Thế giới cần 3,7 triệu tấn gạo, tăng tốc ở vụ lúa hè thu, thu đông
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tích trữ lương thực của người dân tăng cao, dự báo nhu cầu lúa thế giới tăng 3,7 triệu tấn trong khi sản lượng có thể giảm 2,7 triệu tấn. Trong bối cảnh đó, Bộ NNPTNT đang tính đến phương án tăng thêm diện tích sản xuất lúa thu đông.
Có thể tăng thêm 50.000ha lúa Thu đông
Đó là một trong những giải pháp Bộ NNPTNT đang tính đến để đáp ứng nhu cầu gạo đang cao của thế giới. Theo kế hoạch, vụ Thu đông năm 2020, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ duy trì diện tích 750.000ha.
Tuy nhiên, theo dự báo, sản lượng lúa thế giới năm 2020 có thể giảm khoảng 2,7 triệu tấn, nhu cầu tăng 3,7 triệu tấn. Trong khi đó, dịch cúm Covid-19 có thể tác động đến sản xuất, xuất khâu của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ; nhu cầu lương thực trong nước cũng như thế giới có thể sẽ tăng do một số quốc gia và người dân có thể mua để tích trữ.
Thu hoạch lúa ở huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ). Ảnh: Huỳnh Xây.
“Bộ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để có thể điều chỉnh tăng diện tích lúa Thu đông lên khoảng 800.000 ha nếu có thể. Trước mắt, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo xác định khung thời vụ, vùng xả lũ, cơ cấu giống cây trồng và các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho vụ Thu đông” – Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nói.
Đối với vụ Hè thu, từ bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân, trong vụ Hè thu 2020, Bộ NNPTNT đang tập trung rà soát và điều chỉnh thời vụ gieo sạ để đảm bảo nguồn nước, an toàn cho sản xuất.
Đối với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, chỉ đạo tranh thủ gieo sạ sớm nhất có thể để tranh thủ nguồn nước và hạn chế tác động của hạn vào cuối vụ. Đối với những vùng không thể tiếp cận được nguồn nước cần chủ động cắt vụ hoặc chuyển đổi sang cây trồng cạn ngắn ngày.
Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ động gieo sạ sớm đối với các vùng chủ động nước, không bị tác động của hạn, mặn. Đối với diện tích bị tác động của hạn, mặn của các tỉnh ven biển (khoảng gần 300.000ha), do dự báo thời gian có mưa năm nay sẽ muộn (cuối tháng 5) nên sẽ chỉ đạo đây lùi thời vụ gieo sạ sang Hè thu muộn (hoặc Thu đông sớm) khi có đủ nguồn nước.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, việc chuyển dịch thời vụ này không chỉ đảm bảo an toàn cho sản xuất mà còn có nhiều ưu điểm tích cực như điều tiết năng lực sản xuất như máy móc, kho chứa… và giảm sức ép thị trường trong thời điểm thu hoạch lúa Hè Thu rộ.
Vụ Thu đông sớm sẽ được gieo trồng trong thời điểm đủ nước, giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; thời điểm thu hoạch đã hết mưa, ít bị đổ ngã và thất thoát trong thu hoạch.
Kỳ tích vụ Đông xuân
Theo mục tiêu đề ra của Bộ NNPTNT, sản lượng thóc năm 2020 là 43,5 triệu tấn, tăng khoảng 80.000 tấn so với năm 2019, đảm bảo đủ tiêu dùng trong nước và xuất khâu khoảng 6,5 – 7,0 triệu tấn gạo.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, vụ lúa Đông xuân 2019 – 2020 ở các tỉnh ĐBSCL đạt thắng lợi kép, cả về giá và năng suất dù tác động của hạn mặn không hề nhỏ. Ảnh: I.T
Các tỉnh phía Nam (bao gồm các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào) gieo cấy 5,021 triệu ha, sản lượng 30,4 triệu tấn thóc. Các tỉnh phía Bắc (bao gồm các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên – Huế trở ra) gieo cấy 2,343 triệu ha, sản lượng 13,1 triệu tấn thóc.
Trong đó, riêng vụ Đông xuân – vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm, đến thời điểm này, diện tích đã thu hoạch là 1,12 triệu ha (đạt 72,7%), năng suất đạt 70 tạ/ha, tăng 2,2 tạ/ ha so với vụ Đông xuân 2018 – 2019. Toàn vùng chỉ có trên 20.000ha bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do tác động của hạn mặn.
