Thế gian nào thiếu câu chào, vậy sao nhất thiết phải “mào” chuyện chồng con?
Cứ 1 mét vuông lại có một người hỏi chuyện chồng con, thì cuộc sống của một cô gái gần 30 tuổi sẽ phải trở nên như thế nào? Bất hạnh ư? Không thì tại sao lại cần hỏi câu đó?
Cơm ăn ba bữa chẳng lo đủ, nhưng cứ gặp nhau là vẫn câu một câu hỏi không nhỏ: “ Bao giờ lấy chồng?”. Chuyện trọng đại thì nhớ nhớ quên quên, nhưng câu hỏi “Khi nào cho ăn cỗ?” lại nhất nhất cứ phải hùa nhau hỏi chẳng thiếu lần nào. Xã hội này sao ấy nhỉ? Khi mà người ta cứ đem chuyện chồng con ra như một câu vô thưởng vô phạt, gặp nhau chẳng hỏi thăm nhau sống ra sao, yêu đời thế nào, đã lôi chuyện riêng tư ra bới móc hay phán xét là sao?
Cô bạn tôi vừa ngồi xuống bàn café đã vứt túi sang một góc, thở hắt ra rồi nói một câu cáu kỉnh: “Bực mình quá! Cứ lần nào về quê là chắc cả làng kéo đến hỏi chuyện chồng con! Không về cho rồi!”. Và tôi biết, sau lần ấy, cô bạn sẽ tránh về nhà, tránh gặp bà con – cách tốt nhất để không phải trả lời những câu ấy nữa.
Ngồi quán trà đá, nếu bạn cỡ tuổi lấy chồng, bạn sẽ vinh dự được cô chú bán trà đá hỏi. Hoặc khi tâm trạng tốt, ăn mặc đẹp ra đường, gặp bác hàng xóm lại bị hỏi một câu, rằng đến tuổi rồi đấy, lấy chồng đi. Gặp bà con dịp giỗ chạp lễ tết, chưa quá lứa lỡ thì đã bị hỏi, mà “trót” vượt ngưỡng 30 nhưng vẫn đi về lẻ bóng lại càng bị hỏi tợn. Cấp độ những lần hỏi càng ngày càng gắt gao, khiến cho nó biến thành một nỗi ám ảnh, một nỗi sợ hãi đối với mỗi cô gái-độc-thân-hoặc-thích-độc-thân.
Tôi hiểu cảm giác ấy, tôi cũng vừa bị hỏi câu ấy cách đây vài giờ, bởi một người chẳng-mấy-thân-thiết, chỉ biết mặt sơ sơ vì hay ngồi bàn đối diện ở quán phở chứ chẳng lấy làm quen biết sâu xa gì, hỏi một câu tương tự. Chắc hẳn rất nhiều bạn gái đọc đến đây sẽ hình dung ra được cảm xúc của tôi, đó là muốn chôn vùi tất cả thế giới này, khi mà cứ 1m2 lại có một người hỏi chuyện chồng con, thì cuộc sống của một cô gái gần 30 tuổi sẽ phải trở nên như thế nào? Bất hạnh ư? Không thì tại sao lại cần hỏi câu đó?
“Có đến nỗi nào đâu, sao không có thằng nào rước?”
“Gần 30 tuổi đầu rồi, không chồng con thì định bao giờ?”
“Ế đến già cho sáng mắt ra!”
“Kén cá chọn canh làm gì, thấy ai phù hợp thì lấy đi, hết tuổi mơ mộng rồi!”
“Bao giờ lấy chồng?” – Đã trở thành câu chào hỏi quốc dân từ bao giờ vậy?
Video đang HOT
“Cái A bằng tuổi nó lấy chồng rồi đấy, còn thằng B nhà bác C ít tuổi hơn mày con bồng con bế đủ nếp đủ tẻ rồi!”
“Ở quê tuổi này mà chưa chồng người ta lập miếu thờ rồi!”
Tốt thôi, những câu hỏi điển hình đó, nghe thì có vẻ như là quan tâm, nhưng nó lại có một sức sát thương khủng khiếp đối với những người phải-nghe-mỗi-ngày!
Có phải là thực sự quan tâm không hay chỉ là bới móc hoặc tiện thì hỏi cho vui? Hoặc nếu quan tâm thật đi chăng nữa thì sao? Chuyện hôn nhân là chuyện muốn là được à? Thế bây giờ muốn lấy chồng mà không có chú rể thì ai phát cho?
Nếu có thể bình chọn câu nói vô duyên nhất thời đại, tôi sẽ vote 10000 phiếu cho câu “Bao giờ lấy chồng?”. Ừ thì chuyện đại sự của đời người là thành gia lập thất, nhưng chưa có thì có chết người không, có đẩy ai vào cảnh bi đát không, có khiến xã hội này chậm phát triển đi không? Chắc chắn là không!
