Thế giới cam kết không để vật liệu hạt nhân rơi vào tay khủng bố
Lãnh đạo hơn 50 quốc gia tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân đã cam kết ngăn chặn nguy cư khủng bố sở hữu vật liệu hạt nhân.
Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 4 đã kết thúc tại Washington DC vào sáng 2/4 (theo giờ Việt Nam) với tất cả các nước tham dự cam kết tăng cường an ninh hạt nhân, ngăn chặn vật liệu hạt nhân rơi vào tay các tổ chức khủng bố, tiến tới một thế giới phi hạt nhân như mục tiêu cuối cùng mà Hội nghị đặt ra.
Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 4.
Sau 2 ngày thảo luận, lãnh đạo cấp cao của hơn 50 quốc gia đã thông qua các kế hoạch hành động trong nỗ lực thúc đẩy việc thực hiện các cam kết an ninh hạt nhân đã đạt được cho tới nay và xây dựng một cấu trúc toàn cầu để đối phó với những thách thức an ninh hạt nhân, đặc biệt là mối đe dọa khủng bố hạt nhân. Cấu trúc toàn cầu sẽ bao gồm các công cụ pháp lý, các tổ chức quốc tế, sáng kiến, quy tắc được quốc tế chấp nhận…
Đại diện các quốc gia tham dự hội nghị trong đó có Việt Nam nhất trí thành lập nhóm tiếp xúc an ninh hạt nhân với sự tham gia của quan chức cấp cao mỗi nước để đẩy mạnh hợp tác và duy trì các hoạt động liên quan đến an ninh hạt nhân sau Hội nghị thứ 4 và cũng là hội nghị cuối thượng đỉnh cuối cùng về an ninh hạt nhân do Tổng thống Mỹ Barack Obama khởi xướng vào năm 2009.
Thông cáo chung của hội nghị nêu rõ mối đe dọa khủng bố hạt nhân và phóng xạ tiếp tục là một trong những thách thức lớn nhất đối với an ninh quốc tế và các nước cần nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn mọi âm mưu sử dụng vật liệu hạt nhân và phóng xạ vào mục đích xấu.
Tại phiên bế mạc Hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh cam kết của các nước trong việc tăng cường an ninh tại các cơ sở hạt nhân trước các cuộc tấn công mạng nhưng cũng cảnh báo về nguy cơ nguyên liệu phóng xạ trên thế giới rơi vào tay các tổ chức khủng bố.
Video đang HOT
“Hiện vẫn còn rất nhiều nguyên liệu hạt nhân và phóng xạ trên thế giới cần phải được bảo đảm an ninh. Lượng plutoni trên toàn cầu ngày một lớn, kho vũ khí hạt nhân ngày càng được mở rộng tại một số nước, nhất là vũ khí hạt nhân chiến thuật loại nhỏ, khiến nguy cơ bị đánh cắp rất cao”.
Về mối đe dọa từ IS, tổ chức khủng bố vừa tiến hành các vụ tấn công đẫm máu tại Bỉ và đang tìm cách sở hữu vật liệu hạt nhân, Tổng thống Obama khẳng định IS đang bị đẩy lùi tại Iraq và Syria, mất dần các nguồn dầu mỏ, tài chính, các thủ lĩnh liên tục bị tiêu diệt.
Ông Obama cho rằng thất bại tại Iraq và Syria đã buộc IS phải tiến hành các cuộc tấn công ở bên ngoài như những gì đã xảy ra tại Pháp, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ và do vậy các nước cần hợp tác chặt chẽ trong chia sẻ thông tin tình báo để ngăn chặn các âm mưu khủng bố.
“Trong cuộc họp chiều nay, chúng ta đều nhất trí rằng để đánh bại các nhóm khủng bố như IS cần có sự chia sẻ thông tin. Tôi đã mời tất cả các quốc gia tham dự hội nghị thảo luận sâu rộng hơn với cơ quan tình báo và an ninh Mỹ về tăng cường chia sẻ thông tin để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố, đặc biệt là những âm mưu sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt”, ông Obama nói.
An ninh hạt nhân rất cần một động lực mới để vượt qua nhiều nguy cơ
Cho đến nay thì các Hội nghị Thượng Đỉnh An ninh Hạt nhân đã đạt được nhiều tiến bộ với hàng trăm cam kết quốc gia được thực hiện trong các lĩnh vực như dỡ bỏ hoặc tiêu hủy nguyên liệu hạt nhân, thay đổi chức năng lò phản ứng, phê chuẩn và thực hiện các hiệp định, tăng cường quy định, nâng cấp công nghệ… 12 quốc gia cũng đã tiêu hủy hoàn toàn uranium làm giàu ở mức độ cao và plutoni phân tách.
