Thế giới 7 ngày qua những hình ảnh ấn tượng nhất
Ukraine chào mừng quốc khánh Bạo loạn ở Syria và Lebanon tiếp tục căng thẳng Xe bus dài nhất thế giới xuất hiện ở Đức, những khoảnh khắc thiên nhiên tuyệt đẹp… là những hình ảnh quốc tế ấn tượng nhất tuần qua.
Ấn tượng với khoảnh khắc vòng sắt bị nung đỏ và phát sáng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Alex Coppel
Tháp Tokyo (Nhật Bản) lung linh trong đêm
Bé gái rạng rỡ dưới lá cờ tổ quốc trong ngày độc lập của Ukraine diễn ra ở Kiev
Tháp truyền hình Fernsehtum lấp ló trên quảng trường sắc màu gần Lâu đài Berlin, Đức
Bé gái người Afghanistan trong khu tị nạn ở vùng ngoại ô Islamabad, Pakistan
Các nữ vận động viên bóng rổ ngồi xe lăn tập luyện ở trung tâm trong Lâu đài St Paul (London) trước trận ra quân mới thời hậu Olympic
Chú hà mã 5 ngày tuổi quấn quýt bên mẹ ở Sở thú Quốc gia Kuala Lumpur, Malaysia
Cậu bé người Afghanistan tạo dáng “hầm hố” cùng khẩu súng nhựa
Video đang HOT
Thủy thủ căng buồm trên con thuyền Cuauhtemoc trong Lễ hội Đua thuyền 2012 diễn ra trên sông Liffey ở Dublin, Ireland
Vận động viên người Brazil biểu diễn kỹ năng lướt sóng điêu luyện trong một cuộc thi được tổ chức ở quốc gia Nam Mỹ này
Tượng xác ướp Ai Cập đượng vận chuyển tới nơi trưng bày ở thị trấn Blackpool, miền tây bắc nước Anh
Các đội câu cá chờ khai mạc Giải Vô địch Ramada 2012 trên hồ Oneida ở Brewerton, New York với giá trị giải thưởng cao nhất lên tới 100.000 USD
Những tay súng Hồi giáo dòng Sunni triển khai lực lượng gần thành phố Tripoli, miền bắc Lebanon trong một cuộc giao tranh
Hình ảnh tiều tụy của cô bé Natalia Gonzales (15 tuổi) – một trong số rất nhiều người nghiện ma túy sống ở khu ổ chuột Manguinhos trong thành phố Rio de Janeiro, Brazil
Mẹ con gấu trúc Yang Yang và Fu Hu âu yếm nhau trong sở thú ở Vienna
Cậu bé người Syria bị thương trong cuộc không kích của quân đội ở thành phố Aleppo hôm thứ Sáu vừa qua
Chùm tia sét lóe sáng trên bầu trời Zurich, Thụy Sĩ
Hồng hạc dẫm nước trong màn khói mờ ảo của buổi chiều tà trên sông Termas de Chalviri, Bolivia
Mặt trời lặn dần trên cây cầu Vincent Thomas, San Pedro, California (Mỹ) Theo Vietbao
Lá chắn tên lửa Mỹ đang 'bóp nghẹt' Trung Quốc?
Kế hoạch lập tuyến phòng thủ tên lửa hiện đại ở châu Á của Mỹ trực tiếp để đối phó với CHDCND Triều Tiên chứ không nhằm vào Trung Quốc, China Daily dẫn lời Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 25/8.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự ở cả Mỹ và Trung Quốc lại tỏ ra hoài nghi về ý định thực sự của Washington.
Họ cho rằng với khả năng quân sự hạn chế như của Bình Nhưỡng, Mỹ không cần thiết phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa tối tân như vậy, trừ phi đối thủ là Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Mỹ giải quyết các vấn đề liên quan tuyến phòng thủ tên lửa một cách thận trọng, tránh để an ninh quốc gia này lại trở thành "mối đe dọa hàng đầu" của quốc gia khác.
Hình ảnh một số tên lửa Trung Quốc
Trang nhất của báo Wall Street Journal đưa tin, Lầu Năm Góc sắp lắp đặt thêm một hệ thống radar cảnh báo sớm X-Band ở miền nam Nhật Bản sau khi đã triển khai hệ thống thứ nhất ở miền bắc nước này vào năm 2006.
Quân đội Mỹ cũng được nói là đang xây dựng các căn cứ ở Nam Á để phục vụ cho hoạt động của hệ thống radar X-Band với mục đích tạo lá chắn hình cung cho phép Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực "ngăn chặn hiệu quả mọi tên lửa phóng ra từ Triều Tiên hoặc Trung Quốc".
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng Philippines - quốc gia đang có xung đột lãnh thổ với Trung Quốc sẽ là địa điểm tiềm năng cho việc triển khai một hệ thống cảnh báo sớm thứ 3 ở châu Á, sau Nhật Bản.
