Thế giới có thể thoát đại dịch vào năm tới?

Theo dõi VGT trên

Nếu dự báo của quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là chính xác, năm 2022 có thể là năm đại dịch Covid-19 kết thúc.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ phía sau dự báo này.

Thế giới có thể thoát đại dịch vào năm tới? - Hình 1

Nhân viên mặc đồ bảo hộ khử trùng một khu vườn ở Algeria năm 2020 (Ảnh: Reuters).

Theo bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia hàng đầu về Covid-19 của WHO, khi làn sóng Covid-19 bước sang năm thứ 3 (năm 2022), thế giới đã có những công nghệ cần thiết để chấm dứt đại dịch. Vaccine Covid-19 đã được phát triển, thuốc điều trị virus đã được sản xuất, nhiều người đã được tiêm chủng và ngày càng có nhiều người biết cách điều trị bệnh.

“Chúng ta có các công cụ có thể loại bỏ dịch bệnh nghiêm trọng. Chúng ta có thể giảm ca tử vong vì Covid-19 và chúng ta cũng có thể giảm sự lây lan”, bà Van Kerkhove viết trên tạp chí Nature Medicine tháng này.

Bà Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó Covid-19 của WHO, cho rằng Covid-19 có thể kết thúc trong năm 2022. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 20/12 cũng tuyên bố “2022 phải là năm thế giới chấm dứt đại dịch”.

Sự tiến hóa của virus

Các chuyên gia phần lớn đồng ý rằng, các biện pháp hạn chế lây nhiễm và tăng cường khả năng miễn dịch toàn cầu thông qua tiêm chủng rộng rãi – trước khi có bất kỳ biến chủng nguy hiểm nào xuất hiện – là con đường đưa thế giới ổn định trở lại.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh còn phụ thuộc vào hai ẩn số: cách virus tiến hóa và kích hoạt hệ miễn dịch và cách xã hội phản ứng với dịch bệnh.

“Việc kiểm soát virus này luôn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta”, bà Van Kerkhove nói.

Khi năm 2021 gần kết thúc và các hệ thống y tế đang phải đối mặt với biến chủng Omicron mới với khả năng lây lan nhanh chóng, nhà dịch tễ học kỳ cựu Michael Osterholm nói rằng, hiện tại ông cảm thấy không chắc chắn về con đường tương lai hơn so với 6 tháng trước.

Video đang HOT

Ông Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm thuộc Đại học Minnesota, cho biết: “Chúng ta sẽ phải xem xét lại những giả định mà chúng ta từng đưa ra trước đó đối với đại dịch này. Nhiều người cho rằng Covid-19 sẽ giống dịch cúm – 2 năm nữa chúng ta sẽ thoát khỏi nó. Nhưng chúng ta còn lâu mới kết thúc đại dịch này, điều chúng ta chưa dự đoán được là nó sẽ bùng phát như thế nào trong vài ngày đến vài tuần hay nhiều tháng tới. Chúng ta không biết điều đó”.

Một lý do dẫn đến nhận định trên là đường cong tiến hóa mà Covid-19 đã tạo ra, khiến nhiều người không chắc chắn liệu virus có giống cúm mùa, tiến hóa để cải tiến vaccine trong thời gian dài hơn có những thay đổi đột ngột hơn. Chỉ trong một năm, hai biến chủng Alpha và Delta đã xuất hiện, chủng sau có khả năng lây nhiễm cao hơn chủng trước và trở thành chủng thống trị. Gần đây nhất, biến chủng Omicron với số lượng đột biến nhiều chưa từng có cũng đã xuất hiện và lây lan nhanh chóng.

Tỷ phú Bill Gates dự đoán giai đoạn cấp tính của đại dịch Covid-19 sẽ chấm dứt vào năm 2022. Bill Gates thừa nhận Omicron “đang gây lo ngại”, nhưng cũng nhấn mạnh, với tốc độ phát hiện biến chủng mới như hiện nay cùng với việc phát triển vaccine và thuốc điều trị, ông hy vọng Covid-19 sẽ trở thành một bệnh đặc hữu vào năm 2022.

