Thế giới chi nhiều tiền hơn để mua vũ khí năm 2023
Hôm qua, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển) công bố báo cáo cho thấy doanh thu bán vũ khí trên toàn cầu đã tăng 4,2% lên 632 tỉ USD trong năm 2023 so với năm trước đó.
Đây là con số tổng hợp từ 100 công ty sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới. Động lực đằng sau xu hướng này là do ảnh hưởng đến từ các cuộc xung đột ở Ukraine, Dải Gaza và căng thẳng leo thang ở châu Á, theo AFP dẫn báo cáo của SIPRI. Sau khi doanh số giảm vào năm 2022 do các nhà cung cấp vũ khí không kịp xoay xở để đáp ứng nhu cầu tăng cao của phía khách hàng, số liệu năm 2023 cho thấy nhiều nhà thầu đã tìm được cách gia tăng sản lượng trong năm ngoái. Và lần đầu tiên trong lịch sử toàn bộ 100 công ty có doanh thu vượt ngưỡng 1 tỉ USD.
Vũ khí phương Tây có chất nhưng thiếu lượng
“Doanh thu vũ khí đã tăng rõ rệt trong năm 2023 và xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong năm 2024″, AFP dẫn lời ông Lorenzo Scarazzato, nhà nghiên cứu thuộc chương trình chi tiêu quân sự và sản xuất vũ khí của SIPRI. Ông Scarazzato thêm rằng số liệu của nhóm tốp 100 công ty vẫn chưa phản ánh đầy đủ nhu cầu trên thực tế của người mua, và nhiều công ty đang mở rộng việc tuyển dụng để đẩy mạnh dây chuyền sản xuất. SIPRI cũng cho hay những nhà thầu nhỏ hơn chứng tỏ hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh mới.
Trưng bày vũ khí ở triển lãm quân sự “IDEAS 2024″ tại Karachi (Pakistan) ngày 21.11. ẢNH: REUTERS
Trong số những nhà sản xuất hàng đầu, các công ty Mỹ ghi nhận doanh số bán tăng 2,5% và tiếp tục chiếm phân nửa doanh thu của cả năm, với 41 nhà sản xuất Mỹ nằm trong nhóm tốp 100. Điều đáng ghi nhận là số liệu của Nga, dù chưa đầy đủ, vẫn phản ánh nền kinh tế nước này tiếp tục chuyển sang xu hướng sản xuất thời chiến. Doanh số bán của hai tập đoàn Nga trên danh sách đã tăng 40%, chủ yếu nhờ vào số liệu ấn tượng của Tập đoàn Rostec. Về phần Trung Quốc, 9 công ty nước này đã thu về 103 tỉ USD trong năm ngoái, tăng vỏn vẹn 0,7%.
Vũ khí phương Tây có chất nhưng thiếu lượng
Xung đột tại Ukraine nêu bật tầm quan trọng đặc biệt của số lượng vũ khí dự trữ nếu chiến sự kéo dài.
Trong những thập niên qua, phương Tây được cho đã tập trung vào tăng cường chất lượng của từng loại vũ khí hơn là số lượng. Một số chuyên gia cho rằng cách tiếp cận của phương Tây khi can dự vào các cuộc xung đột là thực hiện tấn công chớp nhoáng với ưu thế vượt trội về công nghệ vũ khí.
Tuy nhiên, chiến lược quân sự trên đã lộ ra những điểm yếu khi tham gia vào xung đột kéo dài, mà chiến sự Ukraine là minh chứng cụ thể. "Chúng tôi đã không dự trữ vũ khí cho kiểu xung đột kéo dài như vậy, trong khi Nga và Trung Quốc thì có", cựu thiếu tướng quân đội Úc Mick Ryan nhận định, với Business Insider.
Binh sĩ Ukraine quan sát vụ phóng rốc két HIMARS. ẢNH: GLOBAL IMAGES UKRAINE
"Bản thân số lượng đã là chất lượng"
Trong thế kỷ 20, Mỹ nhận thấy sẽ không thể so bì với Liên Xô về quy mô sản xuất vũ khí hàng loạt, do đó Washington tập trung đưa những công nghệ tốt nhất vào từng sản phẩm. Ông George Barros, nhà nghiên cứu về Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, nhận định với học thuyết quân sự trên, người Mỹ đã cho ra đời những vũ khí như xe tăng Abrams - có hỏa lực và giáp dày hơn mẫu xe tăng dòng T của Liên Xô, vốn được sản xuất với số lượng lớn.