Nhưng thế giới vốn tươi đẹp này bỗng chốc biến thành một chiến trường sinh tử. Bởi quanh đi quẩn lại, ra đường hay ở nhà, đến công ty làm việc hay gặp người quen, bạn đều có thể bị họ biến thành một quả bom nổ chậm khi bắt đầu mỗi câu chuyện không phải là hỏi thăm xem bạn có khỏe không, mà là có ai rước bạn đi chưa?
Ô, tôi biết là tôi ế mà, tôi cũng biết là tôi độc thân mà. Các người có nhất thiết cứ phải xoáy vào nỗi lòng tôi như thể những cô gái như tôi là một sinh vật cần được giải cứu như vậy không? Chuyện lấy chồng là vấn đề tế nhị, sao mọi người cứ nỡ lòng quên nhỉ? Khơi gợi nỗi đau của người khác để được gì?
Không thể hiểu nổi tại sao, chuyện lấy chồng của một cá nhân lại trở thành chủ đề bới móc, dị nghị và thậm chí là nỗi bức bách của cả một cộng đồng người. Nơi mà đến tuổi lập gia đình vẫn đi về lẻ bóng được họ cho là một chuyện li kỳ đến nực cười, nơi mà chỉ cần vượt ngưỡng tuổi 25 mà vẫn độc thân là điều gì đó đáng sợ lắm, nơi mà cho dù bạn có muốn hay không, vẫn bị liệt vào dạng “ế sưng ế sỉa” và bị hỏi những câu chồng con than thở để rồi chê bai miệt thị rằng “Tại sao mặt mũi sáng sủa, công việc ổn định mà vẫn chưa chồng?”. Và rồi hàng ti tỉ những thắc mắc khác xoay quanh chuyện hôn nhân, giục giã chuyện yêu đương, mà bạn muốn hay không vẫn phải lắng nghe và trả lời.
Người ta cần phải lấy chồng đến thế ư? Lấy chồng rồi thì sao? Chỉ vì quan điểm xã hội, vì ánh mắt người đời mà phải nhắm mắt đưa chân lấy đại một người về làm chồng cho phải đạo? Để rồi hạnh phúc không có, lại phải vùi mặt vào đủ thứ trách nhiệm mệt nhoài, những áp lực sinh nở kèm đủ thứ lo toan. Có những người phụ nữ trầm cảm đến tự tử rồi, vậy tại sao lại bắt chúng tôi phải sống cuộc đời chúng tôi chưa muốn, chỉ vì cái lý do “đã đến tuổi lấy chồng”?
Vì chưa thích, vì chưa sẵn sàng, vì chưa tìm được người phù hợp hay đơn giản chỉ là chưa nghĩ đến. Người độc thân người ta chưa sốt ruột, ấy vậy mà xã hội đã lo lắng thay. Từ những người gần gũi nhất đến cả những ánh mắt soi mói của người chẳng thân thiết mấy, cũng trở thành một chủ đề nóng hơn cả scandal trên mặt báo. Giới hạn chịu đựng của mỗi người đều có hạn, khi bị tác động bởi những điều tàn nhẫn ấy, có mấy ai vượt qua được!
Nực cười thay, hạnh phúc không bao giờ được đặt lên trên, người ta chỉ vì những thứ vỏ bọc đẹp đẽ và dùng cái từ “quy luật” để thúc giục, mỉa mai, dồn ép những cô gái, phải lấy chồng đi, trong khi bản thân họ cảm thấy chưa sẵn sàng. Liệu rằng có ai trước khi bật ra câu hỏi đầy vô tâm ấy, có thể nghĩ ngợi một chút, rằng bản thân cô gái được hỏi có thấy hạnh phúc không.
Ai cũng mưu cầu tình yêu, ai cũng muốn có một người đồng hành đi đến hết cuộc đời, để có thể dựa vào lúc mỏi mệt, để có thể cùng vượt qua những khó khăn và yêu thương nhau. Nhưng người đó có thể vì lý do nào đó mà chưa xuất hiện, chẳng lẽ, họ phải tạm bợ lấy một người mà gia đình và những người xung quanh cho là phù hợp hay sao?
Thôi nào, xã hội này khó khăn lắm, việc sinh tồn cũng trở nên nhọc nhằn, vậy thì cứ lo đủ cơm ăn ba bữa trước đã, còn hạnh phúc của ai, họ tự lo, đừng hỏi làm gì, nhé!
Theo afamily.vn
27 tuổi, tôi giật mình nhận ra 5 năm đi làm mà chẳng có đồng nào làm vốn liếng để dành khi kết hôn
Tâm lý ăn uống, hưởng thụ yêu bản thân không hề xấu, nhưng nó chỉ phù hợp nếu chúng ta biết tính toán, điều phối thu chi hợp lý thôi.