“Không ai biết khi nào biến chủng thoát miễn dịch tiếp theo sẽ xuất hiện, cũng không ai biết liệu biến chủng đó có đột biến vượt trội như Omicron, hay chỉ tiến hóa dần giống virus cúm mùa trước đây”, chuyên gia sinh học tiến hóa Maciej Boni, phó giáo sư tại Trung tâm bệnh truyền nhiễm Penn State ở Mỹ, cho biết.

Theo chuyên gia Boni, nếu Covid-19 hoạt động như dịch cúm, chúng ta có thể theo dõi và cập nhật vaccine vài năm một lần, đồng thời tiêm chủng cho cộng đồng và cứ tiếp tục như vậy. Nhưng vì các biến chủng mới liên tục xuất hiện, nên hiện tại không ai có thể dự đoán được năm 2022 và 2023 sẽ như thế nào.

Hiện chưa rõ có cần phải cập nhật các loại vaccine để đối phó với biến chủng Omicron hay không, bởi các báo cáo sơ bộ cho thấy tiêm vaccine vẫn có thể bảo vệ con người trước nguy cơ bệnh nặng và liều vaccine tăng cường có thể cải thiện khả năng bảo vệ. Một số bằng chứng ban đầu cho thấy Omicron có thể gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với biến chủng Delta, nhưng nếu đúng như vậy thì không rõ đó là do đặc tính của virus hay do miễn dịch hiện có. Dù thế nào đi nữa, số ca nhiễm tăng nhanh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn cầu rằng, chủng virus mới sẽ khiến số ca nhập viện tăng lên trong thời gian tới.

Chìa khóa vaccine

Thế giới có thể thoát đại dịch vào năm tới? - Hình 2

Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ở Italy (Ảnh: Getty).

Nhà miễn dịch học Ashley St John, phó giáo sư tại Trường Y Duke-NUS ở Singapore, cho biết “chìa khóa để kiểm soát dịch bệnh là tăng độ phủ vaccine”. Điều này sẽ giúp các ca nhiễm có triệu chứng nhẹ hơn, giảm thiểu số ca nhập viện và tránh gây áp lực cho hệ thống y tế.

“Nếu chúng ta bắt đầu nhận thấy có những biến chủng mới không thể kiểm soát hiệu quả, chúng ta có thể đưa ra các chiến lược để giải quyết vấn đề đó”, ông John nói. Những chiến lược này bao gồm tiêm liều tăng cường và phát triển các phương pháp điều trị, điều chỉnh liều lượng vaccine theo biến chủng hoặc phát triển vaccine thế hệ mới giúp đối phó nhiều biến chủng hơn hoặc cải thiện khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên tỷ lệ tiêm chủng cao vẫn là rào cản lớn đối với thế giới trong năm 2021, bất chấp những cam kết sớm về việc đưa vaccine trở thành hàng hóa công cộng toàn cầu, cũng như cam kết cung ứng hàng tỷ liều vaccine cho thế giới.

Theo hãng phân tích Airfinity, ước tính có khoảng 11 tỷ liều vaccine được sản xuất vào năm 2021. Nhưng tính đến tháng trước, khoảng 80% số vaccine này đã được chuyển đến nhóm 20 quốc gia giàu có, trong khi chỉ có 0,6% được chuyển đến các quốc gia có thu nhập thấp, theo WHO. Các liều vaccine tăng cường đã được chuyển đến cho những người có nguy cơ lây nhiễm thấp ở những nước giàu, trước khi chúng được chuyển đến cho các nước nghèo hơn – những nơi mà người dân thậm chí còn chưa được tiêm mũi đầu tiên.

Ngay cả những quốc gia giàu có như Mỹ và Anh cũng chỉ có hơn 70% và 80% dân số trên 12 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, đồng nghĩa với việc vẫn còn nhiều người chưa có miễn dịch nhờ vaccine.