Cách tiếp cận của phương Tây với vũ khí công nghệ cao đã chứng minh hiệu quả trong một số cuộc xung đột của hình thái chiến tranh hiện đại, điển hình là chiến dịch Bão táp Sa mạc chống lại Iraq năm 1990 - 1991.
Nhiễu thông tin về vũ khí bí mật 'Mini-Taurus' Ukraine sắp nhận từ Đức
Song, mặt trái của cách tiếp cận ưu tiên số lượng hơn chất lượng sẽ lộ rõ khi phải đối đầu với những đối thủ có tiềm lực quân sự mạnh và có thể kéo dài xung đột. Trong xung đột tại Ukraine, ở nhiều thời điểm Kyiv đã phải cân nhắc mỗi khi định dùng tên lửa phòng không đánh chặn máy bay không người lái (UAV) của Nga.
Mỗi quả tên lửa phóng ra có giá lên đến hàng triệu USD, trong khi nếu chỉ hạ được UAV với giá vài chục ngàn USD sẽ không mang lại lợi ích chiến lược. Tính hiệu quả của số lượng cũng được thể hiện khi Nga và Ukraine dùng nhiều UAV trong mỗi đợt tấn công nhằm tạo áp đảo trước hệ thống phòng không của đối thủ.
Ông Barros nói trong các cuộc chiến kéo dài như xung đột Nga - Ukraine hiện nay, khả năng duy trì nguồn lực sẽ trở thành chìa khóa. "Phương Tây không thể chỉ dựa vào vũ khí chất lượng cao nếu đó không phải cuộc tấn công sẽ chiến thắng ngay lập tức. Khi giao tranh kéo dài, những nhân tố như bên nào có đủ hỏa lực pháo binh sẽ được tính đến", ông nhận định.
Quân đội Ukraine khai hỏa rốc két phản lực BM-21 Grad tại Lugansk. Đây là loại vũ khí xuất hiện trong biên chế từ năm 1963. ẢNH: AFP
Bài toán cân bằng
Sau Chiến tranh Lạnh, các nước phương Tây cắt giảm kho vũ khí và chi tiêu quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng giảm theo, trong khi ngân sách của Nga và Trung Quốc cho quân đội tăng.
Cuộc chiến tại Ukraine đặt ra vấn đề trong việc cân bằng giữa sở hữu vũ khí công nghệ cao nhưng vẫn đảm bảo dự trữ kho vũ khí có thể chất lượng không bằng nhưng số lượng lớn. "Để răn đe Nga hay Trung Quốc, phương Tây có thể phải chi tiêu quốc phòng như thời Chiến tranh Lạnh", ông Barros nói.
Xung đột cùng với nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp quốc phòng đã thúc đẩy hoạt động sản xuất vũ khí ở phương Tây tăng mạnh, mặc dù các chuyên gia về chiến tranh và nhiều nhà lập pháp cho là chưa đủ. Ông William Alberque, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Stimson (Mỹ), nhận định sản xuất quốc phòng của phương Tây "đáng lo ngại và chưa được giải quyết triệt để", dù các thành viên NATO đang có những chuyển biến đúng hướng. Ngoài ra, năng lực sản xuất tại các nước phương Tây cũng là dấu hỏi ngay cả khi các nước chịu chi tiền, nếu đặt lên bàn cân với cường quốc sản xuất như Moscow hay Bắc Kinh.
Các nhà quan sát cho rằng đề cao số lượng không đồng nghĩa việc hạ thấp giá trị của những món vũ khí công nghệ cao. Thay vào đó, chúng có thể được sử dụng kết hợp và đóng vai trò chiến lược, sau khi loạt vũ khí giá rẻ được sử dụng nhằm tiêu hao sinh lực đối thủ.
Chuyên gia nêu kịch bản về vận mệnh của Ukraine khi nguồn cung vũ khí cạn kiệt CGiới chuyên gia nhận định khi nguồn cung vũ khí phương Tây cạn kiệt và ít có dấu hiệu chuyển biến từ các cường quốc NATO, Ukraine sẽ không có khả năng tiến hành một cuộc phản công khác như mùa hè qua. Xe tăng T-62 của Ukraine bị phá huỷ trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Ảnh: Spuntik Theo...