Hôm 24/8, trong cuộc họp với người đồng nhiệm Shigeru Iwasaki đến từ Tokyo, ông Martin Dempsey - người đứng đầu Bộ tổng tham mưu Liên quân Mỹ khẳng định, Mỹ và Nhật Bản đang tích cực thảo luận các vấn đề có liên quan tới dự án lá chắn tên lửa vì "điều này có ý nghĩa quan trọng đối với cả 2 nước".
Một chuyên gia an ninh đến từ Viện Brookings (Mỹ) có tên Jonathan Pollack cũng nhận định, hệ thống radar thứ 2 sắp được lắp đặt ở Nhật Bản sẽ có khả năng hoạt động rất tốt với chức năng "ngăn chặn mối quan hệ căng thẳng ở khu vực Đông Á".
"Do đó, việc tăng cường thảo luận với Trung Quốc nhằm đi tới sự đồng thuận trong kế hoạch này sẽ là điểm then chốt, gây nhiều áp lực lên 2 ứng viên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới - Brack Obama và nghị sĩ Mitt Romney", theo Jonathan Pollack.
Trung Quốc tỏ ra không mấy vui vẻ với lá chắn tên lửa Mỹ, Phó Giám đốc Ủy ban nghiên cứu chính sách an ninh quốc gia Trung Quốc - Li Qinggong, nói: "Hệ thống radar cảnh báo sớm là phần trọng yếu trong hệ thống phòng thủ tên lửa. Nó có thể xác định chủng loại, quỹ đạo bay và ngăn chặn tên lửa từ khoảng cách rất xa.
Với một hệ thống hiện đại và đắt tiền như vậy, sẽ thật lãng phí nếu nó chỉ để đối phó với Bình Nhưỡng. Thay vào đó, tên lửa Trung Quốc là mục tiêu chính của hệ thống này nghe có vẻ hợp lý hơn."
Hệ thống radar cảnh báo sớm là trọng tâm trong kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á
"Nó (hệ thống lá chắn tên lửa) được thiết lập nhằm ngăn ngừa mối đe dọa từ phía Triều Tiên và đã được Washington thông báo sớm với chính phủ Bắc Kinh.
Chúng tôi còn có các cuộc thảo luận thường xuyên với Trung Quốc về vấn đề này, về việc chúng tôi đang làm gì ở châu Á và tại sao lại làm như thế... một cách công khai và minh bạch ", bà Nuland, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một buổi họp báo ở Washington.
Đầu tuần, Phó Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Trung Quốc - Sái Anh Đĩnh đã tới thăm Mỹ sau chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng - Lương Quang Liệt vào tháng 5/2012.
Tuy nhiên, báo giới không đưa tin liệu vấn đề lá chắn tên lửa có được ông Sái và ông Lương đề cập tới ở Washington hay không.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Wall Street Journal hôm 24/8, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định: " Trung Quốc hy vọng các vấn đề liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được giải quyết một cách thận trọng trên cơ sở tôn trọng mục tiêu hòa bình chiến lược toàn cầu cũng như đẩy mạnh sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nước trên thế giới.
Chúng tôi (Trung Quốc) cho rằng tất cả các bên cần tuân thủ nghiêm chỉnh những quy tắc quốc tế, cùng tôn trọng an ninh quốc gia của nhau để mọi nỗ lực thành công đều mang lại lợi ích chung."
"Tên lửa Triều Tiên chưa thực sự xứng tầm với hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ"
Bắc Kinh từng lên tiếng phản đối việc Mỹ triển khai hệ thống cảnh báo X-Band đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 2006 vì lo ngại hệ thống này nhằm vào an ninh của Trung Quốc.
Trong khi đó, trên lãnh thổ châu Âu và Trung Đông, dự án tuyến phòng thủ chung của Washington cũng đang vấp phải sự "cự tuyệt thẳng thừng" từ phía Nga do chưa đưa ra được cơ sở đáng tin cậy về mục tiêu thực sự của các hệ thống này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa chung ở châu Á là dự án cực kỳ "ngốn tiền" của Mỹ, điều này khiến nhiều người nghi ngờ phải chăng nó chỉ nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ Triều Tiên?
Theo Vietbao
Phòng thủ tên lửa châu Âu: Tướng Nga viếng thăm Mỹ Bộ quốc phòng Nga hôm 10/7 cho biết, tổng tham mưu trưởng quân đội Nga sẽ tới thăm Mỹ để giải quyết các vấn đề về phòng thủ tên lửa châu Âu. Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga, tướng Nikolai Makarov, hôm nay sẽ đến Washington trong chuyến viếng thăm ba ngày để bàn về kế hoạch phòng thủ tên...