Thế giới băng giá cổ tích ở Cáp Nhĩ Tân
Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), nổi tiếng bởi lịch sử và nền văn hóa giao thoa Trung – Tây lâu đời, đa dạng và phong phú.
Đến Cáp Nhĩ Tân du lịch từ tháng 12 đến tháng 1 là thích hợp nhất, khi khắp nơi đều là màu trắng xóa của tuyết và băng. Tuy nhiên đối với thể trạng của người Việt Nam thì e rằng không chịu nổi cái giá lạnh âm 20 độC, vì vậy, khoảng mùa hè từ tháng 7 đến tháng 9 cũng phù hợp để đi tránh nóng, lúc này nhiệt độ đã tăng lên đáng kể, mặc dù vậy vẫn có thể thấy tuyết đấy, cần mang theo áo ấm.
Dưới đây là một số địa điểm cần ghi chú trong sổ tay du lịch:
Giáo đường Sofia cao 53,35m, rộng 721m2, là điển hình của kiến trúc Nga. Năm 1996, nơi đây được đưa vào danh sách những văn vật cần bảo tồn của Trung Quốc. Tháng 6/1997, công trình được trùng tu và đổi tên thành Bảo tàng kiến trúc nghệ trúc Cáp Nhĩ Tân.
Bên trong giáo đường Sofia.
2. Phố đi bộ Zhongyang
Phố đi bộ này được coi là rộng nhất, dài nhất châu Á (dài 1.450 m và rộng 21,34m, trong đó phần dành cho xe rộng 10,8 mét) được xây dựng từ năm 1898, lúc đầu được gọi là “Đại lộ Trung Quốc”, sau 1925 thì đổi tên đến bây giờ. Đây là con đường buôn bán sầm uất, tấp nập nhất của Cáp Nhĩ Tân, là nơi khách du lịch có thể tìm thấy bất cứ thứ gì thuộc về miền giá lạnh này.
Tại phố đi bộ, bạn có thể dùng cơm trưa tại nhà hàng cơm tây Hoa Mai, nơi đây có lịch sự lâu đời đặc sắc mang hương vị của Nga. Bánh mì và canh thịt dê rất ngon, giá cả cũng rất phù hợp.
3. Thế giới băng tuyết và Vườn Băng đăng (Công viên Triệu Lân)
Mùa đông ở Cáp Nhĩ Tân lạnh thấu xương. Cũng bởi khí hậu rất đặc trưng cho nên vào mùa đông nơi này thường diễn ra lễ hội băng tuyết. Lễ hội diễn ra từ ngày 5/1 và kéo dài đến 50 ngày. Khắp không gian tràn ngập trong cái lạnh nhưng cũng chìm đắm trong vẻ đẹp trong suốt của băng, của tuyết. Cây cỏ, hoa lá, con thú và các công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc cũng như thế giới đều được tái hiện ở đây bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân chạm trổ.
Giá vé vào Thế giới băng tuyết là 330 NDT và vườn Băng đăng là 100 NDT.
Bạn có thể nhận ra bao nhiêu công trình kiến trúc nổi tiếng nào dưới đây?
Video đang HOT
4. Hổ Lâm Viên
Hổ Lâm Viên nằm bên bờ bắc sông Tùng Hoa, là một trong những công viên sinh thái lớn nhất thế giới, với trách nhiệp giải cứu và bảo tồn loài hổ Đông Bắc đang có nguy cơ tuyệt chủng. Khu lâm viên chia thành khu cho hổ trưởng thành, khu hổ con… Trong đó, khu nuôi thả hổ con được du khách đặc biệt yêu thích, với hơn 40 con dưới 3 tuổi, thông minh hoạt bát và cực kỳ đang yêu. Ngoài ra, khi ” dạo chơi” quanh khu nuôi thả hổ lớn, nhìn chúng tranh giành thức ăn, gầm gừ nhìn du khách và tấn công xe bọc sắt, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị.
Giá vé tham quan là là 90NDT.
