Thế giới 100 năm không nghiên cứu ra, đừng nghĩ Việt Nam không làm được
Vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi thế giới 100 năm không nghiên cứu ra không có nghĩa là Việt Nam không làm được.
Bốn tháng nghiên cứu, vắc xin tiêm thử nghiệm trên đàn lợn của chúng ta đã cho kết quả khả quan.
Chia sẻ việc nghiên cứu vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi tại hội nghị bàn một số giải pháp nhằm ổn định, thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra vào chiều ngày 13/6, GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông báo, quá trình thử nghiệm vắc xin vô hoạt bước đầu trên đàn lợn bước đầu cho kết quả rất khả quan.
Cụ thể, đàn lợn được tiêm thử nghiệm vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi vẫn sống khoẻ mạnh sau 2 tháng. Trong khi đó, đàn lợn không được tiêm vắc xin này thì đang chết rất nhiều. Song, theo bà Lan, đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Để có thể nghiên cứu, thương mại hóa vắc xin thì cần tiếp tục thử nghiệm nhiều lần, trên quy mô lớn hơn và cần sự tham gia, vào cuộc của doanh nghiệp lớn.
Đề cập tới vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Học viện.
“Chúng tôi đang chỉ đạo phía Học viện tiến hành mở quy mô rộng hơn ở bước thí nghiệm và cũng chuẩn bị những tiền đề để nếu kết quả tốt như vậy có thể chuyển sang giai đoạn 2 là tổ chức sản xuất thương mại vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi”, ông Cường nói.
Sau 4 tháng nghiên cứu vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi tiêm thử nghệm trên đàn lợn bước đầu cho kết quả khả quan
Bộ trưởng cũng đề nghị cần đốc thúc các đơn vị khác đẩy nhanh các giải pháp khoa học của mình và nhấn mạnh “đơn vị nào đến thời điểm này không gửi đề cương thì thôi, õng ẹo thì thôi, thiếu gì người làm, đưa doanh nghiệp làm. Dập dịch như diệt giặc, còn õng ẹo đến bây giờ chưa xong đề cương thì còn gì là dập dịch”.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong việc nghiên cứu sản xuất vắc xin không nên bi quan. Thế thế giới 100 năm không nghiên cứu được không có nghĩa là Việt Nam không nghiên cứu được.
Thế giới 100 năm nay không làm được không phải vì người ta không biết, không đủ trình độ mà do nhiều điều kiện khách quan lịch sử xã hội, kinh tế, chứ không phải trình độ thế giới không làm được việc này.
Có mỗi châu Á hay ăn thịt lợn, những nước kia họ ăn nhiều thịt bò, thịt gà… nên họ ưu tiên nghiên cứu cho những cái này. Ở Việt Nam thịt lợn vẫn là thực phẩm chính trong cơ cấu bữa ăn, liên quan đến vấn đề kinh tế thì chúng ta phải giải quyết, không nên tự ti ở đây. Ông cũng đề nghị Học viện hoàn thiện nhanh bước thử nghiệm vắc xin, mở rộng quy mô trên diện rộng, đồng thời mời các doanh nghiệp cùng tham gia.
Ông Cường kêu gọi, vắc xin phòng dịch tả châu Phi đang khảo nghiệm trên diện rộng, các doanh nghiệp xông vào đây làm cùng để đến bước thương mại là có tiền đề.
“Doanh nghiệp thuốc thú y nhảy vào cuộc đi, tiền đồ triển vọng ở đây chứ đâu. Đây là startup quan trọng, đi đầu để giữ thị phần nếu nghiên cứu thành công vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi”, ông Cường nói thêm.
Trước đó, các chuyên gia thế giới về bệnh lợn cho biết, dịch tả lợn châu Phibắt đầu xuất hiện vào năm 1921 tại châu Phi, năm 1957 lan sang châu Âu và châu Mỹ. May mắn một số nước đã thanh toán được dịch bệnh này, tuy nhiên, như Tây Ban Nha phải mất 30 năm mà biện pháp quan trọng nhất chính là tiêu huỷ đàn lợn.
