ước sự bình an vĩnh hằng. Dù phát triển trong thời kỳ cổ đại hay đương đại, họa tiết bọ hung vẫn giữ nguyên sức hút bí ẩn và đang được sáng tạo để phù hợp xu thế thời trang hiện đại bây giờ.
Ong
Ít ai nghĩ rằng loài ong chăm chỉ, trật tự, nguyên tắc này lại có thể là đại diện cho quyền lực của một đế quốc. Truyền thuyết kể rằng khi Napoleon còn là một đứa trẻ, có một con ong mật đã đậu xuống bờ môi của ông. Sau này khi trở thành hoàng đế, Napoleon đã biến con ong trở thành biểu tượng của hoàng đế nước Pháp vĩ đại. Chaumet – thương hiệu trang sức hoàng gia có lịch sử lâu đời bậc nhất đã đưa họa tiết ong vào các sản phẩm nữ trang của mình. Qua những tuyệt tác trang sức hình ong, người ta có thể thấy rằng những điều bình dị nhất cũng chính là khởi nguồn của nghệ thuật thăng hoa.
Ruồi giấm
Ruồi giấm tượng trưng cho sự sinh lợi và chiến thắng. Những người mang trang sức hình ruồi giấm thường mong mình có được lợi thế trên bàn Pocker hoặc may mắn trong công việc kinh doanh có nhiều cạnh tranh và rủi ro.
Bọ cạp
Với người Trung Quốc, bọ cạp đứng đầu trong ngũ độc. Bọ cạp tượng trưng cho sự bảo vệ, bình an và sức quyến rũ. Trang sức bọ cạp luôn gây được ấn tượng mạnh mẽ cho bất kỳ ai mang nó. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy chủ nhân của chúng là người sắc sảo, bản lĩnh và kiên trường.
Theo 2Sao
Giải mã các biểu tượng quyền lực của Giáo hoàng
Giáo hoàng nhà thờ Công giáo không chỉ là giám mục giáo phận Roma, ông còn là lãnh đạo Giáo hội Công giáo toàn thế giới với hơn 1,2 tỉ giáo dân.
Ông cũng là người được bầu để kế vị Thánh Peter tông đồ trưởng của Chúa Jesus.
Trong các tiêu chí bầu chọn nên người quyền lực nhất thế giới của các tạp chí như Time hay Forbes, Giáo hoàng là người luôn đạt cả bốn tiêu chí chính, trong đó bao gồm: 1/ có sức ảnh hưởng tới rất nhiều người 2/ kiểm soát nguồn tài chính lớn 3/ là người nắm giữ quyền lực lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau 4/ là người dùng quyền lực để thi hành nhiệm vụ được đảm nhiệm.
Là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, biểu tượng quyền lực của Giáo hoàng cũng có đặc trưng riêng thông qua các vật dụng chỉ dành riêng cho người cha tinh thần của Giáo hội.
Bốn đồ vật chính gắn liền với Giáo hoàng là: Triều thiên Ba tầng tượng trưng cho việc cai quản, thánh hóa, chăm sóc các tín hữu Gậy Mục tử tượng trưng cho quyền bính. Dây Pallium được làm bằng lông cừu để nói lên Giáo hoàng là chủ chiên lành thay Chúa Jesus vác chiên trên vai Nhẫn Ngư phủ trên mặt có hình Thánh Phêrô đang đánh cá.
Triều thiên Ba tầng
Giáo hoàng Pius XII đội Thiên triều Ba tầng
Đây là loại mũ ba tầng của Đức Giáo hoàng, hay còn gọi là Vương miện của Giáo hoàng, cũng được cho là món đồ quý giá nhất thuộc về Giáo hoàng. Mũ được làm từ vải quý, trên có gắn rất nhiều ngọc, cao ba tầng. Trên đỉnh mũ có một cây thánh giá nhỏ. Mũ nặng khoảng 4,5kg.
Chiếc mũ nặng nhất trong lịch sử nặng tới 8kg, chế tác dưới thời Napoleon, dâng lên Giáo hoàng Pius VII.
Mũ miện này xuất hiện từ năm 1130, tượng trưng cho ba loại quyền bính của Giáo hoàng: Tầng cao nhất là quyền của Vị Cha Sở Hoàn Vũ Tầng giữa là quyền Truyền Giáo Phổ Quát Khắp Hoàn Vũ hay quyền tài phán tối cao
Tầng dưới cùng là Quyền Bính Trần Tục.
