Thế giới ám ảnh bởi hành động của nước Mỹ
Tại sao, không quân Mỹ càng dội bom IS càng mạnh? Phải chăng Mỹ bó tay, thất bại trước sự lớn mạnh của nhà nước hồi giáo IS?
Bạo loạn ở Kiev
Nếu như sự can thiệp của nước ngoài đã tạo ra một lực lượng ghê sợ là quân khủng bố và quy mô lớn hơn là nhà nước khủng bố (ISIS) thì hành động đó ngày nay còn khủng khiếp, nguy hiểm hơn khi làm sống lại lực lượng phát xít trong một nhà nước hỗn loạn…
Kể từ cuộc khủng bố nước Mỹ năm 2001, Mỹ đã dẫn đầu thế giới ráo riết chống khủng bố với những hành động, tuyên bố, mạnh mẽ của một cường quốc quân sự đứng đầu thế giới.
Chống khủng bố và truyền bá tư tưởng dân chủ, tài trợ, hỗ trợ cho các cuộc cách mạng màu ở châu Âu, Trung Đông là 2 gam màu chủ đạo trong suốt 15 năm bá chủ thế giới của nước Mỹ.
Điều ngạc nhiên là Mỹ càng chống khủng bố thì quân khủng bố càng phát triển từ lực lượng cho đến quy mô, Mỹ truyền bá tư tưởng dân chủ đến các nước nào được coi là mất dân chủ thì coi như nước đó hỗn loạn, vô chính phủ, dân chúng chịu thảm họa.
“Chống khủng bố kiểu Mỹ”
Tại sao gọi là “kiểu Mỹ”, bởi vì, quân khủng bố chính do Mỹ đẻ ra, nuôi dưỡng, sử dụng để phục vụ cho mục đích chính trị riêng. Mối quan hệ giữa quân khủng bố với Mỹ giống như con chó và người đi săn.
Khi người đi săn cảm thấy con chó không còn tác dụng thì người đi săn phải giết chó. Tuy nhiên, khi chó đánh hơi thấy nguy hiểm thì chó cắn lại chủ là chuyện thường xảy ra.
Trước hết là quân khủng bố Al Qaeda. Một thực tế phũ phàng không thể chối cãi là chính Mỹ đẻ ra, nuôi dưỡng, sử dụng. Và bây giờ, không chỉ riêng Mỹ, một số nước, tùy theo chi nhánh al Qaeda, nếu al Qaeda nào có lợi cho ý đồ chính trị của họ thì họ sẵn sàng cung cấp vũ khí như vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ mà báo chí Đức đã phanh phui.
Tiếp theo là nhà nước hồi giáo IS. Chưa thể khẳng định là chính Mỹ, nhưng việc tấn công Iraq vì Iraq có “vũ khí giết người hàng loạt, là quốc gia khủng bố”, để rồi trên nền tảng chính trị Iraq sau đó, IS được sinh ra là một thực tế. Đặc biệt, xem cách chống IS của Mỹ với 19 quốc gia khác khiến chúng ta nghi ngờ rằng, Mỹ đang nuôi dưỡng, tiếp tay cho lực lượng này.
Kể từ tháng 8/2014 đến nay, theo Defense News, có hơn 16 ngàn cuộc không kích với danh nghĩa chống IS trong đó Mỹ chiếm 60% số phi vụ bởi lực lượng không quân hiện đại của Mỹ như F-16, F15 và cả máy bay tàng hình F-22.
Video đang HOT
Vậy tại sao, không quân Mỹ càng dội bom IS càng mạnh? Phải chăng Mỹ bó tay, thất bại trước sự lớn mạnh của nhà nước hồi giáo IS?
Không phải vậy! Nếu công nhận như thế là đánh giá quá thấp khả năng quân sự của nước Mỹ. Bởi vì, ngay từ đầu, mục tiêu chính của cuộc không kích không phải là IS mà là Syria.
Không tin? Trên chiến trường Trung Đông rất dễ triển khai vũ khí công nghệ cao thì nước Mỹ không chịu thua lực lượng nào. Nhớ lại lúc nước Mỹ săn lùng ráo riết quân khủng bố Al-Qaeda, Bin Laden…chỉ cần gọi một cú điện thoại di động là lập tức tên lửa Mỹ bay tới ngay lập tức.