Hổ tấn công xe bọc sắt.
5. Viện bảo tàng vùng cực (bao gồm cực bắc và cực nam)
Viện Bảo tàng này rộng 1,6 vạn m2, lấy chủ đề chính là “Sức sống Bắc cực”, đã xây dựng các khu “Đảo Cánh cụt Nam cực”, ” vườn Bắc cực”, ” Vương quốc sư tử biển vui vẻ”, ” Cá voi bay”… Đây là nơi duy nhất ở Cáp Nhĩ Tân có chương trình cá heo trắng biểu diễn dưới nước. Không chỉ là viện bảo tàng, nó còn là nơi nghiên cứu sinh học chuyên nghiệp, đã thực hiện thành công ca ấp nở nhân tạo đối với loài cánh cụt Nam cực.
Vé vào cổng khá đắt nhưng cũng đáng để thử: 120 NDT
Sư tử biển.
Chương trình biểu diễn của cá heo trắng.
Chim cánh cụt ở viện bảo tàng.
6. Khu trượt tuyết Yabulin
Cách thành phố Cáp Nhĩ Tân về phía Tây Nam 198 km, đây khu thể thao của thành phố, với các trò chơi bao người mơ ước như trượt tuyết, đạp xe đạp, nặn tuyết…
Tại đây bạn cũng có thể thưởng thức được món ăn truyền thống Đông Bắc,đặc biệt là món lạp xưởng trứ danh của vùng này. Bạn có thể tìm đến tiệm ăn hay thậm chí là vào nhà người dân ăn. Ở nơi lạnh giá này, được ngồi quanh bếp lửa, thưởng thức những món ăn đậm chất Đông Bắc thì không còn gì sánh bằng.
Ăn kem trong tiết trời -20 độ C.
Kẹo hồ lô.
Ngộ nghĩnh với xe đạp tuyết.
Nếu dự định đi trong vòng 3 ngày, hãy tham khảo lịch trình sau đây nhé:
Ngày 1: Giáo đường Sofia, phố đi bộ, sông Tùng Hoa, khu đảo Thái Dương, Thế giới băng tuyết.
Ngày 2: Hổ Lâm Viên, viện bảo tàng vùng cực, công viên băng đăng.
Ngày 3: Dạo chơi ở khu trượt tuyết Yabuli.
Theo Bưu Điện Việt Nam
6 kỳ quan mùa đông của châu Á
Băng tuyết mang lại vẻ đẹp không bút nào tả xiết cho cho dãy Hoàng Sơn (Trung Quốc), và những mái nhà dốc độc đáo tránh tuyết ở làng Shirakawa-go khiến cả thế giới phải trầm trồ.
Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc
Trong gần 30 năm qua, lễ hội băng đăng quốc tế Cáp Nhĩ Tân đã thu hút khách du lịch tới thành phố Hắc Long Giang ngày càng nhiều. Điểm nhấn của lễ hội là hội băng đăng trong vườn tại Công viên Thiếu Lâm, với khoảng 1500 công trình bằng băng trong suốt khổng lồ, càng thêm lung linh huyền ảo nhờ ánh đèn đa sắc trong đêm. Mỗi năm lại có một chủ đề băng đăng mới và rất phong phú, đa dạng, từ những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới tới những quái vật trong huyền thoại.
Lễ hội băng đăng quốc tế Cáp Nhĩ Tân năm nay mở cửa ngày 5-1 và kéo dài một tháng.
Shirakawa-go và Gokayama, Nhật Bản
Nếu bạn kinh ngạc khi thấy bức ảnh chụp làng Shirakawa-go trong đêm vì nó quá đẹp thì bạn không phải là người duy nhất. Những ngôi làng ở Shirakawa-go và Gokayama tại Toyama, Nhật Bản nổi tiếng bởi cảnh sắc mùa đông tuyệt đẹp.
