Thế giới ẩm thực tại China Town Sài Gòn
Ở quận 5, gần như ai cũng đều biết đến tiệm hủ tíu sa tế Tô Ký ở đường Gò Công. Tô Ký là thương hiệu lâu năm, có nhiều chi nhánh gia đình, tập trung ở khu chợ Lớn (chợ Bình Tây).
Quận 5 được xem là “ China Town” của Tp.HCM, nơi tập trung của cộng đồng người Hoa sầm uất với những khu chợ sỉ nổi tiếng như: chợ phụ liệu ngành may Đại Quang Minh, chợ vải Soái Kình Lâm, chợ phụ tùng xe máy Tân Thành… Bên cạnh đó, những “tiệm nước”, “tiệm trà” (cách mà người Hoa gọi các hàng quán ăn uống) với tuổi đời vài ba chục năm cũng được xem là một đặc sản văn hóa của đất Sài Thành.
Chè hột g
Hủ tiếu sa tế Tô Ký
Ở quận 5, gần như ai cũng đều biết đến tiệm hủ tíu sa tế Tô Ký ở đường Gò Công. Tô Ký là thương hiệu lâu năm, có nhiều chi nhánh gia đình, tập trung ở khu chợ Lớn (chợ Bình Tây). “Hủ tiếu nai kho” hay còn gọi với cái tên quen thuộc hủ tiếu sa tế là món ăn có xuất xứ từ người Tiều (Triều Châu), được chế biến rất công phu, nhiều gia vị đặc trưng và sử dụng chủ yếu thịt nai.
Bạn có thể tìm thấy hàng trăm quán hủ tiếu sa tế ở khu vực Q5/Q6, TP.HCM, tuy nhiên, mỗi quán có một phong vị khác nhau, từ độ đậm đặc, độ cay, hương, gia vị… nhưng cho đến giờ Tô Ký vẫn được giới sành ăn đánh giá có cách nấu đúng kiểu truyền thống của người Tiều, kết hợp được vị cay và hương thơm ngậy.
Một tô hủ tiếu sa tế có không dưới 20 loại gia vị khác nhau, nhưng thành phần chủ yếu vẫn là sa tế (ớt xay phơi khô trộn dầu) và đậu phộng rang cà nhuyễn. Kết hợp thêm nhiều loại gia vị riêng, hủ tíu sa tế Tô Ký đặc biệt có độ đậm và đặc hơn so với các quán khác, nước lèo có màu vàng như cà ri, thơm, cay vừa phải, vị mặn kết hợp mùi thơm của ớt và mùi đậu phộng đặc trưng. Nếu thích dùng cay hơn, bạn có thể cho thêm ớt sa tế, vốn luôn được bày sẵn trên bàn ăn.
Món hủ tiếu của người Tiều đúng ra chỉ dùng với thịt nai tái, nhưng Tô Ký cũng biến tấu thêm thịt viên, gân, lòng, lá sách bò… và bạn có thể gọi một tô “chạp” (thập cẩm) để có thể thưởng thức nhiều loại thịt cùng lúc. Để tăng thêm hương vị, hủ tiếu sa tế dùng với nước chấm đặc biệt được pha từ dấm, đường và gừng với một tỷ lệ nhất định.
Video đang HOT
Chè tàu Tường Phong
“Tiệm đồ ngọt Tường Phong”, tấm bảng hiệu có gần 30 năm tuổi, cũng là chừng ấy năm quán chè tàu nổi tiếng này có mặt ở khu phố Tàu quận 5. Đây được xem là quán chè cổ nhất còn tồn tại, thậm chí nó còn “già” hơn cả quán chè tàu ở khu Đèn 5 ngọn, chợ vải Soái Kình Lâm mà báo chí thường nhắc đến.
Nằm lọt thỏm trên đường An Điềm, một con đường nhỏ như hẻm, quán chè tàu Tường Phong với tấm bảng hiệu cũ rích nhưng luôn đông khách bởi những món đồ ngọt rất tinh tế và cách nấu chè được xem là gia truyền từ nhiều đời. Quán gần như được giữ nguyên nét xưa với chiếc xe đẩy trông như xe hủ tiếu ở phía ngoài, bàn gỗ đóng cao, trần nhà đen kịn vì bụi than củi, đặc biệt, người bán lẫn phục vụ đều là người trong gia đình.
Độc chiêu của chè Tường Phong chính là cách nấu chè truyền thống chỉ dùng than củi, liều lượng đường rất ít, không dùng thêm nước đường, người ăn chủ yếu cảm nhận vị ngọt từ các loại củ quả là chính như: đậu, nhãn nhục, đu đủ, củ sen, củ năng… Đặc sản của quán là món chè “Hột gà trà”, món chè này có nguồn gốc từ người Quảng Đông, nấu bằng nước hồng trà với trứng gà và trứng cút. Để nước hồng trà có thể ngấm sâu vào trong lòng trứng, tạo nên một mùi vị thơm nhẹ đặc trưng, người bán phải tiềm rất lâu như sắc thuốc bắc, rất công phu.
Ngoài món chè hột gà trà, “Tiệm nước” Tường Phong còn có nhiều món ngọt lạ với vị rất thanh như chè đu đủ tiềm, chè bạch quả, qui linh cao, chè hột gà chưng…
Phá lấu vịt Tâm Ký
Có lẽ vịt quay hay vịt quay Bắc Kinh đều xứng đáng đứng đầu danh sách những món ăn đặc sắc nhất Trung Hoa, tuy nhiên, người sành ăn ở quận 5 lại hay tìm đến một hương vị khác của vịt, đó là món phá lấu vịt độc đáo của tiệm Tâm Ký.