Theo ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), việc chỉ đạo chuyển dịch sớm thời vụ gieo sạ đã góp phần quan trọng tăng kim ngạch xuất khâu trong 2 tháng đầu năm (tăng 27% về sản lượng và 32,6% về giá trị) do có sản lượng thóc để xuất khâu sớm hơn so với cùng kỳ và tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, việc dự báo sớm hạn mặn, từ đó điều chỉnh thời vụ gieo cấy là nguyên nhân quan trọng giúp vụ Đông xuân giành thắng lợi toàn diện.
Theo đó, đối với vùng có nguy cơ bị tác động của hạn, mặn (tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL), Bộ đã chỉ đạo các địa phương tranh thủ gieo sạ sớm hơn 10 – 30 ngày so với trung bình nhiều năm tùy theo cụ thể từng vùng để tránh hạn, mặn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, những giải pháp chỉ đạo sản xuất kịp thời, linh hoạt theo biến động của thời tiết sẽ là bài học để các địa phương triển khai hiệu quả vụ lúa Hè thu, Thu đông.
Theo Danviet
Chung sống với hạn mặn
Tình hình hạn và mặn ở khu vực ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng, gây thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tác động xấu đến xuất khẩu gạo và an ninh lương thực của nước ta. Nhiều bạn đọc đã góp ý về các biện pháp chủ động và phù hợp để ứng phó hạn mặn.
Nhiều kênh mương ở Tiền Giang khô kiệt, ảnh hưởng đến vụ lúa đông xuân. Ảnh: TÍN HUY
Khai thác mặt lợi của thời kỳ khô hạn
Tại ĐBSCL, mùa vụ ở nhiều vùng canh tác lúa hiện cơ bản đã xong, đang giữa mùa đại hạn nên ruộng đồng khô cháy, nứt nẻ tận đáy kênh mương, có những nơi cỏ cây xơ xác vì thiếu nước. Trong tình cảnh nông nhàn bất đắc dĩ hiện nay, bà con cần tận dụng thời cơ khai thác những điều lợi trong hoàn cảnh bất lợi.
Trước mắt, bà con có vườn cây ăn trái nên tranh thủ lúc khô hạn làm cỏ cho vườn cây một cách triệt để và dùng thân cỏ khô ủ lại gốc cây trồng nhằm giữ ẩm và chống bốc thoát hơi nước khi tưới. Lâu nay, nhiều kênh mương nội đồng bị bồi lắng cạn dòng, vì vậy, trong lúc đang nắng hạn, các địa phương nên vận động bà con nông dân cùng hợp sức vét thông kênh mương để khi mùa mưa về thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Cho phép và khuyến khích có điều kiện để các doanh nghiệp được lấy đất đáy các kênh công cộng phục vụ việc san lấp mặt bằng, vừa đỡ tốn tiền và công sức nạo vét kênh mương, vừa tránh được việc khai thác đất mặt ruộng để san lấp, vừa giúp khắc phục úng ngập trong mùa mưa và tích thêm nước cho năm sau. Lấy bớt đi bùn đất từ đáy kênh mương sẽ vét sâu được lòng kênh, tạo điều kiện chứa nhiều nước, giúp điều tiết chống ngập khi mưa lũ.
Một công việc khác rất có ý nghĩa, là rà soát lại thực trạng thiết kế vườn ruộng của nhà mình xem có hoàn toàn phù hợp và thuận tiện cho sản xuất chưa. Nếu chưa, hay có hỏng hóc, trở ngại, khiếm khuyết gì thì nên tận dụng thời gian khô hạn để điều chỉnh lại, rồi tiến hành sửa chữa, đắp vá mặt ruộng, mương, bờ cho phù hợp và vét ao đìa, tu sửa bờ bao, gia cố nâng cao nền chuồng trại nhằm chống ngập khi mùa mưa về. Để từ đó có thể kết hợp canh tác lúa với nuôi các loại cá, trồng thêm rau màu, cây ăn trái và phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm một cách an toàn, hiệu quả theo hướng canh tác tổng hợp R-V-A-C (ruộng - vườn - ao - chuồng) đa cây con.