Thế nhưng một lữ đoàn Hồi giáo IS hành quân ngạo nghễ bằng xe tải từ Syria qua một vùng sa mạc 200 km để vào Iraq mà không quân Mỹ không biết!
Hình ảnh trên đây cho thấy, dưới góc nhìn quân sự, lữ đoàn IS tổ chức hành quân 200 km trên vùng sa mạc không che chắn, ngụy trang gì hết, trong khi vệ tinh quân sự Mỹ chỉ cần một “ông râu xồm” giống Bin Laden đi bộ trên sa mạc cũng bị phát hiện, thì đây là hành động tự sát, chỉ trừ phi được sự đồng ý của không quân Mỹ.
Điều đó chứng tỏ Mỹ chưa muốn tiêu diệt IS, còn lý do vì sao thì không có gì là khó hiểu khi tình hình Trung Đông đang tồn tại những mâu thuẫn bùng nhùng. Vấn đề chúng ta quan tâm ở đây là cách chống khủng bố của Mỹ, “kiểu Mỹ” vì càng chống thì tổ chức khủng bố càng phát triển. Và mới đây, Iran đã phát hiện, tố cáo Mỹ tiếp tế lương thực, vũ khí cho IS qua các vụ thả dù “nhầm”…thì IS không hề “sợ” không quân Mỹ là không có gì đáng ngạc nhiên.
Như vậy, có thể khẳng định, ở Trung Đông, Mỹ cùng liên minh thực hiện khẩu hiệu không kích tiêu diệt khủng bố IS, nhưng mục tiêu lại nhằm vào hướng khác. Do đó, “người đi săn chưa đến lúc phải biết ăn thịt chó”.
“Phối ngẫu chính trị”
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc chiến địa chính trị của Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt. Nội dung chủ yếu của cuộc chiến này là Mỹ xây dựng, tài trợ cho lực lượng đối lập, truyền bá tư tưởng dân chủ kiểu Mỹ để tiến hành bạo loạn, lật đổ, hoặc can thiệp trực tiếp bằng quân sự…với những chính phủ nào không theo cái gậy chỉ huy của Mỹ.
Sau sự can thiệp của Mỹ, một chính phủ mới ra đời, có đường lối chính trị thân Mỹ, phụ thuộc Mỹ, hoặc cũng có thể tạo ra một nhà nước hỗn loạn, nội chiến…đó là hành động được coi như “Phối ngẫu chính trị” hay là sự xâm lược kiểu mới.
“Phối ngẫu chính trị” tất yếu sẽ đẻ ra những đưa “con hoang thiếu giáo dục”, tại Iraq thì đẻ ra IS, al Qaeda, tại Apgnixtan thì đẻ ra Taliban, tại Lybia thì đang hỗn loạn, đặc biệt, tại Ukraine thì đang đẻ ra một lực lượng phát xít tồn tại trong một chính phủ mất quyền kiểm soát đất nước…
Một câu hỏi đặt ra là tại sao những quốc gia nào có sự can thiệp của nước ngoài, bên trong nổi dậy, gây bạo loạn, lật đổ chính phủ…tạo ra một “chính quyền đường phố” thì luôn luôn bất ổn, đất nước hoặc là nội chiến, hoặc là chia cắt, hoặc lực lượng khủng bố, phát xít, nổi lên như nấm sau mưa rào?
Đến bây giờ câu trả lời được giải đáp sau khi giải thích rõ nguyên nhân thành bại của các cuộc “cách mạng màu” (biểu tình, bạo loạn, lật đổ).
Cách mạng màu muốn thành công phải cần 2 yếu tố bên ngoài (quan trọng) và bên trong (quyết định). Muốn có yếu tố bên trong thì phải có lực lượng đối lập đông, hung hăng, cực đoan…như Maidan chẳng hạn, và tất yếu, chính những lực lượng không thống nhất, cực đoan, hung hăng…này là nguyên nhân làm cho đất nước hỗn loạn mà dù muốn hay không thì các thế lực bên ngoài buộc phải chấp nhận để có lực lượng.
Như vậy có thể nói, cách mạng màu – quân khủng bố, quân phát xít – chống khủng bố, như là một “hệ thức trong tam giác lượng”. Hệ thức này buộc phải và luôn tồn tại nhằm mục đích gì, do ai, của ai thì khó mà chỉ mặt đặt tên, nhưng vì đồng DOLLARS là chắc chắn, bởi lẽ, chính trị chỉ là sự biểu hiện tập trung của kinh tế mà thôi.