Trong ngày đăng quang, một hồng y phó tế sẽ đội mũ lên đầu Giáo hoàng và đọc: "Xin ngài nhận lấy vương miện ba tầng này và hãy nhớ rằng ngài là cha của mọi thủ lãnh trần gian, và là người dìu dắt thế giới và là đại diện của Chúa Giê-su Cứu thế".
Chiếc mũ này sau đó không còn được sử dụng vì đã được bán đi vì lợi ích của người nghèo. Nay, mũ này chỉ còn xuất hiện trên các huy hiệu Giáo hoàng.
Gậy mục tử
Tân Giáo hoàng Francis và cây gậy mục tử của ông trong lễ phụng vụ ngày hôm qua 19/3.
Gậy mục tử là hình ảnh người chăn chiên vẫn còn lên núi xuống khe. Đây là cây gậy bảo vệ, canh gác, dẫn đường, sửa trị, chống đỡ cho đoàn chiên.
Gậy mục tử của Giáo hoàng là loại thẳng, còn các giám mục dùng gậy mục tử quắm. Mỗi Giáo hoàng lại chọn một loại gậy có hình dáng, kích thước khác nhau.
Tuy nhiên, trong lễ phụng vụ thì Giáo hoàng chỉ nhận dây pallium và đeo nhẫn Ngư phủ, chứ không trao gậy mục tử.
Áo choàng Pallium
Giáo hoàng Benedict XVI - nay là Giáo hoàng Danh dự Benedict khoác trên vai dải khăn Pallium
Pallium vốn là một từ chỉ áo choàng bằng len của riêng Giáo hoàng. Sau này, đây trở thành một trang phục danh dự dành cho Giáo hoàng trong phụng vụ.
Pallium được dệt theo hình dây len trắng, từ lông cừu, rộng khoảng 4cm trên đó thêu 6 cây thánh giá nhỏ màu đen. Giáo hoàng và các Tổng giám mục đeo dây này quanh cổ, ngực và vai.
Pallium là biểu trưng cho hình ảnh các con chiên lạc mà Chúa Jesus vác trên vai và mang về nhà.
Nhẫn ngư phủ
Chiếc nhẫn ngư phủ là nhẫn dành riêng cho Giám mục Roma và sẽ bị hủy khi ngài từ nhiệm hoặc qua đời. Từ năm 1843, nhẫn ngư phủ trở thành con dấu xác nhận văn kiện chính thức của Tòa thánh Vatican.
Mỗi khi một Giáo hoàng mới lên ngôi, ngài sẽ được trao một chiếc nhẫn vàng ròng đúc mới, chạm khắc hình Thánh Peter ngồi trên thuyền và kéo lưới đánh cá. Trên mặt nhẫn cũng có tên của vị Giáo hoàng mới.
Đức Giáo hoàng sẽ đeo nhẫn này trên ngón tay giữa của bàn tay phải.
Hình ảnh này có căn nguyên trong Kinh thánh tường thuật Thánh Peter và Thánh Anre Chúa Jesus kêu gọi lúc hai ông thả lưới đánh bắt cá ở bờ hồ Galile:" Anh em hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá"
Trong ngày lễ đăng quang khai mạc sứ vụ mục tử, tân Giáo hoàng sẽ được trao nhẫn ngư phủ và dải khăn Pallium.
Tuy nhiên, khác với những người tiền nhiệm, tân Giáo hoàng Francis sử dụng nhẫn ngư phủ bằng bạc chứ không phải bằng vàng. Ông là Giáo hoàng đầu tiên từ dòng Tên được hồng y bầu chọn. (Dòng Tên là một trong những dòng tu khổ hạnh nhất trong Công giáo)
Theo vietbao
Bạn biết gì về cờ cầu vồng - biểu tượng của cộng đồng gay, les...? Xuất hiện năm 1978, cờ cầu vồng được sáng tạo bởi họa sĩ Gilbert Baker, được xem là "lá cờ tự do", biểu tượng của cộng đồng đồng tính toàn thế giới. Bao gồm đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), lưỡng tính (BI) và hoán tính (trans). Họa sĩ Gilbert Baker đã lấy cảm hứng từ hình ảnh "Racing Flag" -...