Thế giới có trên 118,7 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 11/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 118.771.381 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó 2.634.451 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 94.343.410 người. Ngày 11/3 đánh dấu tròn một năm Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) chính thức công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 5/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 542.191 ca tử vong trong tổng số 29.862.124 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 158.236 ca tử vong trong tổng số 11.287.451 ca nhiễm. Trong ngày 11/3, Ấn Độ ghi nhận 22.854 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất tại nước này trong hơn 2 tháng kể từ ngày 26/12/2020. Brazil đứng thứ 3 thế giới với tổng số 11.205.972 ca nhiễm, trong đó 270.917 ca tử vong.
Campuchia đã ghi nhận ca đầu tiên tử vong do COVID-19. Bộ Y tế Campuchia thông báo nạn nhân là một nam giới người Campuchia, 50 tuổi và là tài xế riêng của một người Trung Quốc tại tỉnh Preah Sihanouk (cũng là bệnh nhân COVID-19 do có liên quan đến “Sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20/02/2021″). Campuchia cũng ghi nhận thêm 39 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 1.163 ca, trong đó 597 ca đã bình phục. Trong phiên họp bất thường vào sáng 11/3, Thượng viện Campuchia đã thông qua dự luật về “Các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chết người khác”. Dự luật được 39 nghị sĩ thông qua nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Trong ngày, một số nước ghi nhận số ca mắc tăng đột biến. Bộ Y tế Philippines cho biết trong 24 giờ qua nước này có thêm 3.749 ca nhiễm mới, mức theo ngày cao nhất trong gần 6 tháng, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 607.048 ca. Số ca tử vong do COVID-19 tăng thêm 63 ca lên 12.608 ca.
Video đang HOT
Trong 24 giờ qua, nước Đức ghi nhận 14.356 ca mắc mới – mức cao nhất kể từ ngày 4/2 vừa qua. Viện Robert Koch – cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Đức – cảnh báo làn sóng thứ 3 của đại dịch COVID-19 đã bắt đầu ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Trước tình hình này, Viện Robert Koch khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm túc các quy tắc phòng dịch như đeo khẩu trang hoặc đảm bảo giãn cách xã hội.
Cũng trong ngày 11/3, giới chức y tế Ba Lan cho biết nước này đã ghi nhận thêm 21.045 ca mắc COVID-19 – mức cao nhất kể từ tháng 11/2020. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia Đông Âu này có 1.849.424 ca mắc và 46.373 ca tử vong.
Hungary ghi nhận thêm 8.312 ca nhiễm, mức cao nhất kể từ đầu dịch. Số ca tử vong mới trong ngày là 172 ca. Như vậy, quốc gia Trung Âu này có tổng cộng 489.172 ca mắc, trong đó có 16.497 ca không qua khỏi.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện Lviv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Ukraine cũng ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca phải nhập viện trong vòng 24 giờ qua. Số liệu của Bộ Y tế Ukraine cho thấy 4.250 người đã phải nhập viện vì mắc COVID-19 trong ngày 10/3, tăng gần 22% so với con số 3.486 ca nhập viện hôm 3/3. Trước đó, vào thời điểm đỉnh dịch cuối năm 2020, số ca nhập viện vì COVID-19 ở Ukraine chưa lần nào vượt quá con số 2.000 mỗi ngày.
Trong khi đó, Bộ Y tế Belarus ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh. Các ca nhiễm này bao gồm những hành khách đến từ Ba Lan, Ukraine và Ai Cập và cả những ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Chính phủ và các cơ quan quản lý dược phẩm đang tiếp tục xúc tiến kế hoạch về vaccine nhằm sớm chấm dứt đại dịch COVID-19. Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (Mỹ). Đây là vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 được cấp phép sử dụng trong các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Hàn Quốc phê duyệt việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca cho những người trên 65 tuổi, đồng thời nỗ lực đẩy mạnh việc triển khai tiêm chủng loại vaccine này sau khi các nghiên cứu mới ở nước ngoài cho thấy tính hiệu quả.
Tại Mỹ, Alaska đã trở thành bang đầu tiên cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho mọi người dân trên 16 tuổi đang sinh sống hoặc làm việc tại bang này. Đến nay, Alaska đã tiêm hơn 290.000 liều vaccine, trong đó có ít nhất 119.000 người đã được tiêm đủ mũi. Điều này đồng nghĩa khoảng 25% dân số Alaska đã được chủng ngừa ít nhất 1 liều vaccine, đưa bang này trở thành địa phương đi đầu trong chiến dịch tiêm chủng trên cả nước. Trong khi vaccine của hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) được khuyến cáo chủng ngừa cho những người 16 tuổi, vaccine của Moderna và Johnson & Johnson (đều của Mỹ) chỉ dành cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Một số công ty dược phẩm cũng đang tích cực nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh COVID-19. Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) của Anh và công ty Vir Biotechnology của Mỹ thông báo phương pháp điều trị bằng kháng thể do hai công ty phát triển đã giúp làm giảm số ca tử vong và số bệnh nhân phải nhập viện điều trị do COVID-19. Theo GSK và Vir, trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng, kháng thể đơn dòng VIR-7831 do hai công ty phát triển có hiệu quả tới 85% trong việc giảm số ca bệnh COVID-19 nhập viện hoăc tử vong so với giả dược. Trên cơ sở thành công của cuộc thử nghiệm được tiến hành với sự tham gia của 583 bệnh nhân, Vir và GSK sẽ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc này trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ và nhiều nước khác.