Những căn lều trong vùng được xây dựng theo phong cách gassho-zukuri với mái dốc để tránh bị tuyết phủ quá dầy nặng và loại lều này là độc nhất vô nhị tại xứ sở hoa anh đào. Shirakawa-go và Gokayama có tên trong danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
Ogimachi là làng lớn nhất trong vùng, có gần 10 nông trang gassho-zukuri đã được chuyển đổi thành minshuku, tức là nhà nghỉ tư nhân. Chủ của nhà nghỉ Shimizu nói tiếng Anh thành thạo nên nơi này là một trong những điểm dừng chân nổi tiếng nhất với du khách nước ngoài.
Otaru, Nhật Bản
Thành phố cảng Otaru tại Hokkaido thu hút khách du lịch với phong cách kiến trúc của những năm đầu thế kỷ 20 và con kênh đào nổi tiếng với những ngọn đèn hơi kiểu Victoria.
Trong thời gian diễn ra lễ hội mùa đông Otaru Yuki-Akari-no-Michi, hay còn gọi là hội Đường đèn tuyết, thành phố Otaru đẹp tuyệt vời. Người dân địa phương thả nến trên kênh đào và đóng góp khoảng 15000 cây nến tuyết cùng đèn lồng để thắp sáng những phố nhỏ của thành phố. Lễ hội mùa đông năm 2011 diễn ra từ ngày 4-2 tới 13-2.
Hồ Dal, Kashmir
Vào mùa hè, hồ Dal thu hút khách du lịch với những tour ngắm cảnh bằng thuyền shikara, những ngôi nhà thuyền kiểu Victoria sang trọng cùng các khu vườn Mughal dọc bờ sông. Vào mùa đông, fan hâm mộ các môn thể thao mùa đông đổ về đây và khu vực xung quanh để tìm nơi thi đấu hoàn hảo nhất.
Mùa đông tới, nhiệt độ của hồ Dal có thể rơi xuống tới âm 11 độ C và thường đóng băng hoàn toàn.
Hoàng Sơn, Trung Quốc
Vẻ đẹp không bút nào tả xiết của Hoàng Sơn đã khiến người Trung Quốc say mê hàng thế kỷ. Nhiều người cho rằng dãy Hoàng Sơn, tỉnh An Huy là cái nôi của nền nghệ thuật Trung Quốc, là nguồn cảm hứng của rất nhiều thi sĩ.
Mùa đông được đánh giá là mùa tuyệt nhất để tới thăm Hoàng Sơn, khi sương muối bao phủ tùng bách, tuyết rơi dày đặc và từ trên đỉnh núi có thể ngắm biển mây bay lưng chừng trời. Dãy núi này có tên trong danh sách di sản văn hóa thiên nhiên thế giới.
Lhasa, Tây Tạng
Mùa đông Tây Tạng nổi tiếng là khắc nghiệt nhưng một số du khách lại rất thích tới nơi này vào mùa giá lạnh. Bởi khi đó không có quá nhiều khách du lịch, giá khách sạn rẻ hơn, được ngắm nhìn cảnh các tín đồ hành hương tới Lhasa.
Khách tới Tây Tạng vào dịp Losar, tức Tết của Tây Tạng, sẽ được mừng năm mới với người dân địa phương. Ở Lhasa, người Tây Tạng tổ chức nhảy múa bên ngoài cung điện Potala và treo cờ phướn màu sắc sặc sỡ tại các ngôi đền, các đỉnh núi trong 15 ngày lễ hội. Năm nay, lễ Losar rơi vào ngày 5-3-2011.
Du khách nếu quá ngại cái lạnh khét tiếng của Tây Tạng thì nên tránh khu vực phía tây và phía bắc của vùng này vì mùa đông ở đó khắc nghiệt hơn cả.
Theo Bưu điện Việt Nam
Hồ Kính Bạch trong vắt mùa tuyết lạnh Nằm trong khu công viên sinh thái ở tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), hồ Kính Bạch vẫn có dòng nước trong veo giữa mùa đông buốt giá. Theo Bưu điện Việt Nam