Thế đối đầu nguy hiểm Trung Mỹ tại những vùng “biển nóng”
Sự kết hợp của các sự kiện gần đây, vốn được củng cố bằng những căng thẳng mang tính lịch sử kéo dài hơn 60 năm qua, đã biến Tây Thái Bình Dương thành một trong những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới.
Theo bình luận viên lâu năm của tờ Thời báo Tài chính Gideon Rachman, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ “là một trong những chủ đề nổi bật và nguy hiểm nhất trong nền chính trị quốc tế”.
Chỉ trong năm tháng qua, tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc, trong đó có cả đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực – Nhật Bản – đã làm tất cả mọi thứ nhưng may mắn là vẫn chưa để xảy ra va chạm nhau. Và, khi Bắc Kinh tiếp tục xây dựng những căn cứ trên các đảo mà Trung Quốc cải tạo trái phép nằm rải rác trên Biển Đông, Mỹ cũng triển khai máy bay ném bom chiến lược tầm xa có khả năng đem hạt nhân ở Australia và Guam.
Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ.
Theo tờ Tiêu điểm Chính sách Đối ngoại (Mỹ), đã nhiều lần Bắc Kinh và Washington rơi và cuộc khẩu chiến gay gắt. Khi Washington điều hai nhóm tàu sân bay chiến đấu tới khu vực, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã cảnh báo Mỹ “thận trọng”. Trong khi giới chức Mỹ đưa ra “lằn ranh đỏ” tại bãi cạn Scarborough ở Biển Đông gần với Philippines, một bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật báo – Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo rằng hành động của Mỹ “làm tăng nguy cơ về cuộc chạm trán với Trung Quốc”. Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói rằng Bắc Kinh nên chuẩn bị cho một “chiến tranh nhân dân trên biển”.
Bên cạnh đó, việc Nhật Bản bổ nhiệm một người theo chủ nghĩa dân tộc làm Bộ trưởng Quốc phòng nước này cùng với quyết định của Mỹ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo ở Hàn Quốc đã “đổ thêm dầu vào lửa” vào cuộc chiến này.
Video đang HOT
Trong vài tuần qua, tàu hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc đã thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, và máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản đang tham gia vào những trò chơi nguy hiểm. Trong một sự kiện đặc biệt đáng lo ngại, chiến đấu cơ của Nhật Bản đã khóa mục tiêu là một máy bay ném bom Trung Quốc trên màn hình radar chiến đấu. Trong khi Washington không có quan điểm chính thức đứng về bên nào liên quan đến quần đảo tranh chấp này, Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Trung Quốc.
Đằng sau hành vi hiếu chiến ở cả hai phía Trung Quốc và Mỹ là vấn đề an ninh cơ bản, một tình trạng nguy hiểm khi hai cường quốc có vũ khí hạt nhân mâu thuẫn với nhau.
Từ quan điểm của Bắc Kinh, Washington đang tìm cách “kiềm chế” Trung Quốc như Mỹ đã làm với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dựa vào động thái gần đây trong khu vực, rất khó để phản bác kết luận của Bắc Kinh.
Tàu săn ngầm lớp Tân Cương 037-IS của Trung Quốc nhả đạn pháo trong một cuộc tập trận bắn đạn thật.
Sau 20 năm vắng bóng, quân đội Mỹ đã trở lại ở Philippines. Washington đang triển khai các hệ thống chống tên lửa ở Hàn Quốc và Nhật Bản và làm sâu sắc hơn mối quan hệ quân sự với Australia, Indonesia và Ấn Độ. Chiến lược “xoay trục sang châu Á” của Chính quyền của Tổng thống Obama đã chuyển số lượng lớn các lực lượng vũ trang Mỹ từ Đại Tây Dương và Trung Đông đến châu Á. Chiến lược Tác chiến Không-Biển (Air Sea Battle hay ASB) của Washington – mới đổi tên thành JAM-GC (Joint Concept for Access and Maneuver in the Global Commons) – được cho là nhằm vô hiệu hóa chiến lược chống xâm nhập – chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc.
Về phần mình, Trung Quốc đang đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn, một phần là vì Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa bởi hai hoạt động của Mỹ. Đầu tiên, Trung Quốc đã bị choáng váng bởi việc quân đội Mỹ đã nhanh chóng đánh bại quân đội Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh thứ nhất, với hầu như không có thương vong về phía Mỹ. Lần thứ 2 là năm 1996, khi Chính quyền Clinton triển khai hai nhóm tàu sân bay ở eo biển Đài Loan trong một giai đoạn căng thẳng tăng cao giữa Bắc Kinh và Đài Loan.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả sự nâng cấp này, quân đội Trung Quốc vẫn cần một thời gian dài nữa mới có thể để thách thức được Mỹ. Hải quân Trung Quốc hiện chỉ có một tàu sân bay nhỏ, trong khi Mỹ có 10 tàu sân bay cỡ lớn, cộng với một kho vũ khí hạt nhân lớn hơn nhiều so với lực lượng khiêm tốn của Bắc Kinh.