Hãng dược phẩm Eli Lilly (Mỹ) cũng thông báo phương pháp kết hợp hai loại kháng thể tổng hợp của hãng giúp giảm tới 87% nguy cơ nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân COVID-19. Kết quả được đưa ra sau khi hãng tiến hành thử nghiệm phương pháp điều trị kết hợp loại kháng thể đơn dòng etesevimab với liều lượng 1400 mg với một loại kháng thể khác là bamlanivimab có liều lượng 700 mg theo 3 giai đoạn.
Nhật Bản tài trợ các quốc gia châu Á phân phối vaccine ngừa COVID-19
Ngày 9/3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết sẽ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 4,5 tỷ yên (41 triệu USD) cho 25 quốc gia ở khu vực châu Á và các đảo ở Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ xây dựng mạng lưới phân phối vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo bộ trên, khoản viện trợ không hoàn lại sẽ được sử dụng để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định cho các cơ sở bảo quản lạnh, phương tiện vận chuyển và các thiết bị khác cần thiết cho việc phân phối vaccine. Trong số các quốc gia sẽ nhận viện trợ của Nhật Bản lần này có Việt Nam và các nước Đông Nam Á là Campuchia, Indonesia, Philippines, Lào và Thái Lan cùng các nước khác.
Nhật Bản đặt mục tiêu giúp đảm bảo cung cấp vaccine "đến từng người ở khắp mọi nơi tại các nước đang phát triển" với hy vọng sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19. Quốc gia Đông Bắc Á này cũng đã cam kết tài trợ 200 triệu USD cho Cơ chế cung cấp vaccine toàn cầu (COVAX) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứng đầu. Sáng kiến COVAX đặt mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới vào cuối năm 2021.
* Trung Quốc đã chính thức triển khai chương trình cấp chứng nhận y tế điện tử dành cho người dân trong nước.
Theo Hãng tin AFP, chứng nhận điện tử này, thể hiện hồ sơ tiêm chủng và kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, bắt đầu hoạt động từ ngày 8/3 trên nền tảng mạng xã hội WeChat của Trung Quốc. Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết việc triển khai chương trình chứng nhận y tế "nhằm thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại xuyên biên giới". Tuy nhiên chứng nhận y tế quốc tế này hiện chỉ dành cho công dân Trung Quốc và vẫn chưa phải loại giấy tờ bắt buộc. Bên cạnh hình thức số hóa, loại chứng nhận này cũng được cấp dưới bản cứng và được cho là hình thức "hộ chiếu vaccine" đầu tiên được triển khai trên thế giới.
Trong khi đó, hãng Tân Hoa xã (Trung Quốc) cùng ngày cũng đưa tin chương trình chứng nhận y tế sẽ cấp cho công dân Trung Quốc một mã QR để các nước có thể nắm được thông tin về tình hình sức khỏe của họ khi cần. Tại Trung Quốc hiện nay, người dân cũng đã được yêu cầu xuất trình "các mã sức khỏe QR" trên ứng dụng WeChat và trên các ứng dụng điện thoại thông minh khác khi họ sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng như tới nhiều địa điểm công cộng. Những ứng dụng này theo dõi địa điểm của người dùng và tạo ra một mã "xanh" - đồng nghĩa sức khỏe tốt - nếu người đó không tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19 hay đi tới các điểm nóng dịch bệnh.
Hiện ý tưởng về viêc sư dung "hộ chiếu vaccine", theo đó cho phép những người đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đươc tự do đi lại, đang gây chia re công đông quôc tê. Trong khi một số quốc gia ủng hộ y tương nay, coi đây la lối thoát cho ngành du lịch và hàng không đang gặp khó khăn, môt sô quốc gia khác lại bay to nghi ngai bơi đên nay mơi chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân số thế giới được chủng ngừa. Mỹ và Anh là những nước đang cân nhắc việc áp dụng các giấy phép đi lại tương tự. Liên minh châu Âu cũng đang xúc tiến triển khai "thẻ xanh kỹ thuật số" chứng nhận việc tiêm chủng nhằm nối lại các hoạt động đi lại quốc tế vào mùa hè này.
Australia tiếp nhận 300.000 liều vaccine AstraZeneca Ngày 28/2, Australia tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của hãng AstraZeneca/Oxford gồm 300.000 liều để chuẩn bị cho việc tăng cường chiến dịch tiêm chủng trên cả nước. Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford. Ảnh: PAP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết lô vaccine trên sẽ được Cơ quan quản...