Thế giới cảnh báo Nga bán Su-35 cho Trung Quốc
Có trên 70% vũ khí Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga, đây là kết luận về chương trình phát triển vũ khí gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc.
Sẽ có nhiều Su-35 con ‘made in China’ (Hình minh họa)
Trước thực tế này, Tạp chí The Diplomat của Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo, nếu Nga bán Su-35 cho Trung Quốc, nước này sẽ tạo ra nhiều Su-35 con.
Sẽ có nhiều Su-35 con ‘made in China’
Tạp chí The Diplomat cho biết, trong quá khứ, Nga đã từng bán số lượng lớn các máy bay chiến đấu Su-27 cho Trung Quốc. Năm 1992, Bắc Kinh đã từng bỏ ra 1 tỷ USD mua sắm loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất lúc bấy giờ, có lúc đã chuẩn bị hợp đồng mua sắm tới 200 chiếc. Nhưng sau đó, Moscow đã cáo buộc Bắc Kinh cố ý phá hợp đồng, tự chế tạo phiên bản nhái của Su-27 là J-11 và J-11B, làm cho hiệp định buôn bán giữa 2 bên tan vỡ.
Vì vậy, theo tạp chí này, nếu Nga bán Su-35 cho Trung Quốc không khác gì hợp đồng trước đó bán Su-27. Bắc Kinh hy vọng Moscow sẽ chế tạo một số chi tiết theo yêu cầu riêng của họ, đồng thời xây dựng một trung tâm sửa chữa bảo dưỡng lớn ở Trung Quốc, các chuyên gia Nga sẽ trực tiếp huấn luyện, bồi dưỡng các nhân viên kỹ thuật Trung Quốc có đủ trình độ sửa chữa, duy tu máy bay chiến đấu Su-35.
Tiêm kích Su-35 Theo phân tích của The Diplomat, về cơ bản do không có chế tài xử lý vụ Trung Quốc nhái Su-27 nên Nga đã “cống hiến” rất nhiều tri thức công nghệ chế tạo máy bay cho Trung Quốc, mất trắng hàng trăm chiếc máy bay. Đối với Bắc Kinh mà nói, Su-35 có khả năng tác chiến trong thời gian rất dài tại các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông nên nhu cầu muốn mua là rất cấp bách. Nếu lần này Nga lại sơ xuất trong thương vụ mua bán Su-35, rất có thể chuyện cũ sẽ tái hiện.
Bài viết nhận định rằng, với Trung Quốc thương vụ Su-35 với Nga là quá hấp dẫn. Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất động cơ cho máy bay tiêm kích, thậm chí đối với họ, việc mổ xẻ những thiết bị và công nghệ quân sự mới nhất của Nga sẽ rất có lợi.
Video đang HOT
Hiện tại, Mỹ là quốc gia duy nhất triển khai máy bay tiêm kích thế hệ 5 và vẫn vấp phải hàng loạt vấn đề kỹ thuật. Vì thế, sở hữu một chiếc máy bay như Su-35 có thể sẽ mang lại một ý nghĩa lớn lao cho Bắc Kinh, nhất là khi họ đang cố gắng hoàn thiện một tiêm kích có độ tàng hình cao hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, với Trung Quốc, với tầm hoạt động xa, Su-35 sẽ có tác dụng rất lớn trong việc triển khai ý đồ trinh sát và tác chiến (nếu có) của Trung Quốc trong một thời gian dài ở những khu vực hiện đang tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Khi áp dụng mô hình Không-Hải chiến, Trung Quốc sẽ chủ yếu phải đối phó với những cuộc tấn công thọc sâu vào lục địa. Vì vậy, với Bắc Kinh, sở hữu một tiêm kích hiện đại như Su-35 về lâu về dài xem chừng không phải là một sự đầu tư sai lầm.
Nhưng đối với Nga, The Diplomat cho rằng rủi ro là quá rõ ràng. Việc phải cạnh tranh với những công nghệ của chính mình trong thị trường vũ khí màu mỡ không bao giờ là điều tốt đẹp. Dẫu rằng hợp đồng này có thể mang lại lợi ích kinh tế nhưng về lâu về dài khả năng mất đi nhiều hợp đồng vào tay những sản phẩm hàng nhái có giá thành rẻ hơn của Trung Quốc chẳng khác gì một thảm họa.