“Chúng ta vẫn đang lùi lại phía sau, vẫn còn rất nhiều người chưa được bất kỳ loại vaccine nào bảo vệ, và vấn đề này rất phức tạp”, nhà tiêm chủng học Jon Andrus tại Viện Y tế Công cộng thuộc Đại học George Washington cho biết.

Các chuyên gia cho biết, việc đảm bảo tiếp cận công bằng và rộng rãi hơn vaccine Covid-19 có nghĩa là phải mở rộng sản xuất và chia sẻ liều lượng nhiều hơn. Và nếu điều đó không xảy ra, thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với các đợt bùng phát dịch lớn, các ca tử vong và bệnh nặng ở các quốc gia không có đủ vaccine, đồng thời dẫn đến nguy cơ các biến chủng né vaccine sẽ lây lan từ các nước này sang các quốc gia đã được tiếp cận vaccine.

WHO dự đoán tương lai của Covid-19 sau 2 năm "càn quét" thế giới

Quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra nhận định về tương lai của đại dịch Covid-19 sau hơn 2 năm bùng phát.

WHO dự đoán tương lai của Covid-19 sau 2 năm càn quét thế giới - Hình 1

Tiêm vaccine Covid-19 tại Israel (Ảnh: AFP).

Trong cuộc phỏng vấn với AFP hôm 17/12, ông Michael Ryan, giám đốc phụ trách chương trình ứng phó khẩn cấp của WHO, cho rằng thế giới có thể sẽ phải đối mặt với sự xuất hiện liên tục của các biến chủng mới và nguy hiểm hơn, cũng như làn sóng lây nhiễm có thể làm sụp đổ hệ thống y tế.

"Đó là tương lai có thể xảy ra nếu chúng ta không có cách đối phó phù hợp với virus", ông Ryan nói.

Tuy nhiên, ông Ryan cho biết: "Tôi không thấy điều đó ngay bây giờ. Tôi thấy một tương lai tươi sáng hơn".

Quan chức WHO nhấn mạnh rằng "nếu chúng ta áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt đồng thời tăng độ phủ vaccine, chúng ta có thể vượt qua giai đoạn đại dịch".

Theo ông Ryan, mặc dù virus SARS-CoV-2 ít có khả năng biến mất hoàn toàn, nhưng Covid-19 cuối cùng sẽ trở thành bệnh về đường hô hấp thông thường giống như cúm.

Trong bối cảnh biến chủng Omicron mới đang lây lan với tốc độ chưa từng có, WHO cho rằng thế giới sẽ chứng kiến những ổ dịch tăng đột biến, hệ thống y tế quá tải và nhiều ca tử vong hơn nếu các quốc gia không hành động nhanh chóng để kiểm soát sự lây nhiễm.

Tuy nhiên, ông Ryan cho biết biến chủng mới không khiến ông thay đổi dự đoán về chiều hướng của dịch bệnh.

"Chúng ta đã gặp rắc rối từ rất lâu trước khi Omicron xuất hiện", ông Ryan nói, đề cập tới thực tế số ca nhiễm biến chủng Delta tăng mạnh trước khi Omicron được phát hiện.

Quan chức WHO cho rằng các chính phủ đang lấy Omicron làm "bia đỡ đạn" khi đổ lỗi cho biến chủng mới gây ra làn sóng ca nhiễm tăng vọt trong thời gian qua.

Ông Ryan thừa nhận tình hình dịch bệnh có thể xấu đi do sự thiếu công bằng trong việc tiếp cận vaccine, chính trị hóa Covid-19 và phát tán thông tin sai lệch về dịch bệnh.

Dù vậy, ông Ryan tin rằng thế giới có thể thay đổi chiều hướng của đại dịch Covid-19, nhờ vào "khả năng phục hồi đáng kinh ngạc" của các cộng đồng dân cư, sự nỗ lực quên mình của các nhân viên y tế và sự hợp tác khoa học chưa từng có kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát.

