Thế giới 2021: Trẻ em tiếp tục là nạn nhân của xung đột vũ trang và bạo lực
Ngày 31/12, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết xung đột vũ trang, bạo lực giữa các cộng đồng và tình trạng mất an ninh tiếp tục gây ra những tác động nghiêm trọng đối với hàng nghìn trẻ em trong suốt năm 2021.
Do hậu quả của các cuộc xung đột mới và kéo dài, UNICEF đã ghi nhận nhiều vụ bạo lực nghiêm trọng nhằm vào thanh thiếu niên ở Afghanistan, Yemen, Syria và khu vực miền Bắc Ethiopia.
Trẻ em tại trại tị nạn ở Mazar-i-Sharif, tỉnh Balkh, Afghanistan, ngày 20/11/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Giám đốc điều hành UNICEF, bà Henrietta Fore, nhấn mạnh các bên xung đột tiếp tục thể hiện sự coi thường đối với quyền trẻ em từ năm này qua năm khác. Trong năm 2020, Liên hợp quốc (LHQ) đã ghi nhận 26.425 vụ bạo lực nhằm vào trẻ em nhưng chưa có dữ liệu tổng hợp trong năm 2021. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2021, số vụ bắt cóc và bạo lực tình dục trẻ em đã tăng ở mức đáng báo động, tăng lần lượt hơn 50% và 10%. Somalia báo cáo số vụ bắt cóc trẻ em cao nhất, sau đó là CHDC Congo và các ở khu vực Hồ Chad gồm Chad, Nigeria, Cameroon và Niger. Trong khi đó, số vụ bạo lực tình dục đã được xác nhận cao nhất là ở CHDC Congo, Somalia và CH Trung Phi.
Video đang HOT
Theo LHQ, trong 16 năm qua, kể từ khi cơ quan này bắt đầu tiến hành thống kê, đến nay đã có 266.000 vụ bạo lực nghiêm trọng đối với trẻ em được ghi nhận ở các khu vực châu Phi, châu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh. Tuy nhiên, UNICEF ước tính con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Afghanistan ghi nhận số trẻ em bị thiệt mạng do xung đột cao nhất kể từ năm 2005, chiếm 27% con số toàn cầu. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi có số vụ tấn công nhằm vào trường học và bệnh viện đã được xác nhận cao nhất, với 22 vụ trong 6 tháng đầu năm 2021.
Theo UNICEF, những trẻ em vốn phải chịu tác động của các cuộc xung đột cũng đang phải hứng chịu những nỗi sợ kinh hoàng mỗi ngày, đặc biệt là mà mối đe dọa dai dẳng và ngày càng tăng của các loại vũ khí tấn công. Hơn 3.900 trẻ em đã thiệt mạng và tàn tật do các thiết bị nổ trong năm 2020.
UNICEF cũng nhấn mạnh trẻ em thường xuyên bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trong số các vụ bắt cóc đã được xác nhận năm 2020, có tới 37% số vụ là nhằm tuyển mộ và sử dụng trẻ em cho các cuộc xung đột. UNICEF đã kêu gọi các bên xung đột lên kế hoạch hành động chính thức, nhưng chỉ có 37% kế hoạch như vậy được ký kết kể từ năm 2005, con số mà UNICEF cho là quá ít. Bà Fore nhận định trẻ em ở những khu vực xung đột chỉ có thể an toàn khi các bên có hành động cụ thể để bảo vệ các em và chấm dứt những hành động bạo lực nghiêm trọng.
Liên hợp quốc cảnh báo mối đe dọa đối với phụ nữ và trẻ em bị giam giữ tại Libya
Ngày 12/10, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo về những mối đe dọa đối với ít nhất 1.000 phụ nữ và trẻ em di cư hiện đang bị giữ tại các trung tâm giam giữ ở thủ đô Tripoli của Libya.
Người di cư được đưa tới căn cứ hải quân ở Tripoli sau khi được lực lượng bảo vệ bờ biển Libya giải cứu ngày 28/2/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tuyên bố của UNICEF nêu rõ có 751 phụ nữ và 255 trẻ em trong số hàng nghìn người di cư và tị nạn bị bắt trong các vụ bắt giữ hàng loạt gần đây ở Tripoli, trong đó 5 trẻ nhỏ không có người đi kèm và có ít nhất 30 trẻ sơ sinh. UNICEF cảnh báo sự an toàn của những phụ nữ và trẻ em này đang bị đe dọa.