Lê Ngọc Thống
Theo_Báo Đất Việt
Nếu Jeb Bush ứng cử, sẽ có cuộc đua kỳ thú?
Ngày 12.4.2015, cựu đệ nhất phu nhân, cựu ngoại trưởng của nước Mỹ - Hilary Clinton, đã chính thức công bố sẽ bắt đầu chiến dịch giành chiếc vé duy nhất của đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế quyền lực nhất thế giới, chức vụ tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2017-2021.
Ngay sau tuyên bố của bà Clinton, cả nước Mỹ đang "nín thở" để chờ ứng cử viên nặng ký nữa xuất hiện, từ phía đảng Cộng hòa, đó là John Ellis Bush - thường được gọi bằng cái tên ghép từ ba chữ cái đầu tiên, Jeb Bush.
Nếu quả thật Jeb sẽ ra tranh chiếc vé ứng cử viên TT của đảng Cộng hòa lần này thì cuộc bầu cử TT Mỹ diễn ra vào Thứ Ba, ngày 8.11.2016 sẽ cực kỳ thú vị và hấp dẫn.
Đó là ngày của rất nhiều kỷ lục: Lần đầu tiên nước Mỹ có một ứng cử viên TT là phụ nữ và rất có thể đó cũng là nữ TT Mỹ đầu tiên; lần đầu tiên cặp ứng cử viên đặc biệt nhất cùng tranh đua khi cả hai đều có người thân nhất của mình vừa mới là TT trong các nhiệm kỳ trước (với Jeb là hai người, Bush cha và Bush anh). Và, cũng thật đặc biệt khi ta thấy rằng hai gia đình đã từng có "ân oán" không nhỏ khi chính Bush cha đã từng bị nhà Clinton đánh bại. Nếu Jeb hay từ đây gọi là Bush em, đánh bại được bà Clinton để "rửa hận" cho cha, thì đây đúng là cuộc "trả thù" ngoạn mục - độc nhất vô nhị!
Cái siêu đặc biệt của đặc biệt là, có lẽ, còn lâu lắm (nếu không muốn nghĩ tới một xác suất rất nhỏ), mới có thể tái lập trường hợp hy hữu như cuộc đối đầu giữa hai gia đình Clinton và Bush. Trong suốt 226 năm tồn tại của chính phủ Mỹ (1789-2015), chưa bao giờ xuất hiện sự sẵn sàng kế nhiệm đến thế trong hai gia đình nắm quyền lực cao nhất của nước Mỹ suốt 20 năm (1989-2009; trong đó, Bush cha từ 1898-1993, Clinton từ 1993-2001, Bush anh từ 2001-2009).
Giới chuyên gia và các nhà bình luận chắc hẳn sẽ tốn rất nhiều giấy mực và công sức để &'cân đo đong đếm' sức nặng của hai ứng viên, tuy chỉ mới nhìn qua, ta cũng biết rõ là rất khó phân định ai hơn ai.
Bà Clinton đã từng là ứng cử viên bị thất bại (trước Obama) nhưng lại là người "chiến thắng" ngay sau đó khi bà hợp tác với đương kim TT Hoa Kỳ trên cương vị ngoại trưởng. Là một người sắc sảo, quyết đoán nhưng lại rất bao dung (qua cách hành xử với ông Obama và chồng trong vụ M.Lewinsky). Cần chú ý một chi tiết tưởng như là "nhỏ": Báo chí Mỹ đang cố hết sức để thổi phồng tin đồn(?) về chuyện bà đã từng đánh... ngài TT Clinton trong vụ ông ngoại tình. Tin đồn đó dù ai tung ra đi nữa (từ một cuốn sách) đều hàm ý rằng bà Clinton đủ cứng rắn khi đối đầu với thế giới đang ngập tràn những người rắn mặt như Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong Un...
Ứng cử viên từ đảng Cộng hòa mà người Mỹ đang thấp thỏm đợi chờ, nếu xuất hiện như dự báo, là Jeb Bush, chắc chắn là đối thủ chẳng nhẹ ký một chút nào.
Jeb đã từng là thống đốc hai nhiệm kỳ liên tiếp (1999-2007) ở một trong những bang nóng nhất, phức tạp nhất và cũng quan trọng nhất về mặt chính trị là Florida - bang đứng thứ tư về số lượng Đại cử tri với 27 phiếu bầu (sau California, 55 phiếu; Texas, 34 phiếu; New York, 31 phiếu).
