The Diplomat: Trung Quốc có thể có hành động quân sự chống lại Myanmar
Cuộc giao tranh ở vùng Đông Bắc Myanmar giữa quân chính phủ với lực lượng phiến quân đòi tự trị, ly khai đã bắt đầu vượt tầm kiểm soát của Trung Quốc.
The Diplomat ngày 15/3 bình luận, tuyên bố của tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc về việc Bắc Kinh “sẽ có biện pháp” nếu quân đội Myanmar tiếp tục để xảy ra sự cố bom rơi đạn lạc làm chết người trên lãnh thổ Trung Quốc như hôm 13/3 vừa qua là rất đáng chú ý.
Điều này cho thấy quân đội Trung Quốc có thể có hành động quân sự chống lại Myanmar, một quốc gia vốn có quan hệ khá chặt chẽ với Bắc Kinh trong thập kỷ qua. Phạm Trường Long kêu gọi chính phủ Myanmar điều tra triệt để vụ việc và bồi thường cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng hôm 13/3.
Ông Long cũng lưu ý rằng chiến đấu cơ Trung Quốc cũng đã được điều động đến biên giới với Myanmar để “theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi” máy bay quân sự Myanmar xâm nhập biên giới.
Cuộc giao tranh ở vùng Đông Bắc Myanmar giữa quân chính phủ với lực lượng phiến quân đòi tự trị, ly khai đã bắt đầu vượt tầm kiểm soát của Trung Quốc. Tuần trước hơn 30 ngàn dân Myanmar gốc Hán đã tràn qua biên giới sang Vân Nam lánh nạn.
Chính phủ Myanmar cáo buộc Trung Quốc cung cấp tình báo và bí mật hỗ trợ vật chất cho lực lượng phiến quân người Hán ở Kokang trong khi Bắc Kinh kịch liệt bác bỏ điều này. Gần đây một viên Thiếu tướng Trung Quốc bị bắt vì cáo buộc đã tiết lộ bí mật quân sự cho phiến quân ở Kokang.
Biên tập viên của The Diplomat, Ankit Panda cho biết, cuộc chiến ở Myanmar sẽ là thử nghiệm nghiêm trọng nhất đối với chính sách không can thiệp của Bắc Kinh trong một thời gian dài. Bắc Kinh hoàn toàn có thể biện minh cho cái gọi là “hành động quân sự tự vệ” một khi người Trung Quốc tiếp tục thương vong do cuộc chiến tại Myanmar.
Video đang HOT
Cái chết của 4 người Trung Quốc khó có thể khuấy động một hành động quân sự ngay lập tức nếu Trung Quốc muốn duy trì ảnh hưởng như một siêu cường đang lên. Tuy nhiên Bắc Kinh cần phải chuẩn bị hành động khi cần thiết.
Nhìn chung phát biểu của Phạm Trường Long có khả năng nhằm xoa dịu dư luận trong nước bằng ngôn ngữ mạnh mẽ từ chính phủ. Nhưng nếu một kịch bản tương tự như vừa rồi xảy ra lần nữa, sự lựa chọn duy nhất có thể là hành động quân sự trả đũa.
Theo Giáo Dục
Nhận mặt dàn tiêm kích Trung Quốc dọa Myanmar
Để ngăn chặn chiến đấu cơ Myanmar không lặp lại bi kịch trên đất Trung Quốc, ngày 14/3, Bắc Kinh đã điều khẩn phi đội Su-27SK lên đường làm nhiệm vụ.
Thông tin này được Tân Hoa Xã ngày 14/3 cho biết, theo đó Không quân Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tới tuần tra tại khu vực biên giới với Myanmar sau vụ dội bom hôm 8/3 khiến 4 thường dân địa phương thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Theo người phát ngôn quân đội Trung Quốc, phi đội chiến đấu máy bay chiến đấu đã được lệnh "theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi" các máy bay quân sự của Myanmar bay gần biên giới.
Trả lời câu hỏi vì sao Trung Quốc lại điều phi đội Su-27SK mà không phải tiêm kích khác lên đường làm nhiệm vụ, đại diện của Không quân Trung Quốc cho biết, do dòng tiêm kích này có khả năng chiếm ưu thế trên không, tấn công, tiêu diệt các loại chiến đấu cơ có và không có người lái, cũng như bắn hạ các loại tên lửa hành trình, tấn công tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên biển... Vì vậy, Su-27SK được xem là át chủ bài trong tác chiến tầm trung.
Su-27SK sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2 (nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh), tương đương 2.500 km/h. Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao.
Với 10 giá treo, Su-27SK có thể mang hơn 8 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom... Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27SK cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất.
Hỗ trợ cho việc tiêu diệt mục tiêu là hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm. Radar của Su-27SK đảm bảo phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển trong bán kính 100km. Ngoài ra, nó có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và chỉ ra mục tiêu nguy hiểm nhất.
Hệ thống kiểm soát mục tiêu Optronic của Su-27SK bao gồm các thiết bị định vị quang điện và HMS, hệ thống hiển thị gắn trên mũ phi công. Hệ thống quang điện tử bao gồm các thiết bị tìm kiếm, theo dõi hồng ngoại và laser để đo khoảng cách và kích thước của mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.
Hệ thống vũ khí của Su-27SK gồm 1 pháo tự hành GSh-301 cỡ nòng 30mm với 150 băng đạn cùng nhiều loại tên lửa và bom chuyên dụng được lắp trên 10 giá treo ở 2 cánh và dưới thân.
Su-27SK có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar, hai tên lửa tầm nhiệt, 6 tên lửa đối không tầm trung dẫn đường và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn.
Ngoài ra, Su-27SK còn có thể mang theo bom kích cỡ 500kg, 250kg hoặc 100kg để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc các loại tên lửa đối đất khác.
Theo Đất Việt
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Myanmar Trung Quốc kịch liệt lên án những tổn thất về người và tài sản do xung đột giữa Chính phủ Myanmar và lực lượng đối lập nước này gây ra cho Trung Quốc. Tiếp sau Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bộ Quốc phòng nước này mới đây cũng lên tiếng cảnh báo, quân đội Trung Quốc sẽ hành động kiên quyết và cứng...