Đại diện đặc biệt của UNICEF tại Libya, bà Cristina Brugiolo, cho biết trẻ em bị giam giữ "tùy tiện" trong những điều kiện tồi tàn tại các trung tâm giam giữ. UNICEF kêu gọi nhà chức trách Libya "bảo vệ trẻ em và không để các em bị tách khỏi cha mẹ, người giám hộ hoặc gia đình".
UNICEF cho biết thêm trung tâm giam giữ Al-Mabani - cơ sở giam giữ lớn nhất tại Libya - hiện giam giữ hơn 5.000 người - gấp 4 lần so với thiết kế ban đầu, trong đó có khoảng 100 trẻ em và 300 phụ nữ.
Trong thời gian gần đây, nhà chức trách Libya đã tiến hành cuộc truy quét người di cư bất hợp pháp tại Tripoli. Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) cho biết trong tuần qua, 6 người di cư đã thiệt mạng sau khi bị bắn tại cơ sở giam giữ Al-Mabani ở thủ đô Tripoli của Libya, trong khi ít nhất 24 người khác bị thương. Ngoài ra, các quan chức Libya cho biết khoảng 2.000 người di cư đã bỏ trốn trong tình trạng hỗn loạn. Trong khi đó, hàng trăm người di cư và người xin tị nạn dẫn theo con nhỏ tập trung trước văn phòng của cơ quan tị nạn LHQ (UNHCR) gần Tripoli trong vài ngày trở lại đây. Ngày 12/10, UNHCR đã bày tỏ "vô cùng quan ngại" về tình hình người di cư và người xin tị nạn ở Libya.
Libya là điểm xuất phát chính của hàng chục nghìn người di cư bất hợp pháp, chủ yếu từ châu Phi Nam Sahara, tìm đường đến châu Âu.
* Cùng ngày, tại Ai Cập, Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi khẳng định sẽ không cho phép người di cư bất hợp pháp biến quốc gia Bắc Phi này trở thành điểm trung chuyển để tìm đến châu Âu, đồng thời nhấn mạnh Ai Cập đã tiếp nhận gần 6 triệu người tị nạn từ châu Phi và các nước bất ổn khác.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Nhóm Visegrad (V4) tại thủ đô Budapest của Hungary, Tổng thống El-Sisi kêu gọi đạt được một cách tiếp cận khác để xử lý vấn đề nhập cư bất hợp pháp, đồng thời đề xuất sự đóng góp của châu Âu nhằm cải thiện môi trường chính trị, kinh tế và văn hóa của các nước trong khu vực.
Nhóm Visegrad, bao gồm Ba Lan, Slovakia, Hungary và CH Séc, được thành lập vào năm 1991 với mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trên một số lĩnh vực có lợi ích chung trong quá trình hội nhập toàn châu Âu. Ai Cập là quốc gia Trung Đông đầu tiên và là nước thứ 3 không phải là thành viên được mời tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Visegrad, sau Nhật Bản và Đức. Hội nghị thượng đỉnh năm nay thảo luận một loạt chủ đề, trong đó có vai trò của Ai Cập ở Trung Đông, hợp tác chống khủng bố, nhập cư bất hợp pháp và an ninh năng lượng.
Hàng trăm triệu trẻ em tại Nam Á bị thiệt thòi khi trường học đóng cửaQuỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 9/9 cho biết, hàng trăm triệu trẻ em ở khu vực Nam Á đang chịu thiệt thòi do các trường học ở khu vực này đã bị đóng cửa vì đại dịch COVID-19, trong khi lại thiếu các thiết bị để học trực tuyến. Trẻ em tại một lớp học ngoài trời ở Lahore, Pakistan,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

Anh bị cáo buộc vi phạm quy định của WTO trong thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh - EU: bắt tay sau chia tay

Ukraine phóng UAV ồ ạt vào lãnh thổ Nga, các sân bay ở Moscow đóng cửa

Mỹ chính thức nhận 'cung điện bay' từ Qatar

Lá chắn Vòm Vàng của Tổng thống Trump

Kinh tế Trung Quốc giữa sóng ngầm thương mại với Mỹ

Nguy cơ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh
Tv show
22:37:11 22/05/2025