“The Dreamers”: Khi dùng dục vọng trốn tránh thực tại
Xen kẽ trong bộ phim là những hình ảnh trần trụi và khiêu khích mọi chuẩn mực đạo đức.
Thế giới điện ảnh có nhiều bộ phim hay nhưng không có cơ hội lan tỏa rộng rãi đến khán giả. Ai đã xem những bộ phim này đều muốn chia sẻ đến mọi người bởi sự cảm động, sâu sắc, nhân văn, lãng mạn… Những bộ phim như thế sẽ được giới thiệu tới độc giả vào lúc 11h, thứ 5 hàng tuần, mời các bạn đón đọc!.
Năm 2003, bộ phim The Dreamers được đạo diễn Bernardo Bertolucci cho ra mắt khán giả. Ngay lập tức, bộ phim gây xôn xao khi được mang ra công chiếu tại các liên hoan phim lớn nhỏ. Đạo diễn Bernardo Bertolucci mang đến một vấn đề thú vị: Những con người luôn mơ mộng đến một thế giới khác, trốn tránh trong dục vọng để thoát ra khỏi thực tại đầy khó chịu.
“The Dreamers” gây sốc cho nhiều khán giả khi ra mắt
Một kẻ mơ mộng sẽ chẳng được chết với mộng tưởng của mình, mà chết với thực tại bên ngoài cơn mê sảng của chính mình. Isabelle (Eva Green) đã cầm theo ống dẫn khí gas vào lều ngủ của mình nơi có người anh trai sinh đôi Theo (Louis Garrel) và bạn tình Matthew (Michael Pitt) để quyết định tự sát. Trước đó, cô đã nói chuyện với Matthew về việc sẽ ra sao nếu cha mẹ phát hiện ra anh em họ nằm ngủ trần truồng với nhau và tượng tưởng tới một cảnh tự sát trong một bộ phim cổ điển cô đã xem, liệu cô có đạt được mộng ảo đó không? Cuộc sống không đơn giản vậy, mơ mộng thật tuyệt vời nhưng thực tại là không thể tránh.
Tên bộ phim đã nói đủ để ta hiểu đạo diễn Bernardo Bertolucci sẽ dẫn ta đến đâu trong hành trình của ba thanh niên, hai người Pháp và một người Mỹ trong tuổi trưởng thành của mình.
Biên kịch Gilbert Adair và đạo diễn Bernardo mang đến một bối cảnh cụ thể để miêu tả những tính cách điển hình, rời xa thực tại để chìm đắm trong những đam mê bất tận của riêng mình. Matthew là một sinh viên Mỹ chuyển tiếp sang Paris học tiếng Pháp. Là một người mê phim ảnh, anh thường xuyên đến Viện tư liệu phim Pháp (Cinémathèque Francaise) để xem những bộ phim cũ, kinh điển và hiếm. Tại đó anh gặp hai thanh niên Pháp, là hai anh em sinh đôi, có tư tưởng tự do và lối sống kì lạ, và tất nhiên là cùng mê phim ảnh như anh. Họ nhanh chóng thân thiết, họ chia sẻ tình yêu và niềm đam mê trong những cuộc chuyện trò đầy thú vị.
Video đang HOT
Các nhân vật trốn tránh thực tại bằng những cuộc vui chìm đắm
Câu chuyện hầu như chỉ xoay quanh ba người họ, tại một căn hộ ở Paris, nơi mà bố mẹ của Theo và Isabelle đang vắng nhà. Họ thắc mắc tại sao lại ít có các rock band hay ở Pháp, họ tranh luận xem ai hơn ai giữa Chaplin và Keaton, Hendrix và Clapton, họ đóng vai và bắt những người kia đoán về bộ phim họ đang muốn nhắc đến.
Nếu thua, chờ đón họ sẽ là những hình phạt mang đầy dục tính. Cứ như thế, đột nhiên giữa họ không còn giới tính dù đề cập đến tình dục nhiều, tình dục khi đó dường như chỉ là một điều bình thường mà dần dần Matthew cũng chấp nhận nó với tình yêu vô điều kiện dành cho cả hai anh em sinh đôi kia. Nhưng nói thế không có nghĩa là ở đây có sự phi luân nào đó được lồng vào trong phim gây nghi ngờ. Sự phán xét là điều thường thấy khi người đời quan sát cuộc sống của người khác.