NGUYỄN VĂN THƯỚC - Liên hiệp Hội KH-KT Cà Mau
Quy hoạch các vùng phù hợp từng loại cây trồng, vật nuôi
Dự báo tình hình hạn mặn ở ĐBSCL sẽ ngày càng trầm trọng hơn chứ không phải là hiện tượng nhất thời, do đó cần chủ động ứng phó một cách khẩn trương, tích cực. Khu vực nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên có phương án sản xuất mới thay thế ngay phương án sản xuất truyền thống; khu vực nào bị ảnh hưởng ít, cũng nên tạo điều kiện để nông dân chuyển đổi dần, tránh gây đảo lộn sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nơi nào có điều kiện thì đầu tư xây dựng các hồ chứa nước ngọt để phục vụ sinh hoạt trong mùa nắng; đồng thời xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm.
Ngay từ bây giờ, tập trung nghiên cứu, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng chịu hạn, chịu mặn, từ đó quy hoạch các vùng, địa phương, khu vực phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, tùy theo điều kiện nhiễm mặn và điều kiện nước ngọt có thể phục vụ được. Việc quy hoạch căn cứ trên các khảo sát, nghiên cứu khoa học và ở tầm nhìn tổng thể của toàn vùng. Xây dựng các hệ sinh thái phù hợp với điều kiện thời tiết và nguồn nước mới nhằm tạo các quần thể sinh vật mới, góp phần xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường.
TRÚC GIANG - quận 3, TPHCM
Tìm nhiều giải pháp phù hợp
Không phải đến bây giờ các nhà hoạch định chính sách mới nói tới việc người dân ĐBSCL phải chung sống với hạn mặn. Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, những kết quả đạt được cho thấy chung sống với hạn mặn là hướng đi đúng đắn của nông nghiệp ĐBSCL. Trước mắt, diện tích cây trồng được điều chỉnh cho thích hợp tùy theo địa hình có ngập mặn hay không, tùy vùng nước mặn, lợ, ngọt. ĐBSCL đã thực hiện tái cơ cấu, chuyển hơn 40.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái.
Tuy nhiên, phát triển cây trồng cạn phải tính đến đầu ra sao cho có tính bền vững. Tránh tình trạng "thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào" hay người người cùng trồng, nhà nhà cùng trồng một loại cây, nuôi một loại con; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng "trúng mùa mất giá" như nhiều năm nay. Để chung sống với hạn mặn, ngành nông nghiệp không chỉ đơn thuần cứ chuyển diện tích lúa sang cây trồng cạn hay chăn nuôi thủy sản là đủ, là đúng, mà rất cần những bộ giống lúa thích nghi với hạn mặn. Rất hoan nghênh nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tiền Giang do TS Nguyễn Bích Hà Vũ chủ nhiệm đề tài, đã nghiên cứu, lai tạo thành công 2 bộ giống TG1, TG4 chịu mặn, đang trong quá trình cung ứng giống cho nông dân.
Tại Cà Mau, PGS-TS Võ Công Thành cũng lai tạo thành công 2 bộ giống lúa chịu mặn cao là giống Cà Mau 1, Cà Mau 2, cũng trong quá trình sản xuất đại trà. Cần tiếp tục nghiên cứu, lai tạo cho ra những bộ giống lúa vừa thích nghi với hạn mặn vừa cho ra hạt gạo chất lượng cao, chứa dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
Đầu nguồn sông Mê Công bị tích nước, khiến hạ lưu thiếu nước dẫn tới hạn mặn là thực tế không thể tránh khỏi. Do vậy, rất cần khẩn trương nghiên cứu tìm ra thật nhiều giải pháp phù hợp cho sản xuất và sinh hoạt để có thể chung sống, tồn tại và phát triển với hạn mặn.
TÚ NGUYÊN - huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Theo SGGP
Hạn mặn, nông dân phía Nam vật vã, miền Trung sắp vào cuộc chiến Trong khi nông dân nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang vật lộn đối phó với hạn mặn thì những cảnh báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy, hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Trung mới thực sự bắt đầu. Kênh nứt nẻ, lúa khó bán Đây là thời điểm người dân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

Thu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối

Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m

Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
1 giờ trước
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
2 giờ trước
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
2 giờ trước
Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư
Sức khỏe
2 giờ trước
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
2 giờ trước
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
2 giờ trước
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
2 giờ trước
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
2 giờ trước
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
2 giờ trước
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
2 giờ trước