Thế giới có trên 163,9 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 21/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 179.369.956 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.884.375 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 163.954.265 người.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Klang, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á hiện đang được coi là khu vực có số ca mắc cao nhất thế giới. Với 75.858 ca mới trong 24 giờ qua, châu Á đã ghi nhận tổng cộng 54.555.314 ca mắc bệnh, trong đó có 768.590 ca tử vong. Châu Âu đứng thứ hai với 47.481.947 ca mắc và 1.093.080 ca tử vong. Bắc Mỹ đứng thứ ba với 40.342.355 ca mắc và 911.855 ca tử vong.
Ngày 21/6, bang Maharashtra của Ấn Độ đã ghi nhận 20 ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với tên gọi là “Delta plus” (B.1.617.2.1), là thể mới của biến thể Delta đã được phát hiện trước đó tại Ấn Độ. Theo thông tin từ giới chức y tế địa phương, biến thể Delta plus có thể là một trong những nguyên nhân gây ra làn sóng dịch COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ.
Quốc gia láng giềng của Ấn Độ là Nepal đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa 1 tuần đến ngày 28/6 tới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, mặc dù có nới lỏng đáng kể một số quy định. Theo quy định mới, phương tiện cá nhân sẽ được được phép lưu hành theo quy định số chẵn-số lẻ và hầu hết các cửa hàng được mở cửa vào các ngày khác nhau trong tuần, trong đó các cửa hàng bách hóa lớn, trung tâm thương mại, cửa hàng bán đồ thể thao, may mặc, giầy dép, mỹ phẩm, quà tặng, sẽ được hoạt động trở lại vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.
Video đang HOT
Indonesia cũng thông báo sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế đi lại ở một số khu vực trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 22/6 sau khi xuất hiện tình trạng gia tăng các ca mắc COVID-19. Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto cho biết việc thắt chặt các biện pháp trên bao gồm hạn chế số lượng nhân viên làm việc tại các văn phòng và cấm các hoạt động tôn giáo tại các nơi thờ tự. Các biện pháp này sẽ áp dụng tại “các vùng đỏ” nơi số ca mắc đang gia tăng nhanh chóng.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 31/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia thông báo ghi nhận thêm 735 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này từ đầu mùa dịch đến nay lên 43.446 ca. Giới chức nước này cho biết dịch COVID-19 lây lan nhanh có thể liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ một số nước khác đang khiến Campuchia lo ngại khó kiểm soát được dịch bệnh trong nước.
Liên quan đến chiến dịch triển khai vaccine ngừa COVID-19, Bộ Y tế Lào thông báo nước này vừa bắt đầu chương trình tiêm vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc) cho những công dân trên 60 tuổi và những người mắc bệnh nền. Theo Trung tâm Thông tin và giáo dục y tế thuộc Bộ Y tế Lào, bộ này và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho phép tiêm vaccine của hãng Sinopharm cho những người trên 60 tuổi và những người mắc bệnh nền.
Tại Ấn Độ, nhằm đẩy mạnh chương trình tiêm chủng trong nước, chính phủ đã quyết định tiêm vaccine miễn phí cho tất cả những người trưởng thành. Theo đó, giới chức y tế thông báo đã mở rộng chương trình tiêm vaccine cho cả những người trưởng thành dưới 45 tuổi từ ngày 1/5, nhưng các bệnh viện nhà nước và tư nhân phải tự thu mua vaccine cho nhóm người trẻ tuổi này, dẫn đến tình trạng lộn xộn và thiếu hụt vaccine. Tuy nhiên sau đó, nhà chức trách tuyên bố sẽ mua 75% lượng vaccine và phân phối vaccine cho các bang để tiêm miễn phí cho người dân.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong những tháng gần đây, tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ấn Độ chậm đáng kể do thiếu vaccine và tâm lý e ngại của người dân dù nước này phải chật vật đối phó với làn sóng dịch bệnh bùng phát dữ dội trong tháng 4 và 5 vừa qua. Đến nay, quốc gia Nam Á đã tiêm được 275 triệu liều vaccine, với chỉ 4% dân số được tiêm đủ liều. Chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả gần 1,1 tỷ người trưởng thành vào cuối năm nay.
