Thế giới bàng hoàng khi phát hiện thêm một lục địa mới trên Thái Bình Dương
Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội địa chất Mỹ đã phát hiện bí ẩn nằm dưới khu vực phía đông Australia, đó là một lục địa mới với tên gọi “Zealandia”.
Theo CNN, nhóm gồm 11 nhà địa chất học đã đưa ra nhận định rằng vùng đất nằm trên Thái Bình Dương ở phía đông Australia, bao gồm lãnh thổ New Zealand và New Caledonia, có thể được coi là một lục địa độc lập. Họ đặt tên cho lục địa này là Zealandia.
Zealandia có diện tích khoảng 4,9 triệu km2 và được coi là lục địa nhỏ nhất trên Trái Đất. Đây đồng thời là lục địa trẻ nhất, mỏng nhất và ngập trong nước nhiều nhất (với 94% diện tích lục địa nằm dưới mực nước biển).
Zealandia là lục địa mới được khám phá trên Trái Đất. Ảnh: GSA Today.
“Đây là một lục địa ngập dưới nước và chưa bị nứt vỡ. Điều này khiến nó trở nên hữu ích và kích thích các chuyên gia nghiên cứu sự gắn kết cũng như nứt vỡ của lớp vỏ lục địa”, nhóm các nhà khoa học khẳng định.
Zealandia hội tụ đủ 4 đặc điểm của một lục địa: có độ cao và độ đặc lớn hơn so với lớp vỏ đại dương, có sự hiện diện của 3 loại đá (đá núi lửa, đá biến chất và trầm tích), có diện tích đủ lớn.
Thực tế, khái niệm “Zealandia” được các nhà khoa học đề cập vào năm 1995. Họ đã nghiên cứu trong suốt thập kỷ qua nhằm khẳng định nó bao gồm một lớp vỏ địa chất đủ lớn để được gọi là một lục địa.
Zealandia là lục địa thứ 7 được khám phá. Trước đó, Trái đất được chia làm 6 lục địa: Phi, Á – Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Úc.
Video đang HOT
Lục địa Zealandia nằm ở phía đông Australia và có diện tích khoảng 4,9 triệu km2. Zealandia chỉ có 7% diện tích nằm trên mực nước biển, trong đó 2 phần lớn nhất là New Zealand và New Caledonia. Ảnh: Azaniapost.
Balls Pyramid, tàn tích của một núi lửa hình thành 6,4 triệu năm trước, là một điểm nằm trên mực nước biển của Zealandia. Ngọn núi này thuộc công viên hải dương đảo Lord Howe, cao 551 m. Ảnh: Reddit.
Tàu thám hiểm JOIDES Resolution với đội gồm 32 nhà khoa học từ 12 quốc gia đã thực hiện chuyến đi dài 2 tháng trong năm 2017 để tìm hiểu về khu vực này. Ảnh: Kevin Kurtz.
Họ đã thu thập hàng trăm loài hóa thạch, như các loài sống ở vùng nước nông hay các loài sống trên cạn, chứng tỏ lục địa bị chôn vùi này rất khác vào thời điểm cách đây 70 triệu năm. Ảnh: Te Papa.
Các nhà khoa học đã biết đến sự tồn tại của Zealandia từ năm 1919, khi nơi này được gọi là Tổ hợp Tasmantis. Đến năm 1995, nơi này được đổi thành Zealandia. Năm 2014, các nhà địa chất gồm Nick Mortimer và Hamish Campbell đã chứng minh Zealandia đạt đủ 4 tiêu chí để được coi là một lục địa. Ảnh: Chronicle Day.
Nếu Zealandia được công nhận là lục địa, mối quan hệ trong địa chính trị của khu vực này sẽ có nhiều thay đổi. Phần chìm dưới nước của Zealandia có nhiều tài nguyên, khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch và khí gas tự nhiên. Ảnh: Travel&Leisure.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có tổ chức khoa học nào đưa ra quyết định chính thức. Việc Zealandia có được công nhận hay không tùy thuộc vào lịch sử và khả năng xuất hiện trên bản đồ thế giới cũng như trong văn hóa đại chúng. Ảnh: Inverse.
Theo Hong.vn
Con người thọ 150.000 tuổi nếu đến sống ở hành tinh này
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện hành tinh ngoài Hệ Mặt trời có kích thước gần tương đương Trái đất và 5 năm trên hành tinh này mới bằng một ngày trên Trái đất.
Một hành tinh quay quanh ngôi sao lùn tương tự như EPIC 228813918.
Theo Cnet, một nhóm nhà khoa học quốc tế sử dụng dữ liệu thu được từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA đã phát hiện hành tinh EPIC 228813918, cách Trái đất 310 năm ánh sáng.
Hành tinh này quay nhanh hơn Trái đất nhiều lần bởi thời gian hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ chưa đầy 4 giờ 30 phút. Điều đó có nghĩa là một ngày ở Trái đất bằng 5 năm trên hành tinh này.
Nếu làm quen với chu kỳ mới ở EPIC 228813918, về lý thuyết con người có thể sống đến 150.000 năm, theo tuổi thọ trung bình của con người trên Trái đất.
Nhưng nếu sinh hoạt giống như ở Trái đất, một giấc ngủ dài cũng sẽ tiêu tốn hết 2 năm trên EPIC 228813918. Cách sống này sẽ khiến hàng ngàn năm trôi qua rất nhanh.
Một ngày ở Trái đất tương đương 5 năm sống trên EPIC 228813918.
Các nhà khoa học cho rằng bức xạ mạnh tạo ra khi EPIC 228813918 chuyển động quá gần sao mẹ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con người ở hành tinh này.
EPIC 228813918 có kích thước bằng khoảng 89% Trái đất và cấu tạo cũng khá tương đồng, bao gồm 45% là sắt.
Đây vẫn chưa phải hành tinh có quỹ đạo ngắn nhất từng được con người phát hiện. Hành tinh KOI 1843.03, quay xung quanh sao lùn mẹ loại M với thời gian nhanh hơn 4 phút, cũng có kích thước tương đương và thành phần cấu tạo ở lõi gồm rất nhiều sắt.
Kết quả nghiên cứu đã được gửi đến tạp chí khoa học Monthly Notices thuộc Hội Thiên văn Hoàng gia Anh.
Theo Danviet
Tiết lộ mới bất ngờ về nơi sống của "người ngoài hành tinh" Người ngoài hành tinh có thể từng tồn tại ở một nơi khá gần Trái Đất, theo các nhà khoa học. Mặt Trăng có thể từng là nơi sống của người ngoài hành tinh, theo một nghiên cứu vừa được công bố. Mặt Trăng có thể từng là nơi sống của người ngoài hành tinh, theo một nghiên cứu vừa được công bố....