Theo và Isabelle thuần khiết và trong sáng, như hai đứa trẻ chưa chịu lớn, chưa sẵn sàng đối diện với thực tại, chúng nhập tâm những gì chúng xem qua phim ảnh hoặc đọc qua sách vở mà không hiểu được thực tế là gì. Chúng không hiểu những trò chơi của chúng về tình dục, về giới tính ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm và có dáng dấp đầy biến thái, như khi Isabelle bắt Theo thủ dâm trước bức ảnh một nữ diễn viên cổ điển ngay trước mặt cô và Matthew, hay Theo bắt Isabelle nộp phạt sau khi thua cuộc là làm tình trước mặt anh.
Cuộc đời họ không có gì ngoài những bộ phim, âm nhạc
Dùng giọng kể và bình luận của Matthew, camera luôn đi theo Matthew như người quan sát, chân dung của cả ba hiện lên, lồng trong những cảnh phim trắng đen kinh điển với những lời thoại được diễn lại của những Cinephile (người mê phim ảnh) đích thực, giữa bốn bức tường. Vì Matthew dường như là kẻ ít mộng mơ nhất trong ba người họ. Họ yêu, chia sẻ với nhau cuộc sống của những kẻ không cần biết gì trên đời ngoài đối phương, làm tình, trò chuyện và diễn.
Cuộc sống của họ chỉ phảng phất hiện thực khách quan đại diện bằng bức tượng bán thân của Mao Trạch Đông, bằng cuộc tranh luận về chiến tranh Việt Nam với bố của Theo trong bữa ăn đầu tiên Matthew đến nhà họ và bằng những âm thanh ồn ào ngoài đường phố đôi khi vọng vào vô thưởng vô phạt, còn họ thì đang sống ở thế giới khác, một thế giới xưa cũ được dựng lên bằng những thước phim điện ảnh, từ Hollywood đến Pháp.
Không có một bộ phim hiện đại nào lọt vào trong tâm trí họ. Họ thoát ly thực tại như cách những nhân vật của Godard chạy xuyên qua bảo tàng Louvre mặc kệ tất cả khách tham quan, bảo vệ… trong hơn 9 phút. Thế giới của họ gói gọn trong tâm trí bằng những hình ảnh đại diện nền điện ảnh và bốn bức tường với những tấm séc bố mẹ cho để sống.
Họ sẽ cứ thế sống và chết trong suy nghĩ non nớt và dại dột của Isabelle nếu như không có viên đá cảnh tỉnh đến từ hiện thực. Viên đá đó đánh thức họ khỏi cơn mơ kéo dài bất tận, nhưng lôi họ vào nơi họ chưa có sức đề kháng, chưa biết tạo kháng thể để bảo vệ mình. Thực tại là bất lương, và cơn mơ là cuộc sống thú vị duy nhất đã bị đánh thức.
Đạo diễn Bernardo Bertolucci đã tạo nên một tác phẩm điện ảnh ám ảnh
Bernardo ném viên đá vào cửa sổ để đánh thức họ khỏi cơn mơ, nhưng mơ mộng là điều không chỉ dành cho những cơn say ngủ, nó còn dành cho những người tỉnh thức nhưng thần trí nằm ở thế giới khác không thuộc về thế giới này.
Theo và Isabelle lao mình vào cơn bạo động, đầy bốc đồng và ngây thơ như vậy. Đôi khi ta chợt không hiểu đạo diễn đang muốn nói đến điều gì, cổ súy sự tự do tinh thần, sự đào sâu vào nghệ thuật bằng những cử chỉ đam mê chân chính, hay đạo diễn trong cái bối rối của chính mình, đưa người xem vào hang ổ của những kẻ mơ mộng, đồng thời, bật đèn sáng trưng cái hang đó để thấy nó đang bị hủy hoại như nào.