Malaysia xem xét phong tỏa bang giàu nhất nước
Ngày 17/5, Bộ Y tế Malaysia cho biết có thể phải đóng cửa hoàn toàn bang Selangor - vốn là trung tâm vận tải biển và công nghiệp, đóng góp chính cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này nếu làn sóng lây nhiễm COVID-19 hiện nay vẫn tiếp diễn.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Klang, bang Selangor, Malaysia, ngày 23/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó hai tuần, Chính phủ Malaysia đã cấm các hoạt động xã hội và đi lại giữa các huyện và bang, như một phần của Lệnh Kiểm soát đi lại (MCO), được áp đặt trước kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr. Quốc gia Đông Nam Á này phải đối phó với với làn sóng lây nhiễm COVID-19 do sự xuất hiện của nhiều biến thể mới. Theo Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba, nếu tình hình dịch bệnh xấu đi, hoạt động kinh doanh hiện nay ở Selangor - bang đông dân nhất trên cả nước, có thể phải tạm ngừng.
Kể từ ngày 5/5, bang Selangor ghi nhận hơn 1.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, chiếm ít nhất 1/4 tổng số ca nhiễm mỗi ngày trên cả nước.
Trong 24 giờ qua, Malaysia ghi nhận thêm 45 ca tử vong do COVID-19 - mức cao nhất kể từ trước tới nay và 4.446 ca nhiễm mới. Như vậy, tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lần lượt là 474.556 và 1.947. Malaysia cũng là nước có số ca nhiễm cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines.
Cùng ngày, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết Hong Kong và Singapore đã quyết định hoãn chương trình "bong bóng du lịch", dự kiến được khởi động vào ngày 26/5 tới, sau khi số ca nhiễm tại Singapore tăng trở lại trong những ngày qua. Đây là lần thứ hai Hong Kong và Singapore hoãn triển khai chương trình "bong bóng du lịch".
Ban đầu, hai bên dự định triển khai "bong bóng du lịch" vào tháng 11/2020, nhưng đã phải hoãn lại sau khi số ca nhiễm mới tại Hong Kong gia tăng. Theo chương trình trên, hai bên sẽ bắt đầu thực hiện một chuyến bay mỗi ngày tới mỗi thành phố, với 200 hành khách mỗi chuyến. Người dân Hong Kong và Singapore phải có xét nghiệm COVID-19 âm tính trước khi đi và đến và không phải cách ly bắt buộc khi qua lại lẫn nhau. Nếu trung bình 7 ngày, số ca nhiễm mới không rõ nguồn lây theo ngày của mỗi bên vượt quá 5 ca, chương trình này sẽ tạm ngừng. Tuy nhiên, hai bên vẫn duy trì cam kết khởi động chương trình này. Chính quyền Hong Kong cho biết sẽ đưa ra thông báo tiếp theo về vấn đề này trước ngày 13/6.
Trong 24 giờ qua, Singapore ghi nhận thêm 28 ca mắc COVID-19, trong đó có 21 ca lây nhiễm trong cộng đồng. "Đảo quốc Sư tử" đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm dịch bệnh gia tăng, sau khi ghi nhận 131 ca lây nhiễm trong cộng đồng tuần trước, cao hơn 39 ca so với tuần trước đó.
Những nghĩa địa ngày một chật hẹp tại Ấn Độ, Bangladesh Ấn Độ đang đương đầu với làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 vô cùng khắc nghiệt, ghi nhận trung bình số ca mắc mới mỗi ngày trong tuần qua là khoảng 300.000 ca/ngày trong khi số ca tử vong hằng ngày cũng liên tục tăng lên các mức cao chưa từng thấy. Người thân khóc thương bệnh nhân qua đời do COVID-19 tại...