Thế giới có gần 1,84 triệu ca tử vong vì COVID-19
Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 2/1/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 84.318.001 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.833.909 ca tử vong và 59.596.677 ca phục hồi.
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 517.762 ca mắc và 8.892 ca tử vong mới vì đại dịch.
Hiện Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới. (Ảnh: Los Angeles Times/Getty Images)
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 20.603.784 ca nhiễm COVID-19, trong đó 356.329 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (152.482 ca); Anh (53.285 ca); Nga (27.039 ca); Italy (22.211 ca); Pháp (19.348 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (2.012 ca); Mexico (910 ca); Anh (613 ca); Nga (536 ca); Italy (462 ca); Nam Phi (418 ca)…
Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 23.870.516 người, với 543.687 ca tử vong. Ngày 1/1, châu lục này ghi nhận đã có thêm 217.152 ca nhiễm mới và 3.619 ca tử vong vì COVID-19. Nga hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Giới chức Nga thông báo ghi nhận thêm 27.039 ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ qua. Hiện Nga ghi nhận đã có 3.186.336 ca mắc COVID-19 và 57.555 ca tử vong vì dịch bệnh. Pháp xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực. Hiện số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này là 2.639.773 người sau khi ghi nhận thêm 19.348 ca nhiễm mới; trong đó số ca tử vong vì đại dịch tại quốc gia này là 64.765 ca. Hiện Pháp là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Nga.
Video đang HOT
Châu Á đã có tổng cộng 20.757.032 ca nhiễm và 338.420 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 74.499 ca mắc và 1.066 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 19.244.598 ca được điều trị khỏi; 1.174.014 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 24.787 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 1/1, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 17.080 ca mắc mới và 187 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 10.303.409 và 149.205 ca. Thổ Nhỹ Kỳ là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Trong 24 giờ qua, giới chức nước này ghi nhận thêm 212 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 21.093 ca. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh cũng tăng lên 2.220.855 ca sau khi ghi nhận thêm 12.203 ca mắc mới trong ngày.
Trong 24 giờ qua, khối ASEAN ghi nhận thêm 12.647 ca mắc mới COVID-19 và 234 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực này ghi nhận số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 đã lên tới 34.878 trường hợp, trong đó 1.535.096 ca mắc COVID-19.
Ngày 1/1, hiệp hội ASEAN có 5 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Myanmar. Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng có thêm 8.072 ca mắc mới và 191 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng 751.270 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 22.329 ca tử vong. Hiện dịch COVID-19 đã lây lan ra toàn bộ 34 bang của nước này.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 168.859 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 23.605.324 ca, tổng số người tử vong là 517.404 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 14.480.463 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 1.426.094 ca nhiễm và 125.807 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 582.697 ca nhiễm và 15.606 ca tử vong vì COVID-19.
Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 13.235.457 ca nhiễm; 363.332 ca tử vong và 11.770.239 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 7.684.278 ca nhiễm, trong đó 195.152 ca tử vong. Colombia xếp sau Brazil tại khu vực với 1.654.880 ca nhiễm và 43.495 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Argentina với 1.625.514 ca nhiễm và 43.245 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua chỉ có Australia là quốc gia ghi nhận có ca mắc COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 22 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 28.427 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 909 trường hợp tử vong vì COVID-19.
French Polynesia là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 16.926 ca, trong đó 114 trường hợp tử vong. New Zealand xếp vị trí thứ 3 về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại khu vực. Nước này ghi nhận có 2.162 ca mắc và 25 ca tử vong vì dịch bệnh.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 2.800.541 ca mắc COVID-19, trong đó 66.224 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.073.887 trường hợp, trong đó 28.887 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 16.726 ca mắc mới COVID-19 và 418 ca tử vong vì đại dịch. Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 440.970 ca nhiễm COVID-19 và 7.425 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Tunisia với 140.557 ca nhiễm và 7.425 ca tử vong vì COVID-19./.
Y tế Nghệ An phát triển chuyên sâu, không quên phổ cập
Đây là một trong những nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Sở Y tế Nghệ An.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An nhấn mạnh cần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch COVID-19; phát triển mạng lưới y tế vừa chuyên sâu, vừa phổ cập
Năm 2020, ngành y tế Nghệ An cơ bản hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần quan trọng hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các chương trình mục tiêu về y tế được thực hiện đạt và vượt kế hoạch như tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 95%; 92 % xã phường thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế...
Trong năm, Sở Y tế đã làm tốt vai trò là cơ quan thường trực phòng, chống dịch COVID-19 cho UBND tỉnh: Từ việc tham mưu ban hành các văn bản phòng, chống dịch cho đến dự trù và phân phối hóa chất; điều tra, giám sát các ca bệnh, xét nghiệm kịp thời các trường hợp nghi ngờ; kịp thời ứng phó với diễn biễn của dịch bệnh trên địa bàn.
Giám sát chặt chẽ và thực hiện cách ly y tế đối với người nhập cảnh
Công tác giám sát các dịch bệnh nguy hiểm khác như sốt xuất huyết, bệnh dại và những bệnh truyền nhiễm đều được thực hiện nghiêm, không để dịch lớn xảy ra, kịp thời khống chế các ổ dịch. Công tác sức khỏe môi trường và y tế trường học được đảm bảo. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đều được thực hiện có chất lượng, hiệu quả.
Trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, năm 2020, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám bệnh cho hơn 5,3 triệu lượt người, điều trị nội trú trên 553 ngan lượt người, thực hiện trên 171 ngàn ca phẫu thuật các loại... Với việc tăng cường đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cao, các cơ sở y tế đã làm chủ được nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu ngay tại địa phương. Công nghệ thông tin được áp dụng triệt để, đem lại sự thuận tiện cho người bệnh.
Năm 2021, dự báo tình hình dịch bệnh tiếp tục còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch COVID-19. Ngành y tế Nghệ An đặt ra mục tiêu quyết tâm thực hiện tốt công tác dự phòng, dự báo, giám sát chặt chẽ và khống chế kịp thời các bệnh dịch, đặc biệt là dịch COVID-19; phát triển mạng lưới y tế vừa chuyên sâu, vừa phổ cập....
Thực hiện vị phẫu cặp clip cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch não giữa tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An
Hạn chế đến mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Triển khai tích cực các giải pháp để thực hiện hoàn thành các mục tiêu giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh.
Ngành tiếp tục chỉ đạo, thực hiện nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn y tế với việc các cơ sở khám, chữa bệnh phát triển danh mục kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; tăng cường xử lý nghiêm các cơ sở hành nghề y, dược hoạt động không phép hoặc hoạt động quá phạm vi cho phép.
Covid-19 ở Việt Nam: Để không phải 'thả gà ra đuổi' Trong việc phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19, vai trò của từng cá nhân rất quan trọng. Thực tế cho thấy, nếu tất cả đều có ý thức, Việt Nam đã không phải trải qua nhiều giai đoạn bàng hoàng trong gần một năm qua. Để đất nước không phải căng mình chống dịch Covid-19 rất cần ý thức, trách nhiệm...