Bản thân Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cũng từng mập mờ nói rằng, trong tương lai, Trung Quốc sẽ có thể tìm cách chế tạo những phiên bản tương tự như Su-35 của riêng họ.
Tờ báo này dẫn lời đại tá cấp cao Wu Guohui – một giáo sư đến từ trường Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, tiết lộ lý do vì sao Trung Quốc thèm khác Su-35 của Nga.
Theo đó, Trung Quốc đã quyết tâm mua bằng được những chiếc chiến đấu cơ Su-35 của Nga bởi vì loại máy bay chiến đấu này có khả năng phóng tên lửa từ đằng sau.
Hiện tại, Trung Quốc không có bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào có khả năng phóng đi một tên lửa như trên trong một cuộc chiến đấu thực sự. Su-35 của Nga sẽ cho phép Lực lượng Không quân Trung Quốc giúp phi công cũng như ngành công nghiệp hàng không của họ biết đến cảm giác về một mô hình chiến đấu mới.
Nghiên cứu cách chế tạo động cơ của Nga
Được biết, đây không phải là lần đầu nước ngoài lên tiếng cảnh báo Nga về các nguy cơ khi nước này thực hiện thương vụ Su-35 với Trung Quốc. Hồi tháng 10/2013 vừa qua, Tạp chí Kanwa của Canada cho rằng, nếu Nga bán Su-35 cho Trung Quốc thì trong vòng 7-8 năm tới, Nga sẽ phải hối tiếc vì điều đó.
Theo Kanwa, mục đích thực sự của Bắc Kinh trong thương vụ mua Su-35 là nhằm nghiên cứu động cơ 117S (Saturn AL-41F) do Nga sản xuất.
Tạp chí Kanwa Defense Review nhận định rằng Không quân Trung Quốc sẽ sử dụng động cơ 117S của Nga làm nền tảng phát triển động cơ riêng của nước này để trang bị cho J-20, máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Trung Quốc.
Phía Nga có thể hưởng lợi về mặt tài chính từ hợp đồng bán máy bay chiến đấu cho Su-35 cho Trung Quốc, nhưng cuối cùng Moscow sẽ cảm thấy hối tiếc giống như hợp đồng bán Su-27 vào đầu những năm 1990.
Hãng tin RIA Novosti giữa tháng 11/2013 dẫn lời Giám đốc tổ hợp quốc phòng Rostex (Nga), ông Sergei Chemezov cho biết hợp đồng mua bán 24 tiêm kích Su-35 giữa Trung Quốc và Nga sẽ không được ký kết trong năm 2013, do hai bên còn vẫn còn phải thương thảo về vấn đề giá cả.
Theo Xahoi
Trung Quốc huy động vốn lập đội tàu sân bay
Trung Quốc được cho là cần ít nhất 20 tỉ USD để thiết kế, đóng các tàu chiến cho đội tác chiến tàu sân bay đầu tiên của nước này.
Trung Quốc được cho là đang phát triển đội tác chiến tàu sân bay đầu tiên do
Theo tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) sẽ phải chi ít nhất 20 tỉ USD để thiết kế và phát triển các tàu chiến cho đội tác chiến tàu sân bay đầu tiên của nước này. Với trách nhiệm đóng 80% lượng tàu cho hải quân Trung Quốc, CSIC đã bắt đầu huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, họ chỉ mới kiếm chưa đầy 8,5 tỉ USD, phần lớn số đó được huy động từ các doanh nghiệp nhà nước.
Theo Yomiuri Shimbun, CSIC chỉ huy động được bấy nhiêu vì quan hệ mật thiết giữa họ với quân đội đã hạn chế các hình thức đầu tư. Do vậy, CSIC đang xem xét các kế hoạch kiếm tiền từ trong dân bằng cách bán cổ phần ra công chúng cũng như kích động tinh thần dân tộc, kêu gọi người dân Trung Quốc ủng hộ chiến lược phát triển quân sự của Trung Quốc.