"Tôi rất lạc quan về những gì chúng ta có thể đạt được", ông Ryan nhấn mạnh.

Biến chủng Omicron được phát hiện đầu tiên tại một số nước châu Phi hồi giữa tháng 11. Biến chủng này gây lo ngại do chứa tới 32 đột biến trên protein gai - cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus. Omicron hiện đã lan ra hơn 70 quốc gia và Anh đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do Omicron.

Các dữ liệu ban đầu từ Nam Phi cho thấy, Omicron đang kéo theo làn sóng gia tăng ca nhiễm nhanh chóng, nhưng bệnh nhân chủ yếu có triệu chứng nhẹ, đặc biệt ở người trẻ đã tiêm vaccine. WHO cũng dẫn dữ liệu sơ bộ cho thấy, Omicron lây lan mạnh hơn biến chủng Delta và làm giảm hiệu quả của vaccine, nhưng lại gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

Trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO Maria Van Kerkhove cảnh báo viễn cảnh thế giới có thể đối mặt với "sóng thần" Covid-19 vì sự lây lan của 2 biến chủng đáng lo ngại là Delta và Omicron. Bà Van Kerkhove cho rằng, chỉ tiêm chủng là không đủ để có thể kiểm soát được 2 biến chủng dễ lây lan này.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo Omicron đang lây lan với tốc độ lây lan "chưa từng thấy". Ông Tedros cho rằng Omicron có thể đã xuất hiện ở hầu hết quốc gia, ngay cả khi nó chưa được phát hiện.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025
Tỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại ĐứcTỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại Đức
16:09:50 26/01/2025
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?
05:47:56 26/01/2025
Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoàiUkraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài
11:29:58 26/01/2025
Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"
10:52:20 26/01/2025
Colombia không cho phép máy bay đưa người di cư từ Mỹ về nướcColombia không cho phép máy bay đưa người di cư từ Mỹ về nước
13:30:33 27/01/2025
Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống TrumpGiải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump
16:13:37 26/01/2025

Tin đang nóng

1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh
15:25:38 27/01/2025
Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?
16:50:30 27/01/2025
Sao Việt 27/1: Quốc Trường khoe văn phòng mới, Huyền Baby hội ngộ Diệp Lâm AnhSao Việt 27/1: Quốc Trường khoe văn phòng mới, Huyền Baby hội ngộ Diệp Lâm Anh
12:52:20 27/01/2025
Án mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều traÁn mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều tra
17:16:58 27/01/2025
Xuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũiXuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũi
16:04:52 27/01/2025
Giữa drama T1 - Gumayusi, Faker có động thái "lạ"Giữa drama T1 - Gumayusi, Faker có động thái "lạ"
13:26:17 27/01/2025
Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?
15:11:36 27/01/2025
Siêu sao của GAM thừa nhận sai lầm chí mạng sau thất bại tại LCP 2025Siêu sao của GAM thừa nhận sai lầm chí mạng sau thất bại tại LCP 2025
13:26:59 27/01/2025

Tin mới nhất

Cité de l'Océan ở Pháp, nơi gắn kết con người và biển cả

Cité de l'Océan ở Pháp, nơi gắn kết con người và biển cả

18:11:43 27/01/2025
Cùng với Thủy cung Biarritz, Cité de l Océan mang lại cho khách tham quan một góc nhìn khoa học, công nghệ, văn hóa và giải trí độc đáo và mới mẻ về thế giới biển.
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta

Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta

17:45:53 27/01/2025
Chợ được chia thành ba khu vực, trong đó khu A và B chủ yếu là những người bán hoa tươi. Khu C dành cho việc buôn bán các thiết bị trang trí đám cưới, tang lễ và nhiều loại cây cảnh, hoa giả hoặc đồ trang trí sân vườn.
Nhân loại còn cơ hội để lật ngược tình thế khi bức tranh khí hậu toàn cầu ngày càng u ám?

