Thế giới bớt ‘phẳng’ rồi ư?
Thế giới từng không “phẳng” và nhân loại phải gánh chịu tốn kém, thiệt hại vì sự “lạc nhịp” này.
Thế giới “phẳng” hơn trong vài chục năm qua, nhưng đang có sự “ phân mảnh”.
Người Việt dần quen với WiFi 6 – chuẩn mới có tốc độ nhanh hơn WiFi 5 – được đưa ra bởi Liên minh WiFi, các hãng sản xuất theo chuẩn này, nhờ vậy ở đâu trên thế giới cũng dùng được.
Hàng tỉ người đã dùng thẻ thanh toán quốc tế, xem phim tại gia mà không còn lo khác hệ, phải mua tivi, đầu máy video đa hệ như 20 năm trước. Vậy mà, xu hướng tạo cho mình cái riêng, để không phụ thuộc, bị bắt bí đang tái xuất hiện.
Con người ngày nay sống tiện nghi hơn, tiết kiệm được nhiều hơn là nhờ vài thập kỷ qua thế giới “tiệm cận” nhau để “chuẩn hóa” nhiều thứ, hoặc phân công sản xuất dựa trên thế mạnh của mỗi nơi.
Thế giới thống nhất với nhau từ nhiều chuẩn ổ cắm điện, dây sạc điện thoại chỉ còn một hoặc hai kiểu, hay chung nhau chuẩn WiFi để thiết bị dù sản xuất ở Mỹ, Âu hay Á cũng “cắm và chạy” mà không phải thêm phụ kiện hay phần mềm…
Trong đại dịch COVID-19, các nước đã bàn thảo chuẩn chung “hộ chiếu vắc xin” để thuận lợi cho dân đi lại. Nỗ lực tạo “đồng phục” trong các tiêu chuẩn không đơn giản, nhưng lợi ích của nó quá lớn nên các nước đã cùng có tiếng nói chung.
Video đang HOT
Ấy vậy mà gần đây, xu thế “ngược dòng” đang nhen nhóm trở lại khi “chuẩn chung” trở thành một thế lực và bị sử dụng như một loại vũ khí.
Để phản ứng lại, xu thế trở lại ngày xưa, đó là “của ta – ta dùng”. Không chấp nhận mạng xã hội như Facebook, Twitter, Trung Quốc lập riêng mạng Weibo, Wechat. Không yên tâm với mạng Internet toàn cầu, người Nga lập riêng nền tảng mạng, sẵn sàng hoạt động độc lập khi bị “ngắt mạng”.
Không an tâm với hệ thống thanh toán quốc tế toàn cầu SWIFT, Trung Quốc lập hệ thống thanh toán riêng CIPS. Và gần đây là hệ điều hành riêng, chuẩn chip riêng…
Nhưng rõ nét nhất là sự “phân mảnh” trở lại của chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi COVID-19 nổ ra cùng với các biến động địa chính trị, châu Âu giật mình vì họ lệ thuộc vào các đối tác cung ứng ở châu Á, hệ quả là khẩu trang khi cần cũng không có.
Thế là họ có chiến lược, phải làm gì đó để sản xuất trang thiết bị y tế, không thể trông chờ từ châu Á. Hai năm qua, Mỹ và Liên minh châu Âu đã bàn giải pháp “cấu trúc lại” chuỗi cung ứng, không ít tập đoàn lớn đưa nhà máy về nước, dù chi phí sản xuất rất cao.
Như vậy, sau nhiều thập kỷ đưa dây chuyền sản xuất tới các nước có giá lao động rẻ hơn, các nước phát triển muốn đặt nó ở trong nước hoặc ở đối tác tin cậy. Tiêu chí làm ăn với mục tiêu hướng tới người tiêu dùng, tối ưu hóa tài nguyên, lợi nhuận… đã chuyển sang dựa trên sự tin cậy, tình thân thay vì năng lực, hiệu quả kinh tế.
Thế giới từng không “phẳng” và nhân loại phải gánh chịu tốn kém, thiệt hại vì sự “lạc nhịp” này. Thế giới “phẳng” hơn trong vài chục năm qua là nhờ nhân loại tiến bộ nhìn những khác biệt, cả khiếm khuyết, hạn chế của nhau như những miếng ghép bổ sung.
Kết quả là hàng hóa nhiều, rẻ, đời sống tiện nghi hơn, tài nguyên được khai thác hiệu quả hơn, sự giàu có, ấm no cũng chia đều hơn. Nếu thế giới trở lại bớt “phẳng” hơn, hay xu hướng “chỉ làm ăn với bên hữu hảo” sẽ khiến nhiều thứ bị phân mảnh trở lại, phiền toái với con người sẽ tăng lên, tiện nghi sẽ kém đi, nghèo đói tăng lên…
Chẳng ai muốn trở lại cái thời phải mua tivi đa hệ, trong ví có nhiều thẻ thanh toán của nhiều nước, điện thoại không thể kết nối mạng vì khác chuẩn… Không lẽ nhân loại lại có bước lùi đau đớn như thế!?
Cuộc chiến Nga Ukraine và cơ hội cho tiền kỹ thuật số
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sau cuộc tấn công Ukraine có thể mang lại cơ hội phát triển mới cho tiền số, đặc biệt là của Trung Quốc.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sau cuộc tấn công Ukraine gồm việc loại trừ khỏi hệ thống tài chính Swift, có thể mang lại cơ hội phát triển mới cho đồng tiền kỹ thuật số và Trung Quốc là nước có lợi nhất với hệ thống thanh toán xuyên biên giới của nước này.
Cả nhân dân tệ điện tử (e-CNY) và Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) của Trung Quốc đều có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch ở nước ngoài và qua mặt các lệnh trừng phạt tương tự trong các tình huống khủng hoảng.