Sự xuất hiện của Jeb được "chuẩn bị" khá kỹ lưỡng: Sau khi hết nhiệm kỳ thống đốc, những tưởng ông sẽ đi tiếp ngay lên nấc thang quyền lực tiếp theo. Thế nhưng, trái với dự đoán của nhiều chuyên gia, Jeb chuyển sang kinh doanh, và... học hỏi. Học hỏi theo đúng nghĩa đen của từ này.
Jeb đã đi, xem xét, tìm hiểu, tiếp xúc với các élit (tinh hoa) chính trị trên toàn thế giới, trong đó, mỗi năm không ít hơn bốn lần đến Á Châu!
Cách đi để đến đó không hề là ngẫu nhiên: Ai cũng biết trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ đang xoay trục sang châu Á tuy ít người chịu tin rằng Trung Quốc là mối hiểm họa lớn nhất đối với suy nghĩ của đa số người Mỹ, chứ không phải là chủ nghĩa khủng bố. Hiểm họa thực tế và tiềm tàng dù thế giới có chiến tranh hay hòa bình: Đối thủ có thực lực duy nhất , nhiều tham vọng nhất và cũng là đối thủ khó lường, bất trắc - càn rỡ nhất.
Jeb còn có nhiều lợi thế khác ngoài Á Châu và Trung Quốc.
Florida nơi Jeb buộc phải lập nghiệp từ mối tình - cuộc hẹn hò duy nhất của đời ông với cô gái Mexico, Columba Garnica Gallo - ba năm sau trở thành bà Jeb. Từ cái nhìn đầu tiên từ hai phía, dù Columba Garnica Gallo không biết tiếng Anh nhưng chỉ cần Jeb thông thạo tiếng Tây Ban Nha là đủ. Mối tình Mỹ - Mexico ấy đã cho phép Jeb "kiểm soát" được sự phức tạp - phức hợp của Florida, nơi có hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Cu Ba và Mexico. "Kiểm soát" được họ cũng là gián tiếp có được sự đồng cảm của toàn bộ Trung và Nam Mỹ - vùng đất chỉ có duy nhất Brasil dùng ngôn ngữ Bồ Đào Nha.
Nam và Trung Mỹ lâu nay gây ra không ít bất ổn cho Hoa Kỳ (điển hình là Venezuela, nơi người Nga đang "lấn chiếm" rất gần). "Cái sân sau" mà đụng chuyện thì ngôi nhà Mỹ chẳng thể nào yên ổn. Jeb là người có nhiều lợi thế nhất để bình ổn cái sân sau ấy, sao cho thân thiện và lợi ích hơn.
Cũng phải nói thêm rằng gốc gác của gia đình Bush lừng lẫy, được cộng hưởng từ những bà con xa là cố TT G. Washington và cố TT F.D. Roosevelt là một bảo đảm không nhỏ về giấc mơ bền vững vĩnh cửu. FD. Roosevelt là người của đảng Dân chủ, có nghĩa là Jeb mang trong mình "dòng máu" của cả hai đảng phái lớn nhất Hoa Kỳ...
Còn quá sớm để nhận định về cuộc đua mà Jeb chính thức sẽ xác nhận. Có lẽ Jeb đang cân nhắc về khả năng thắng - thua nếu chấp nhận đối đầu với Hilary Clinton. Đảng Dân chủ đang thắng vì nền kinh tế đang phục hồi vượt quá nhiều tính toán lạc quan. Thế nhưng, đảng Cộng hòa lại có "tiền sử" quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc - không ai quên cách mà Richard Nixon đã tháo gỡ cái "ngòi nổ" từ Trung Quốc ngoạn mục như thế nào bằng cách đổi chác rất nhiều lợi ích với Mao năm 1972. Vậy, sao Jeb vẫn cứ lặng im?
Hà Văn Thịnh
Theo Một Thế giới
Mỹ cần một vị tổng thống từ đảng Cộng hòa để trấn áp Trung Quốc? Và khi mà điểm nóng thế giới trong 15 năm qua là Trung Đông đã nguội bớt để nhường chỗ cho châu Á Thái Bình Dương, thì cuộc bầu cử quan trọng nhất thế giới sẽ tác động tới tình hình ở điểm nóng này như thế nào? Thế giới trong khoảng thời gian đầu tiên của năm 2015 đầy ắp các sự...