Eva Green, Louis Garrel, Michael Pitt đã đóng vai những kẻ mộng mơ rất tốt, cảm giác như họ đơn giản sống cuộc đời của chính họ, trong tuổi trẻ đầy sức sống, trong những đam mê vô tận với điện ảnh. Họ tự do trần truồng phô bày chính mình, trong dục vọng nung đốt cơ thể, camera đi theo không do dự, câu chuyện không tránh sự cấm đoán. Trần trụi và chân thật, đơn giản và thú vị, âm nhạc thời đại phá bỏ mọi cấm đoán về lề thói cũ.
Đạo diễn Bernardo Bertolucci đã tạo nên một tác phẩm điện ảnh ám ảnh. Nó khiến những ai sống quá thực tế không thể hiểu và có lẽ khó chịu, còn khiến những kẻ sống một cuộc đời nhiều mơ mộng và đam mê sẽ nhận ra mình trong những hình hài và câu chuyện đó ở bên trong sâu thẳm con người mình, để rồi cứ bải hoải và bồi hồi, như một mong muốn khao khát đạt tới cuộc sống đó, nhưng lại sợ hãi và lùi tránh nó. Một bộ phim mang đến nghịch lý cho chính cảm xúc của những kẻ sống đầy đam mê, chính nghịch lý làm nó trở thành một tác phẩm tuyệt vời và đáng được nhắc nhớ về vọng tưởng của cuộc đời.
Theo Danviet
'Cuộc đời của Yến' chiến thắng tại LHP Quốc tế Philippines
Tác phẩm của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ được trao giải Phim hay nhất tại Liên hoan lân thư 9 - Phim Công chiếu Quốc tế lân đâu Philippines 2016.
Cuộc đời của Yến đã vượt qua 4 đề cử phim từ các nước Tây Ban Nha, Pháp, Malaysia, Philippines để giành giải thưởng Phim hay nhất.
Phim hay nhất cũng là hạng mục quan trọng nhất của Liên hoan phim. Tiêu chí để lựa chọn phim dự thi là phim điện ảnh mới, lần đầu công chiếu tại một sự kiện điện ảnh quốc tế; thể hiện sự đa dạng về bản sắc văn hóa; phản ánh được sâu sắc những vấn đề về con người và xã hội.
Ông Đỗ Duy Anh, đạo diễn Đinh Tuấn Vũ và các thành viên đoàn làm phim lên nhận giải.
Chia sẻ với Zing.vn về ý nghĩa của việc một phim Việt Nam chiến thắng tại LHP nước ngoài, ông Đỗ Duy Anh, Cục phó Cục Điện ảnh cho biết: " Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với nền điện ảnh nước nhà vì đây là tác phẩm của một đạo diễn trẻ. Phim chiếu ở Philippines được khán giả ủng hộ rất nồng nhiệt. Sau khi được giải chúng tôi phải ở lại một tiếng để giao lưu với khán giả. Ban giám khảo cũng nhận xét rằng phim rất xúc động và nhân văn, việc trao giải cao nhất trong liên hoan phim là hoàn toàn xứng đáng".
"Cuộc đời của Yến là một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, điều đó chứng tỏ việc đặt hàng của Nhà nước có hiệu quả. Phim thực sự góp phần quảng bá văn hóa, đất nước và con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế" - ông Đỗ Duy Anh cho biết thêm.
"Cuộc đời của Yến" là tác phẩm điện ảnh do Nhà nước đặt hàng Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Phim truyện Việt Nam (Hãng Phim truyện Việt Nam) sản xuất. Ảnh: ĐPCC
Liên hoan lần thứ 9 Phim Công chiếu Quốc tế lần đầu - Philippines 2016 do Hội đồng Điện ảnh Philippines (FDCP) tổ chức diễn ra từ ngày 29/6 đến ngày 11/7/2016 tại Manila, Philippines.
Theo Zing
Eva Green nhút nhát ngoài đời nhưng lại 'cởi bạo' trong phim Bond girl người Pháp không thể lý giải vì sao cô thường chấp nhận đóng những cảnh khỏa thân nóng bỏng. Eva Green từ lâu đã nổi tiếng với hình ảnh cô đào ma mị, gợi tình không chỉ riêng vai diễn người tình của điệp viên James Bond trong Sòng bạc hoàng gia. Cô từng khỏa thân đóng cảnh sex bạo liệt...