CSIC được cho là sẽ dùng số tiền huy động để đóng thêm tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu đổ bộ cho đội tác chiến tàu sân bay đầu tiên. Trước đó, tờ Văn Hối ở Hồng Kông chỉ ra rằng nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ gồm tàu sân bay Liêu Ninh, 4 tàu khu trục lớp 052C hoặc lớp 052D, 4 tàu khu trục lớp 052B, từ 2 đến 4 tàu hộ tống lớp 054A, 1 hoặc 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Thương và 1 tàu tiếp tế. Cũng theo báo này, nhiều tàu hộ tống cho tàu sân bay Liêu Ninh đang được đóng ở cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông và nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được cho là sẽ sớm ra mắt. Tướng Đỗ Văn Long thuộc Học viện Khoa học quân sự ở Bắc Kinh khoe rằng Trung Quốc có thể thành lập 2 nhóm tác chiến tàu sân bay trong vòng 5 năm tới.
Căn cứ thứ hai cho Liêu Ninh
Tàu Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất hiện nay của Trung Quốc, được biên chế cho hải quân nước này hồi tháng 9.2012 được đưa về cảng Thanh Đảo từ tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, thông qua phân tích từ một số hình ảnh vệ tinh, tạp chí quốc phòngKanwa Defense Review số tháng 7.2013 tiết lộ Trung Quốc đang xây dựng một cầu cảng ở đảo Hải Nam, tương tự cầu cảng phục vụ tàu Liêu Ninh ở Thanh Đảo. Cầu cảng mới dài 600 m và rộng 120 m, có thể chứa 2 tàu sân bay.
Trong một cuộc họp báo hôm 27.9, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh đã không bác bỏ khả năng Trung Quốc đang xây căn cứ thứ hai cho tàu Liêu Ninh ở Hải Nam, theo báo Southern Metropolis Daily. Trước câu hỏi liệu có phải Trung Quốc đang xây căn cứ tàu sân bay thứ hai tại Hải Nam hay không, ông Cảnh chỉ trả lời Bắc Kinh "có quyền duy trì và bổ sung căn cứ hải quân như những quốc gia khác". Ông này còn khẳng định tàu Liêu Ninh sẽ thực hiện "sứ mệnh tuần tra" ở nhiều vùng biển khác nhau mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền và căn cứ tàu sân bay ở Thanh Đảo không đủ đáp ứng nhu cầu của hải quân Trung Quốc. Theo nhận xét của giới chuyên gia quân sự, Trung Quốc muốn đóng ít nhất 3 tàu sân bay trong tương lai. Khi đó, chúng sẽ hoạt động luân phiên. Cụ thể, nếu một chiếc đang tuần tra, một chiếc khác đang huấn luyện thì chiếc còn lại sẽ cập cảng để bảo trì.
Những kế hoạch phát triển đầy tham vọng cùng sự thiếu minh bạch về các chương trình quốc phòng của Trung Quốc đã gây nhiều lo ngại cho các nước láng giềng. Ngày 28.9, Tân Hoa xã đưa tin chiến đấu cơ, tàu chiến của Hạm đội Đông Hải kéo xuống biển Đông diễn tập săn ngầm liên hợp, nhưng không nói rõ địa điểm.
Vũ khí Trung Quốc xài đồ Nhật Hoàn Cầu thời báo vừa đưa tin tên lửa FD-2000 mà Thổ Nhĩ Kỳ chọn mua từ Trung Quốc sử dụng bộ ngắt mạch AZ8112 do Nhật sản xuất. Báo này còn tiết lộ hệ thống radar dành cho tàu ngầm của hải quân Trung Quốc cũng được chế tạo ở Nhật. Hoàn Cầu thời báo cho rằng khi đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật, việc dùng linh kiện điện tử của nước này sẽ là mối đe dọa cho Trung Quốc. Theo WantChinaTimes.com, Trung Quốc phải nhập khẩu linh kiện điện tử từ Nhật và Hàn Quốc do không đủ kinh nghiệm chế tạo mặt hàng này. Minh Trung
Theo TNO
Nga trình làng nhiều máy bay chiến đấu khủng Nga sẽ chào bán nhiều máy bay chiến đấu hiện đại trong Hội Hàng không Paris tới đây, trong đó có SU-35S. Nhà xuất khẩu vũ khí quốc doanh của Nga Rosoboronexport đang chuẩn bị ký một loạt hợp đồng xuất khẩu máy bay tiêm kích hiện đại SU-35S cùng trực thăng chiến đấu Ka-52 và máy bay huấn luyện Yak-130 tại Hội...