Đến năm 2007, dịch bệnh DTLCP lại xuất hiện tại châu Âu và giờ là Tây Âu. Việc lây lan chủ yếu là do vận chuyển sản phẩm thịt lợn bị nhiễm mầm bệnh.
Thời điểm hiện tại, bệnh dịch này đã lây lan ra 60 quốc gia trên thế giới, thiệt hại hàng chục tỷ USD cho việc phòng chống, đàn lợn bị thiêu huỷ lên tới hàng trăm triệu con và dự kiện đến cuối năm nay số lượng lợn tiêu huỷ do mực bệnh dịch này sẽ vào khoảng hơn 200 triệu con.
Theo đó, sau gần một thế kỷ phát hiện ra, đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Bản thân chủng virus bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan rất chậm trong đàn lợn nhiễm bệnh, song lợn mắc bệnh dịch này lại có tỷ lệ chết 100%.
Tâm An
Theo VNN
Cần 4.000 chỉ tiêu tại ngày hội việc làm, doanh nghiệp khát nhân lực
Tại Ngày hội việc làm 2019 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hơn 70 doanh nghiệp tham dự mong muốn tuyển dụng được 4.000 chỉ tiêu lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu tại nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh.
Được biết, Ngày hội việc làm là hoạt động thường niên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp nhanh chóng có việc làm ổn định, phù hợp với ngành nghề đào tạo. Trong quá trình đào tạo, sinh viên có nhiều cơ hội tập huấn kỹ năng mềm như giao tiếp, kỹ năng tiếp cận với thị trường lao động; nhiều hoạt động được các đơn vị tổ chức nhằm giúp sinh viên được trực tiếp giao lưu với các doanh nghiệp, phỏng vấn tuyển dụng việc làm phù hợp.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát, lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam cắt băng khai mạc ngày hội. Ảnh: Nguyễn Chương.
Tại Ngày hội việc làm năm 2019 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có 70 doanh nghiệp tham dự, tổng chỉ tiêu tuyển dụng 4.000 chỉ tiêu, tăng đáng kể so với các kỳ trước. Cụ thể, năm 2017 có 63 doanh nghiệp tuyển dụng 2.565 chỉ tiêu; năm 2018 có 58 doanh nghiệp tuyển dụng 2.500 chỉ tiêu.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tham quan những chiếc máy nông nghiệp hiện đại của doanh nghiệp trưng bày tại ngày hội. Ảnh: Nguyễn Chương.
rước đó, tại tọa đàm Gắn kết cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực trình độ cao do Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 21/4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Việc doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học là rất cần thiết. Muốn vậy, cần thay đổi chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp để có thể đáp ứng được sự phát triển của doanh nghiệp, tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Theo hai bộ trưởng, liên kết đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, theo đơn đặt hàng là một xu thế tất yếu. Ảnh: Nguyễn Chương.
rong khi đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần tạo điều kiện cho các trường đại học và doanh nghiệp liên kết đào tạo nhân lực. Tạo hệ sinh thái cùng nhau trong một môi trường ngay tại nhà trường hoặc doanh nghiệp để khoảng cách thực tiễn và đào tạo nhà trường không còn quá xa.
Các sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham gia ứng tuyển.
Việc kết nối nhà trường - doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cấp học bổng hay tạo cơ hội thực tập cho sinh viên tốt nghiệp mà còn phải ở nhiều phương diện khác như xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, đặt hàng đào tạo, xác định chuẩn đầu ra. Có như vậy mối gắn kết mới đi vào thực chất và hiệu quả.
Theo Danviet
Tìm vaccine dịch tả lợn châu Phi: Thế giới thất bại, VN vẫn quyết làm Ngay khi bắt tay vào "săn" virus dịch tả lợn châu Phi phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng loại dịch bệnh này, các nhà khoa học của Việt Nam đã xác định, đây là việc không dễ, bởi thế giới đã từng làm và thất bại, rồi để nhiệm vụ này "ngủ quên" trong nhiều năm. Nhưng dù vậy,...