Suy nghĩ này cũng được Nhật Bản chia sẻ và đây là điều đáng lo ngại. Quân đội Nhật Bản đã luôn luôn có quan điểm thổi phồng bản thân và về mặt truyền thống là đánh giá thấp khả năng của Trung Quốc.
Tóm lại, Mỹ và Nhật Bản cho rằng họ không bị đe dọa bởi quân đội theo mô hình mới của Trung Quốc, và cũng không coi đó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Đó là suy nghĩ nguy hiểm nếu nó dẫn đến kết luận rằng Trung Quốc sẽ luôn lùi bước khi một cuộc đối đầu trở nên tồi tệ. Sự hiếu chiến và ảo tưởng là bạn đồng hành nguy hiểm trong bầu không khí căng thẳng hiện nay.
Theo Tin Tức
Mỹ "mất ăn mất ngù" vì tàu khu trục mới của Nga
Nga băt đâu thiết kế kỹ thuật cho tàu khu trục hạt nhân hiện đại. Tau khu truc thê hê mơi se vươt trội so với các tàu chiến Mỹ va se có kha năng hoạt động tác chiến độc lập ở tất cả các vùng đại dương thế giới.
Nga đã công bố những thông số kỹ thuật ban đầu cua tàu khu trục dư an 23.560: tau Leader có độ choán nước khoảng 18.000 tấn, dài 200 m và rộng 20 m. Tau khu truc thê hê mơi hoàn toàn "vô hình" trên màn hình radar của đối phương nhơ các công nghệ mới nhất trong kêt câu và các thiết bị điện tử, tau co khả năng hành trình tối đa trên biển mà không cần tiếp liệu là 90 ngày. Tốc độ tối đa vượt quá 30 hải lý/giờ (gần 56 km/giờ). Tau lơp Leader co hỏa lực cực mạnh sánh đươc với tàu tuần dương: tau khu truc được trang bị 70 qua tên lửa như tên lưa chống tàu Onyx và tên lửa hành trình Kalibr, 16 tên lửa chống tàu ngầm, 128 tên lửa chống máy bay, hai ống phóng ngư lôi trên hai bệ phóng kép.Va môt mon "tráng miệng" tau se mang trên boong hai máy bay trực thăng.
Tau khu truc thê hê mơi co thê trơ thanh lớp tàu chiên chủ lực của hải quân Nga, có khả năng thực hiện nhiệm vụ tại bất kỳ khu vưc nào trên đại dương thế giới, co thê thay thế ba lớp tau chiên: tàu khu trục cổ điển, tàu khu trục chống ngầm và tàu tuần dương tên lửa hạng nhe. Nhơ động lực hạt nhân, tau lơp Leader sẽ có thể đảm bảo sự hiện diện thường xuyên của hạm đội Nga trong đại dương thê giơi.
Du tau khu truc mơi chưa được xây dựng xong, những thông tin ít ỏi có được về Leader đa khiên cac đô đốc Mỹ phải lo lắng. Ho dường như "mất ăn mất ngủ" vì đang lo ngại không chi vê viêc Trung Quốc phát triển sức mạnh hải quân cua minh, ma con vê viêc Nga liên tục thách thức sức mạnh của Hải quân Mỹ trên đai dương thê giơi...
"Sự xuất hiện của các tàu chiên lơp này trong biên chê Hải quân Nga sẽ là một trong những tin tức đáng buồn nhất đối với Mỹ, ha nghi si Franz Klintsevich, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga nhân xet, Một tàu khu trục lơp Leadder co sưc manh sanh đươc vơi nhóm tau chiên co khả năng chiến đấu độc lập ngay cả chông nhóm tàu sân bay hiện đại của đôi phương".
Theo kê hoach, trong tương lai rất gần Nga se băt đâu đong chiêc tau khu trục đầu tiên lơp Leader. Như dư đinh, đến năm 2022 se xây dựng sáu tàu khu trục hạt nhân thê hê mơi. Tinh tông công trong biên chê Hai quân Nga se co 20 tau như vây.
Bộ Tư lệnh Hải quân Nga muôn đê tau lớp Leader đap ưng cac yêu cầu như sau: vê thiết bị kỹ thuật tàu chiên phải đáp ứng yêu câu cua... ngày mai, đê có kha năng hiện đại hóa tau lơp nay. Bây giơ có thể tự tin nói răng, tàu khu trục hạt nhân Leader sẽ đap ưng đây đu va thâm chi vươt qua cac yêu câu đo. Và Hải quân Nga sẽ tiếp tục chiếm một vị trí xứng đáng trong cac lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới.
Theo Danviet
Báo Anh phát hoảng với tàu chiến của Putin Báo Anh đưa tin, mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bí mật lên kế hoạch lập một hạm đội gồm nhiều tàu chiến, có thể áp đảo hải quân Anh và Pháp. Theo tờ Daily Star, Nga có một tàu chiến sẵn sàng chiến đấu với tải trọng 17.500 tấn, chạy bằng năng lượng hạt nhân, trang bị các loại tên...