Nhân loại còn cơ hội để lật ngược tình thế khi bức tranh khí hậu toàn cầu ngày càng u ám?

17:43:27 27/01/2025
Theo số liệu từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), lượng khí thải nhà kính toàn cầu không những không giảm mà còn tăng mạnh sau khi Hiệp ước Kyoto có hiệu lực.
Belarus chuẩn bị nhận tên lửa Oreshnik, đối phó áp lực quân sự từ phương Tây

Belarus chuẩn bị nhận tên lửa Oreshnik, đối phó áp lực quân sự từ phương Tây

17:41:06 27/01/2025
Với khả năng tấn công mục tiêu chính xác ở tầm xa và vượt qua các hệ thống phòng thủ hiện đại, Oreshnik được xem là công cụ răn đe hiệu quả trong bối cảnh Mỹ và NATO tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực Đông Âu.
Tổng thống Trump sắp có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Mỹ sau khi nhậm chức?

Tổng thống Trump sắp có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Mỹ sau khi nhậm chức?

17:35:50 27/01/2025
Trong thư, Chủ tịch Hạ viện Johnson đã đề nghị ông Trump phát biểu trước lưỡng viện của Quốc hội Mỹ vào ngày 4/3 để chia sẻ tầm nhìn nước Mỹ trên hết của ông cho tương lai lập pháp của đất nước.
Ukraine mất pháo đài cuối cùng tại miền Nam Donbass

Ukraine mất pháo đài cuối cùng tại miền Nam Donbass

17:13:07 27/01/2025
Velikaya Novoselka là một trong số ít các thị trấn lớn còn lại do Kiev kiểm soát ở DPR. Những thị trấn khác bao gồm Pokrovsk (hay còn gọi là Krasnoarmeysk), nằm cách đó 55 km về phía Đông Bắc, cùng với Slavyansk và Kramatorsk.
Thổ Nhĩ Kỳ với tham vọng thành trung tâm khí đốt của châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ với tham vọng thành trung tâm khí đốt của châu Âu

17:11:25 27/01/2025
Đồng thời, tìm cách trở thành một nhà cung cấp khí đốt lớn cho châu Âu sau khi các cuộc thảo luận trước đó bị đình trệ do căng thẳng với đảo Síp.
Tổng thống Putin: Quan hệ Nga - Ấn Độ tiếp tục phát huy hiệu quả

Tổng thống Putin: Quan hệ Nga - Ấn Độ tiếp tục phát huy hiệu quả

17:09:41 27/01/2025
Dự kiến, Tổng thống Putin sẽ thăm Ấn Độ trong năm nay, theo khuôn khổ các cuộc gặp gỡ thường niên giữa lãnh đạo hai nước. Lịch trình chính thức sẽ được xác định vào đầu năm 2025
Đức hoan nghênh Mỹ thay đổi chính sách năng lượng

Đức hoan nghênh Mỹ thay đổi chính sách năng lượng

17:07:18 27/01/2025
Trả lời phỏng vấn, ông Scholz cho rằng động thái này sẽ giúp ích trong giai đoạn chuyển đổi hướng tới trung hòa khí hậu, dự kiến kéo dài đến giữa thế kỷ này.
Tám người thương vong trong một vụ nổ ở Tây Nam Pakistan

Tám người thương vong trong một vụ nổ ở Tây Nam Pakistan

13:27:18 27/01/2025
Quan chức xác nhận các nạn nhân bị thương đã được chuyển đến bệnh viện gần đó, trong đó 3 người, bao gồm một nhân viên phụ xe buýt, đang trong tình trạng nguy kịch.
Ông Lukashenko giành số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Belarus

Ông Lukashenko giành số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Belarus

13:05:52 27/01/2025
Ủy ban bầu cử Belarus cho biết, tỷ lệ cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử lần này đạt 81,5% trong tổng số 6,9 triệu người đủ điều kiện bỏ phiếu.
Thái Lan kêu gọi người gốc Hoa sử dụng đồ vàng mã kỹ thuật số trong dịp Tết

Thái Lan kêu gọi người gốc Hoa sử dụng đồ vàng mã kỹ thuật số trong dịp Tết

12:59:09 27/01/2025
Ông Anukul nhấn mạnh cam kết của chính phủ trong việc cải thiện chất lượng không khí, đặc biệt khi Bangkok và nhiều thành phố lớn khác ở Thái Lan đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 ở mức độ nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?

Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?

Sao việt

18:36:56 27/01/2025
hiên An đã chính thức cập nhật trạng thái trên trang cá nhân, thông báo đã lấy lại được tài khoản sau sự cố không mong muốn.
Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền

Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền

Netizen

18:28:58 27/01/2025
Trong không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, mới đây, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã có mặt tại nhà cha vợ ở thị xã Sơn Tây để chuẩn bị đón tết.
Điện ảnh Việt 2024: Bùng nổ doanh thu với các phim hơn 500 tỷ đồng

Điện ảnh Việt 2024: Bùng nổ doanh thu với các phim hơn 500 tỷ đồng

Hậu trường phim

17:19:58 27/01/2025
Thị trường điện ảnh Việt năm 2024 có một số bước tiến so với năm 2023, về cả doanh thu lẫn sự đa dạng trên thị trường.
9 lựa chọn thay thế bánh kẹo ngày Tết để tránh tăng cân

9 lựa chọn thay thế bánh kẹo ngày Tết để tránh tăng cân

Sức khỏe

17:03:47 27/01/2025
Thay vì chế biến sinh tố trái cây cùng đường hay sữa đặc, bạn nên ăn tươi hoặc kết hợp với sữa chua không đường để tăng hương vị mà không làm tăng lượng calo.
Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Làm đẹp

17:01:32 27/01/2025
Uống nước lọc ấm khi bụng đói mang đến hiệu quả lớn trong việc thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm sẽ giảm bớt, da sẽ ít mụn trứng cá hơn.
4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

Trắc nghiệm

16:33:37 27/01/2025
Để thu hút tài lộc và bảo vệ của cải, việc chọn đúng loại cây trồng trước và sau nhà đóng vai trò quan trọng trong phong thủy.
Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Thời trang

15:53:11 27/01/2025
Ngôi sao gốc Latinh đã diện bộ trang phục leo núi, khoe một chiếc quần jeans bóng kết hợp với bốt chiến đấu bằng da lộn và áo len cao cổ màu trung tính, hoàn chỉnh với một chiếc mũ cao bồi phù hợp.
Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Nhạc quốc tế

15:17:36 27/01/2025
Jennie vừa tung loạt thông tin quan trọng chuẩn bị cho màn ra mắt album đầu tay RUBY khiến fan nhạc phấn khích không yên.
Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

Tin nổi bật

15:11:37 27/01/2025
Tại hiện trường, nam tài xế cầm lái xe ô tô gây tai nạn cho biết do bản thân buồn ngủ nên không làm chủ được tay lái. Thời điểm đâm vào xe máy do quá hoảng hốt nên đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Sao Hàn 27/1: Song Hye Kyo đáp trả về 'bộ ba nữ thần', không nhắc Son Ye Jin

Sao Hàn 27/1: Song Hye Kyo đáp trả về 'bộ ba nữ thần', không nhắc Son Ye Jin

Sao châu á

15:08:40 27/01/2025
Song Hye Kyo vừa có những chia sẻ về bộ ba mỹ nhân đình đám Tae-Hye-Ji, tuy nhiên việc cô không hề nhắc đến Son Ye Jin đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ

Sáng tạo

14:53:43 27/01/2025
Trong khâu trùng tu nhà thì bước đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng chính là vứt bỏ. Đây là những món đồ trong bếp tôi chắc chắn sẽ vứt đi khi dọn nhà đón Tết.