Giống như nhiều cô gái khác trạc tuổi mình, tôi là kiểu người rất biết cách chiều chuộng bản thân, hoặc không cũng là rất biết tận hưởng cuộc sống này. Tính tôi vô tư, trẻ con, chưa chồng con nên cũng chẳng bao giờ nghĩ xa xôi là mình phải thế này, thế kia, hay định hình được mình phải chi tiêu sao cho hợp lý.
Tôi vẫn cảm thấy hài lòng với cách sống của mình cho đến vài hôm trước vô tình đọc được một bài viết khá hay chia sẻ về những điều người phụ nữ cần phải có trước năm 30 tuổi.
Trong bài viết đó có một câu thế này: "Khi bạn đã có một công viêc dân ôn đinh va cho thu nhâp nhiêu hơn, ban cân phai biêt tiêt kiêm đê co môt khoan nho nho cua chinh minh. Khoan tiên nay ban co thê thưc hiên nhưng dư đinh ban thich hoăc đê phu thêm vao cho ba me lo chuyên cươi xin sau nay cua ban. Nếu bạn biết chi tiêu hợp lý và tiết kiệm ngay từ khi còn trẻ, điều này sẽ dần hình thành một thói quen tốt, giúp bạn trở thành một người vợ, người mẹ khéo thu vén kinh tế gia đình trong tương lai.".
Ảnh minh họa.
Đó, chỉ có thế mà nó làm tôi cảm thấy chạnh lòng và từ hôm đó, tôi không thể ngừng bắt bản thân suy nghĩ về cách chi tiêu, tài chính hiện nay của chính bản thân mình.
Tính ra tôi đã đi làm được ngót ngét 5 năm, thu nhập cũng thuộc hàng khá so với mặt bằng chung hiện nay nhưng chẳng hiểu sao sau chừng ấy thời gian mài mông trên ghế công sở mà tôi vẫn không có tí nào làm của để dành.
Ngẫm về tương lai, con gái cũng có thì, mình cũng sắp chạm mốc đầu 3, không muộn cũng chẳng còn sớm nữa, tôi phải nghĩ dần đến chuyện lấy chồng, sinh con là vừa. Ấy thế mà một đồng vốn liếng dắt lưng cũng chưa có, bỗng dưng tôi cảm thấy sao chênh vênh quá.
Ngẫm lại những thứ đã ngốn hết đồng lương của mình khiến tôi thảng thốt, hoá ra bao nhiêu tiền của tôi đổ hết vào quần áo, váy vóc, son phấn,... cả rồi. Chưa kể đến khoản chi cho việc ăn uống, café với đám bạn, sinh nhật, du lịch và những khoản phát sinh không thường niên nhưng hễ có là tốn một mả nữa chứ.
Ảnh minh họa
Nếu như là tôi của vài ngày trước đây thể nào cũng bao biện cho bản thân, rằng mình chi tiêu thế là ổn rồi, chả qua do xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống, làm đẹp, sinh hoạt hay vui chơi giải trí cần được chú ý hơn thôi mà. Cả tuần đã cặm cụi với công việc thì cuối tuần phải ra ngoài shopping, lê la chém gió cho thoải mái, giảm stress để tiếp sức cho tuần sau làm tiếp nữa chứ!!!
Đấy đấy, cứ thể bảo sao mà cái đống quần áo của tôi cứ ngày càng chất như núi trong cái tủ eo hẹp kia. Bây giờ mà lôi hết ra kiểm kê thì chắc chắn có một lô thứ tôi còn chưa xỏ bao giờ, toàn cái kiểu mua xong chán rồi vứt xó. Chưa kể giày dép, in ít thì cũng phải có vài đôi đủ thể loại từ cao gót, thể thao, búp bê, dép bệt đi cho đủ kiểu nữa chứ.
Thế nên, mặc dù đã bước sang ngưỡng cửa 27, tôi tay trắng vẫn hoàn trắng tay với cái ví tiền của mình. Tôi của hiện tại sau vài ngày vắt tay lên trán suy nghĩ đã nhận ra mình cần làm gì rồi và chắc chắn sẽ sửa luôn và ngay. Còn các bạn, đừng như tôi. Tâm lý ăn uống, hưởng thụ yêu bản thân không hề xấu, nhưng nó chỉ phù hợp nếu chúng ta biết tính toán, điều phối thu chi hợp lý thôi. Tiêu kiểu gì thì tiêu, mua cái gì thì mua nhưng hàng tháng hãy dành dụm một ít làm vốn riêng lo cho tương lai sau này nhé!
Theo afamily.vn
Từ chỗ lười yêu, sau một lần thất tình tôi trở nên nghiện sex, sống buông thả Nhưng như thế vẫn không giúp bản thân đủ thỏa mãn, tôi đã lang thang đến những câu lạc bộ đêm để tìm đến đối tác giường chiếu. Những cuộc tình chớp nhoáng kiểu "tình một đêm" cuốn hút và làm tôi nhanh chóng quên đi nỗi đau phụ tình. Tôi năm nay 31 tuổi, hình thức khá và có một công việc...