Cũng có tuổi đời vài chục năm, tiệm phá lấu Tâm Ký nằm trên đường Trần Hưng Đạo đoạn gần ngã tư Châu Văn Liêm quận 5, quán luôn đông khách và chỉ phục vụ “take away”. Người ta thường nhắc đến món phá lấu với thành phần chính là lòng heo, bao tử, lưỡi.. rất ít người biết đến món vịt phá lấu. Cũng cùng với cách nấu phá lấu dùng hương vị chính là ngũ vị hương nhưng Tâm Ký lại có bí quyết riêng làm phá lấu vịt. Vịt được ướp theo một công thức đặc biệt, giữ thịt không quá dai cũng không bị mềm rục, mùi ngũ vị hương nhẹ, thơm tinh tế, thường ăn kèm với cải chua và đồ chấp là tương đen sệt cùng sa tế.
Tất nhiên, ngoài vịt, các món phá lấu lòng truyền thống của Tâm Ký cũng cực ngon như ruột, dồi trường, lưỡi, lỗ tai, chân vịt… Vệ sinh cũng là một ưu điểm của quán ăn này. Các món phá lấu được bán đồng giá khoảng 300.000 đồng/ký, nếu bạn chỉ dùng một mình, cách hay nhất là gọi một ổ bánh mì phá lấu thập cẩm.
Theo Tapchiamthuc
Tản mạn về Dim sum
Ít ai biết rằng nguồn gốc của các món Dim sum, tức "điểm sấm" (mà người Việt hay gọi trại thành "điểm tâm") xuất phát từ thói quen dừng chân dùng trà cho lại sức dọc theo Con đường Tơ lụa (Silk Road).
Thoạt đầu các trà quán chỉ phục vụ trà mà không có thức ăn bởi ngày đó người ta vẫn tin rằng dùng trà chung với thức ăn rất dễ gây tăng cân.
Nhưng từ khi phát hiện ra tác dụng giảm cân của trà, các món ăn nhẹ bắt đầu được bán tại các trà quán này. Và cũng từ đó các món Dim sum bắt đầu được phát triển và trở nên đa dạng như ngày nay.
Nguồn gốc thú vị của các món Dim sum xuất phát từ thói quen dừng chân dùng trà cho
lại sức dọc theo Con đường tơ lụa (Silk Road) - Ảnh: Food & Beverage Asia
Nghệ thuật làm các món Dim sum có lẽ bắt nguồn từ cộng đồng người nói tiếng Quảng ở phía Nam Trung Quốc, những nghệ nhân thật sự đã biến những trà quán vốn dĩ yên tĩnh trở nên náo nhiệt và thoải mái hơn bao giờ hết nhờ những món ăn nhẹ thú vị này.
Ở Hồng Kông cũng như các thành phố thuộc Quảng Đông, các món Dim sum được chuẩn bị từ rất sớm, thường là từ 5 giờ sáng. Đa phần khách hàng của món Dim sum thường là những người lớn tuổi sau giờ tập thể dục mỗi sáng.
Ngoài ra, các trà quán phục vụ món Dim sum cũng được xem như địa điểm ăn sáng lý tưởng cho cả gia đình vào những ngày cuối tuần. Các trà quán truyền thống đa phần phục vụ đến giữa trưa là đóng cửa. Ngày nay thì món này được phục vụ bất kể lúc nào, ở nhà hàng lẫn đóng gói mang về tại các cửa hàng tiện lợi.
Chỉ quanh quẩn với cách làm bao bột, hấp hoặc chiên... để hoàn thành một menu đồ sộ hơn trăm món Dim sum là cả một nghệ thuật - Ảnh: Food & Beverage Asia
Thực đơn của Dim sum khá phong phú: từ các món hấp quen thuộc như há cảo, xíu mại, bánh hẹ... cho đến bánh cuốn nhân tôm, xá xíu, các loại bánh bao, cũng như các món chiên nhẹ đa dạng. Chỉ quanh quẩn với cách làm bao bột, hấp hoặc chiên... để hoàn thành một menu đồ sộ hơn trăm món Dim sum là cả một nghệ thuật.
Các món Dim sum ngon không chỉ nhờ vào phần nhân đậm đà, mà còn vì lớp bột bên ngoài có hài hòa hay không nữa. Bột làm vỏ phải có độ trong và đục đạt chuẩn tùy theo món, vỏ bánh phải dai và dày vừa đủ để không làm chảy phần nhân bên trong, cũng như khi nguội đi thì không bị cứng, khi nằm quá lâu trong xửng hấp thì không bị nát.
Theo thời gian, thực đơn Dim sum càng ngày càng đa dạng hơn và phong phú hơn. Nhiều nguyên liệu và cách làm trước đây được xem là xa lạ với nền ẩm thực phương Đông thì nay cũng được dùng để chế biến món ăn này như cá hồi hay trứng cá.
Ở Sài Gòn, há cảo hay đặc biệt là xíu mại đã dần dần được "cải biên" cho phù hợp với khẩu vị địa phương hơn, có thể dùng với bánh mì hay cơm tấm như một món ăn kèm thú vị.
Theo ihay
Hai món bánh ngoại nhập ở chợ hoa Hồ Thị Kỷ Bánh hẹ của người Hoa, bánh lọt xào của người Campuchia là hai loại bánh ngoại nhập được nhiều người ưa thích trong chợ hoa Hồ Thị Kỷ, Sài Gòn. Chợ hoa Hồ Thị Kỷ thường được biết đến như là ngôi chợ đầu mối cung cấp hoa cho cả thành phố. Nhưng không chỉ có hoa, ở đây còn bán rất nhiều...