Thế giới chung tay hành động nhằm ứng phó các mối đe dọa y tế trong tương lai
Ngày 17/10, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thú y thế giới đã lần đầu tiên ban hành Kế hoạch Hành động y tế chung nhằm phát hiện và giải quyết các đại dịch tiềm tàng trong tương lai.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại một hội nghị ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Sau đại dịch COVID-19, các tổ chức trên đã hợp tác để chống lại các mối đe dọa y tế mới thông qua việc tập trung vào mối quan hệ giữa sự suy thoái hệ sinh thái, hệ thống lương thực thiếu hiệu quả, các bệnh truyền nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh. Kế hoạch chung nói trên nhằm tạo ra một cơ chế để kết hợp các hệ thống và năng lực với nhau, từ đó có thể phối hợp ngăn ngừa, dự báo, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa y tế tốt hơn. Mục tiêu của sáng kiến là nhằm cải thiện môi trường, sức khỏe của con người và động thực vật.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết kế hoạch kéo dài 5 năm (2022-2026) này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng cường hợp tác, năng lực và phối hợp, từ đó củng cố khả năng phòng thủ của thế giới trước các dịch bệnh và đại dịch trong tương lai như COVID-19.
Video đang HOT
Tháng 5/2021, WHO từng cảnh báo khoảng 75% các bệnh truyền nhiễm mới xuất phát từ động vật. Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen cũng nhấn mạnh đại dịch hiện nay đã chứng minh suy thoái tự nhiên đang làm tăng các mối đe dọa về y tế. Do đó, kế hoạch sẽ tập trung vào mở rộng năng lực đối với các bệnh truyền nhiễm mới lây từ động vật sang người, các bệnh đặc hữu có nguồn gốc từ động vật, các bệnh nhiệt đới và do vật trung gian lây truyền, nguy cơ về an toàn thực phẩm, tình trạng kháng kháng sinh và môi trường.
Kế hoạch đã nêu bật tầm quan trọng của việc đánh giá lại và thay đổi cách tương tác giữa con người, động vật, thực vật và môi trường. Sự phát triển kinh tế thường phải đánh đổi bằng hệ sinh thái, môi trường lành mạnh và sức khỏe động vật. Trong bối cảnh dân số thế giới được dự báo sẽ lên tới 8 tỷ người vào năm 2023, những áp lực đối với các hệ thống tự nhiên là to lớn và sẽ còn tăng lên. Đại dịch COVID-19 đã để lộ mặt yếu ở mọi lĩnh vực. Kế hoạch này cảnh báo các đại dịch trong tương lai sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, lây lan nhanh hơn, gây tổn thất lớn hơn đến kinh tế thế giới, cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn cả COVID-19, nếu như không có thay đổi trong cách tiếp cận toàn cầu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, cũng như cách thức ứng phó và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Cả 4 tổ chức trên đều kỳ vọng kế hoạch có thể giải quyết các nguyên nhân thực sự khiến dịch bệnh xuất hiện, cải thiện công tác ngăn ngừa, chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh, giảm nhẹ tác động của các mối đe dọa y tế.
Dự kiến kế hoạch sẽ chính thức được triển khai vào ngày 18/10 tại Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới ở Berlin (Đức).
Mỹ cân nhắc cấm vận Trung Quốc vì Đài Loan
Mỹ đang cân nhắc các phương án để áp đặt gói cấm vận Trung Quốc nhằm ngăn chặn Bắc Kinh có thể tấn công Đài Loan trong tương lai, và Đài Bắc cũng vận động Liên minh châu Âu (EU) hành động tương tự.
Hình ảnh ông Tập Cận Bình tại Bảo tàng đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ảnh REUTERS
Reuters hôm nay 14.9 dẫn các nguồn thạo tin cho hay nỗ lực vận động EU do các phái đoàn Washington và Đài Bắc thực hiện song song vẫn trong giai đoạn đầu, nhằm đối phó viễn cảnh Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực đối với Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở eo biển Đài Loan.
Trong cả hai trường hợp, các bên muốn tìm kiếm những biện pháp cấm vận chưa từng được áp dụng, từ đó giới hạn một số hoạt động thương mại và đầu tư với Trung Quốc trong các ngành công nghệ nhạy cảm như chíp máy tính và thiết bị viễn thông.
Các nguồn tin không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về nội dung phương án đang được cân nhắc, nhưng giới quan sát cho rằng việc áp đặt lệnh cấm vận đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và một trong những nguồn liên kết chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới đã đặt ra câu hỏi về tính khả thi.
Ông Nazak Nikakhtar, cựu quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ, cảnh báo cấm vận Trung Quốc là vấn đề vô cùng phức tạp, hơn hẳn việc cấm vận Nga vì Mỹ và đồng minh có mối quan hệ chằng chịt với nền kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, Đài Bắc đang gia tăng sức ép để EU có hành động tương tự, sau khi EU đã đứng bên ngoài căng thẳng Mỹ-Trung Quốc liên quan chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Các quan chức châu Âu cảm thấy chẳng thu được nhiều lợi ích từ việc đi sâu vào những gì họ cho là tranh chấp song phương Mỹ-Trung. Tuy nhiên, các doanh nghiệp châu Âu hiện đang cảnh giác cao độ về nguy cơ chuỗi cung ứng rơi vào tình trạng hỗn loạn trong tương lai.
Sự biến động của tình hình cũng sẽ gây ra một cuộc tranh giành điên cuồng đối với các sản phẩm vi mạch của Đài Loan khi hòn đảo này đang sản xuất hơn 90% số lượng chất bán dẫn tiên tiến nhất thế giới.
Tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc có thể đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2030 Trung Quốc đang phát triển tên lửa có người lái thế hệ mới và tên lửa đẩy hạng nặng, nhằm phục vụ cho việc đưa người lên Mặt Trăng, thám hiểm sao Hỏa, sao Mộc và các tiểu hành tinh trong tương lai, trong đó bao gồm việc đưa người lên Mặt Trăng vào khoảng năm 2030. Người phát ngôn Tập đoàn Khoa...