Trong báo cáo mới đây, nhà phân tích Ming Ming của hãng chứng khoán Citic Securities tin rằng "cần phải thúc đẩy mạnh mẽ quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống CIPS và đồng nhân dân tệ kỹ thuật số".
Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) từ năm 2014 khi Ngân hàng trung ương thành lập một nhóm nghiên cứu tiền kỹ thuật số. Đó cũng là khoảng thời gian Bitcoin dần thu hút sự chú ý trong giới đầu tư với giá lần đầu tăng vọt lên trên 1.000 USD.
Quá trình phát triển e-CNY của Trung Quốc
e-CNY nằm trong xu hướng phát triển chung của CBDC trên toàn cầu khi các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ether... trỗi dậy và nằm ngoài sự kiểm soát của nhà chức trách. Tại Olympics Bắc Kinh vừa diễn ra, e-CNY đã có màn chào sân dành cho người dùng quốc tế sau hơn 1 năm chạy thử nghiệm tại một số địa điểm trong nước. Ngân hàng trung ương cũng đẩy nhanh quá trình thử nghiệm e-CNY khi ra mắt ví nhân dân tệ điện tử trên hai chợ ứng dụng của Google và Apple.
Trong khi đó, hệ thống thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có 75 bên tham gia trực tiếp, bao gồm Citibank, HSBC và Deutsche Bank cùng 1.205 bên tham gia gián tiếp. Một đặc trưng của e-CNY là thanh toán và chuyển tiền diễn ra đồng thời. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào tài khoản ngân hàng và bỏ qua các trung gian tài chính trong một số trường hợp.
Nhà nghiên cứu Lu Wei của Minsheng Securities cho biết tiền kỹ thuật số sẽ giúp giảm số lượng ngân hàng đại lý và có thể đạt được các giao dịch xuyên biên giới theo thời gian thực. Ông nói thêm: "Với việc Trung Quốc dẫn đầu trong hệ sinh thái thanh toán điện tử toàn cầu, [tiền kỹ thuật số] có thể được phổ biến một cách nhanh chóng với chi phí thấp".
Trung Quốc là quốc gia tiên phong nghiên cứu về tiền kỹ thuật số. Các nhà chức trách đã thí điểm tập trung vào thanh toán bán lẻ trong nước tại Thượng Hải, Hải Nam, Tô Châu, Thành Đô, Hùng An, Trường Sa, Đại Liên, Tây An, Thanh Đảo và các địa điểm Olympic ở Bắc Kinh.
Thời báo Chứng khoán đưa tin Trung Quốc sẽ sớm mở rộng việc thử nghiệm tiền kỹ thuật số của mình đến một loạt thành phố khác. Dữ liệu của chính phủ cho thấy 261 triệu ví kỹ thuật số đã được mở và tổng số giao dịch đạt 87,6 tỷ nhân dân tệ (13,9 tỷ USD) vào cuối tháng 12/2021.
Giờ đây, nó phần nào quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc bình thường: ứng dụng e-CNY đã được tải xuống 17 triệu lần kể từ khi có mặt trên App Store và Google Play đầu tháng 1 và có hơn 5 triệu người dùng đang hoạt động.
Phát biểu trong một hội thảo do Hội đồng Đại Tây Dương tổ chức vào tháng trước, ông Mu Changchun, người đứng đầu viện nghiên cứu tiền kỹ thuật số tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, chia sẻ, các nhà chức trách sẽ theo dõi chặt chẽ trải nghiệm người dùng, bảo mật và hiệu quả, nhưng chưa "chốt" thời gian phát hành chính thức.
Đồng nhân dân tệ dường như không bị ảnh hưởng trước sự kiện Nga tấn công Ukraine, khi đạt giá trị cao nhất trong gần 4 năm so với đồng USD vào ngày 1/3. Dù vậy, mức độ sử dụng quốc tế của nó không tương xứng với vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của Trung Quốc khi chỉ chiếm khoảng 18% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Dữ liệu của Swift chỉ ra, nhân dân tệ chiếm 3,2% thanh toán toàn cầu trong tháng 1, đứng thứ tư sau 39,92% đối với USD và 36,56% đối với EUR.
Nhiều học giả Trung Quốc đã đặt hy vọng vào việc sử dụng tiền tệ kỹ thuật số trong các giao dịch quốc tế. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã và đang hợp tác với các đối tác của mình ở Hồng Kông, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất để khám phá việc sử dụng tiền kỹ thuật số trong các giao dịch quốc tế, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, bao gồm chủ quyền tiền tệ, quy tắc quản lý ngoại hối, chống - rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.
Cuộc chiến Ukraine - Nga có làm thay đổi số phận của Bitcoin và tiền ảo? Trước thời điểm Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm vào Kiev, Nghị viện châu Âu đã soạn thảo luật cấm sử dụng Bitcoin và tiền ảo cũng như các loại tài sản dựa trên mã hoá xác thực (PoW, proof-of-work). Trong dự thảo cuối cùng về đạo luật Các thị trường tài sản mã hoá - MiCA (Crypto Asset...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng

Safari hiện lịch sử tìm kiếm sau cập nhật iOS 18.4.1

Google ra mắt công cụ AI cho phép tạo video từ văn bản và hình ảnh

5 tính năng bảo mật người dùng iPhone không nên bỏ qua

Mạng 5.5G nhanh gấp 10 lần 5G sẽ tạo ra cuộc đua mới trong viễn thông

Thúc đẩy công nghệ chiến lược: Cần chính sách đặc biệt, loại bỏ tư duy cũ

Google nâng tầm Gemini với khả năng tạo video dựa trên AI

Cập nhật iOS 18.4.1 để sửa lỗi nghiêm trọng trên iPhone

iPhone 16e giúp Apple thắng lớn

Vì sao các dự án điện thoại năng lượng mặt trời luôn 'chết yểu'?

Tập đoàn công nghệ CMC bị tấn công ransomware

Nghe nhạc bass có thể giúp chống say tàu xe
Có thể bạn quan tâm

Bị xử phạt vì phát live stream thông tin sai sự thật tại điểm cấp đổi GPLX
Pháp luật
20:16:42 18/04/2025
Hoà Minzy lên tiếng khi được khuyên "chỉ nên làm nghệ thuật, chừa đường kinh doanh cho mẹ bỉm sữa"
Sao việt
20:07:51 18/04/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
20:00:43 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025
Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán
Thế giới
19:49:35 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
Tin nổi bật
18:49:51 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025