Tuy nhiên, tiến triển trên đang có dấu hiệu chậm lại trong 2 năm qua, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ cơ sở hạt nhân, an toàn vận chuyển và thu hồi vật liệu phóng xạ thất lạc do thiếu một hệ thống an ninh hạt nhân toàn cầu hiệu quả.
Giới phân tích cũng lo ngại một cơ chế quốc tế do Mỹ đứng đầu như hội nghị thượng đỉnh hạt nhân sẽ khó có thể được khôi phục trong tương lai gần sau khi ông Tổng thống Obama rời nhiệm sở vào đầu năm tới./.
Nhật Quỳnh-Vũ Hợp
google twitteremail
VietBao.vn (Theo_VOV>>>)
Các nước Arab nỗ lực ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan
Liên minh Nghị viện Arab ngày 6/7 đã họp khẩn ở thủ đô Cairo, Ai Cập để bàn về các giải pháp ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh làn sóng tấn công khủng bố gia tăng trong khu vực, đặc biệt là vụ thảm sát nhằm vào khách du lịch trên một bãi biển ở Tunisia và vụ đánh bom liều chết tại Kuwai thồi cuối tháng trước, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Người dân Tunisia đặt hoa tưởng niệm tại hiện trường vụ thảm sát (ảnh: Reuters)
Mục tiêu ưu tiên hiện nay trong cuộc chiến chống khủng bố là các nước Arab cần phải nhất trí về kế hoạch thành lập các lực lượng chung Arab tại Hội nghị Nghị viện Arab sắp tới. Sau khi đạt được mục tiêu này, các lực lượng chung Arab sẽ phối hợp với các cường quốc khu vực, Liên Hợp Quốc và các Liên minh nghị viện khác nhằm đưa ra tầm nhìn mới trong cuộc chiến chống khủng bố.
Hiện Liên đoàn Arab đang muốn tranh thủ nhiều nhất sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế nhằm đối mặt với các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ chủ nghĩa khủng bố. Ông Ahmed Al Masriqi, trưởng ban điều hành Liên minh nghị viện Arab nói: "Chúng tôi kêu gọi các nước Arab ký vào thỏa thuận vào cuối tháng này liên quan đến việc thành lập các lực lượng chung Arab, bởi các lực lượng này sẽ giúp các nước Arab tự bảo vệ mình".
Nghị viện Arab sẽ trình kế hoạch này tại Hội nghị toàn cầu của các Chủ tịch Quốc hội, dự kiến diễn ra tại New York vào tháng tới. Sau khi được thông qua, Liên minh Nghị viện Arab dự kiến thực hiện kế hoạch toàn cầu này trong vài tháng tới.
Trong bối cảnh làn sóng tấn công gia tăng, đặc biệt là vụ thảm sát nhằm vào khách du lịch trên một bãi biển ở Tunisia hồi cuối tháng 6 vừa qua khiến hàng chục người thiệt mạng, các nước Arab đang muốn tìm kiếm một kế hoạch toàn diện hơn để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa cực đoan, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Một đề xuất được đưa ra tại cuộc họp là chính phủ các nước Trung Đông cần phải trao quyền nhiều hơn cho những người trẻ.
Ông Ahmed Al Jarwan, chủ tịch Liên minh Nghị viện Arab cho biết: "Chúng ta cần phải trao quyền cho người trẻ, họ là những nạn nhân của các tổ chức khủng bố. Tình hình khu vực hiện nay khiến cho các tổ chức khủng bố dễ dàng chia rẽ và tuyển mộ những người trẻ. Do đó, chúng ta cần phải phát triển nền kinh tế Arab, thông qua quá trình chuyển giao mà khu vực này đang phải trải qua".
Trước đó, nhiều quốc gia Arab nằm trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh cũng đã cam kết thống nhất quan điểm cứng rắn chống lại một loạt các vụ tấn công đẫm máu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Các nước này khẳng định tầm quan trọng của hợp tác và phối hợp mọi biện pháp nhằm đối phó với nạn dịch nguy hiểm đang đe dọa an ninh và ổn định tại khu vực, đồng thời kêu gọi sự chuyển đổi kinh tế và chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên trong liên minh Arab./.
Lệ Chi Tổng hợp
Theo_VOV
Hàn Quốc triển khai vũ khí đối phó tên lửa đa nòng của Bình Nhưỡng Đối với Hàn Quốc, các hệ thống pháo đa nòng của quân đội Bắc Triều Tiên là một trong những mối đe doạ chiến thuật lớn nhất với nước này. Pháo phản lực đa nòng của quân đội Bắc Triều Tiên. Thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết, quân đội nước này sẽ triển khai các loại vũ khí mang đầu đạn dẫn...